Dòng sông không có 1 giọt nước nhưng đẹp lung linh vì điều bất ngờ này
Nhìn xa, trông nó giống như một con sông trắng xóa dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh, nhưng lại gần mới thấy được điều bất ngờ.
Bất cứ ai đến khu vực miền nam Ural, trên lãnh thổ Chelyabinsk Oblast, Nga sẽ không khỏi ngạc nhiên với “ dòng sông đá” vô cùng đặc biệt “chảy” xuống sườn núi Taganay.
Sở dĩ đây được gọi là “dòng sông đá” vì nó tập hợp những tảng đá to, dải đều dọc sường núi Taganay tạo nên một cảnh tượng kỳ thú.
Những tảng đá to từ trên đỉnh núi trôi xuống tạo thành “dòng sông đá” ấn tượng.
Dòng sông đặc biệt này dài khoảng 6 km, rộng 200m, có những đoạn rộng đến 700m. Có một vụ lở đá khổng lồ được cho là xảy ra khoảng 10.000 năm trước đây.
Vào thời điểm đó, băng tuyết bao phủ lên đến tận đỉnh dãy núi Taganay cao 4.800m. Trọng lượng của khối băng khổng lồ làm đỉnh ngọn núi bị vỡ vụn thành hàng triệu tảng đá lớn. Khi băng tan chảy, những tảng đá trượt xuống, dải đều từ đỉnh xuống chân núi tạo thành “dòng sông đá” như ngày nay. Thực chất những tảng đá nằm yên bất động từ hàng ngàn năm nay chứ không dịch chuyển.
“Dòng sông đá” này chạy dọc theo sườn núi Taganay.
Hầu hết chúng đều là loại đá đá thạch anh, trong đó có đá Aventurine (loại đá thuộc họ chalcedony thạch anh, đặc trưng phân biệt chúng là sự mờ đục và các thể vùi lấp lánh như kim loại), mỗi hòn có khối lượng đến từng 9-10 tấn.
Các lớp đá này dày đến 6 mét. Điều đặc biệt là khi đến gần dòng sông đá, người ta có thể nghe thấy tiếng nước chảy rất rõ. Âm thanh này phát ra do những dòng nước nhỏ chảy qua các khe đá.
Tuy nhiên, đây không phải là dòng sông đá duy nhất trên thế giới. Người ta cũng tìm thấy những dòng sông đá tương tự ở vùng núi Ural và vùng núi Vitosha, Bulgaria. Một trong những dòng sông đá dài nhất là khoảng 2 km, nằm ở cao nguyên Subalpine, Zlatnite Mostove, thượng nguồn sông Vladayska, Bulgaria.
Chúng đã nằm yên bất động từ hàng ngàn năm nay.
Ở Bulgaria cũng còn có một “dòng sông đá” đặc biệt như vậy, nó chạy dọc theo sườn núi Vitosha.
Dòng sông đá trên núi Vitosha, Bulgaria.
Khi băng tuyết bao phủ.
Theo Lucy / Trí Thức Trẻ
Kỳ lạ vùng đất bị sét đánh 300 ngày trong năm
Bị sét đánh trung bình gần 300 ngày trong một năm, khu vực hồ Maracaibo (bang Zulia, phía tây bắc của Venezuela) được coi là "thủ đô sét" của thế giới.
Người dân địa phương gọi đó là "nơi không bao giờ hết bão của Catatumbo" hay "ngọn hải đăng Maracaibo". Việc khu vực này bị sét đánh nhiều và quen thuộc đến nỗi hình ảnh tia chớp đã được đưa vào lá cờ của bang Zulia.
Cứ chưa đầy nửa giờ kể từ khi các đám mây hình thành, những tia sét liên tục được phóng ra và tốc độ ngày càng cao. Tốc độ sét đánh lên tới 200 lần/phút không phải là hiếm. Các đám mây lúc đó như một bóng đèn khổng lồ sáng rực trong đêm. "Bạn có thể đọc báo trong đêm vì lúc đó rất sáng", nhiếp ảnh gia Jonas Pointek, chuyên chụp bão và sét ở khu vực này, cho biết.
Vị trí của hồ Maracaibo.
Người dân ở khu vực hồ Maracaibo, hồ có nước từ sông Catatumbo đổ vào, có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng kỳ vĩ này 80% số ngày trong năm, trung bình khoảng 297 ngày. Hiện tượng này diễn ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là con số đưa từ những phân tích của Hiệp hội khí tượng Mỹ.
Thậm chí khu vực này còn được NASA gọi là "thủ đô của sét" của thế giới, soán vị trí của lưu vực sông Congo ở Châu Phi. Được biết, cơ quan khí tượng đã phân tích dữ liệu từ cảm biến tia chớp từ vệ tinh trong suốt 16 năm, từ đó đưa ra các số liệu rất chính xác.
"Thông thường, một người "săn bão" phải lái xe ra đường cao tốc hoặc lên núi. Còn điều duy nhất phải làm ở Catatumbo là ngồi ở trại của chúng tôi, uống một vại bia lạnh, và các cơn bão sẽ đến", Alan Highton, nhân viên của Công ty du lịch Catatumbo Camp, có thâm niên 8 năm trong lĩnh vực du lịch ngắm sét ở đây, cho biết. Thậm chí, việc những tia sét đánh liên tục còn biến nơi đây trở thành ngọn hải đăng bất đắc dĩ, để các thủy thủ xác định vị trí khi đang ở trên biển.
Nguyên nhân để sét "ưa thích" nơi đây là bởi địa hình độc đáo của nó. Dãy núi Aldes bao quanh khu hồ Maracaibo như một hình móng ngựa che ở phia nam, trong khi biển Caribe ở phía bắc. Không khí mát thổi vào thung lũng ban đêm, gặp không khí ấm từ biển và hồ, tạo điều kiện phát sinh ra sét
Khi sắp có sét đánh, người dân địa phương không còn cách nào khác là phải ở trong nhà, dù sét có thể đánh trúng mái nhà tôn, nhưng họ được bảo vệ bởi mặt sàn gỗ. Những ngư dân không kịp tìm nơi trú ẩn có thể bị sét đánh tử vong trên mặt hồ.
Theo cơ quan Quản lý Đại dương và khi quyển Quốc gia, xác suất bị sét đánh trong cuộc đời của người dân ở Mỹ là 1/12.000, còn với cư dân tại khu vực hồ Maracaibo chỉ là 1/3. Được biết, các nhà khoa học đang tiến hành dự án nghiên cứu giúp dự đoán chính xác hơn khi nào có sét và vị trí sét đánh, nhằm giảm thiếu tai nạn với cư dân nơi đây.
Theo Lao Động
Úc: Lạ lùng dòng sông bắt được lửa Một nghị sĩ Úc đã lên án hoạt động khai thác mỏ đã làm tràn nhiều khí gas ra môi trường xung quanh đến nỗi dòng sông Condamine ở bang Queensland cũng bắt được lửa. Để chứng minh việc khí gas tràn ra môi trường, ông Jeremy Buckingham đã châm lửa trên sông và trông như thể mặt nước tự bắt lửa. Trong...