Dòng sông Bắc Cực bỗng nhuộm màu đỏ rực như máu, và lý do đằng sau sẽ khiến bạn cảm thấy đau lòng
Dòng sông nhuộm máu này thực chất là một vụ tai nạn cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường.
Bắc Cực – cái tên chỉ nghe thôi cũng tưởng tượng đến màu trắng. Một thế giới trắng xóa, với những vùng biển băng và các vùng đất gần như quanh năm lạnh giá.
Tất nhiên, trắng không phải là màu sắc duy nhất ở đây. Bắc Cực có cây cỏ, có các loài động vật không phải màu trắng, và đôi khi còn xuất hiện màu đỏ vì những trận chiến sinh tồn của chúng. Tuy nhiên, nếu một dòng sông đột nhiên biến thành màu đỏ thì lại là một câu chuyện khác, và đó là câu chuyện đang xảy ra.
Cụ thể, một con sông tại Vành đai Bắc Cực bỗng nhiên chuyển sang màu đỏ như máu, và đó là hệ quả của 20.000 tấn dầu diesel tràn ra do sự cố từ một nhà máy sản xuất Nikel gần thành phố Norilsk tại Siberia. Theo nhà chức trách Liên bang Nga, số dầu ấy đã tràn vào con sông Ambarnaya, nhuộm đỏ vùng nước dài 12km xung quanh nhà máy. Ngoài ra, có 800 tấn dầu tràn ra, ngấm vào đất.
Con sông nhuộm đỏ máu tại Siberia
Sự việc đã khiến tổng thống Vladimir Putin phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trong khi bộ trưởng tình huống khẩn cấp Yevgeny Zinichev phải bay đến hiện trường để chỉ đạo làm sạch gấp rút. Nhà chức trách khẳng định việc làm sạch được tiến hành nhanh chóng, và đã ngăn không cho dầu tràn ra đến biển (dù cần các xét nghiệm để xác nhận lại thông tin này). Tuy nhiên dù thế nào, hệ quả của vụ tràn dầu này sẽ còn khiến các vùng nước và đất xung quanh con sông sẽ bị ô nhiễm trong ít nhất nhiều thập kỷ nữa.
Ngày 3/6, nhà chức trách đã loại bỏ thành công khoảng 800 mét khối đất nhiễm bẩn cùng 262 tấn diesel bơm ra khỏi nước. “Độ ô nhiễm trong nước vượt mức cho phép tối đa tới cả vạn lần,” - trích lời Svetlana Radionova, giám đốc tổ chức giám sát môi trường Rosprirodnadzor.
Video đang HOT
Các nhà bảo tồn thiên nhiên đang tỏ ra lo ngại rằng sự việc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và tính mạng của các loài động vật – như cá, chim, thú – sinh sống quanh khu vực.
“Dầu diesel còn độc hơn dầu thô, và tình huống này đang có ảnh hưởng rất rộng,” - Alexey Knizhnikov từ Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Nga cho biết.
Tổng thống Nga Putin cũng không mấy vui vẻ vì tình huống này. Nhà chức trách chỉ biết đến sự việc sau 2 ngày, khi các bức ảnh dược lan tỏa trên mạng xã hội. Trong cuộc họp báo, ông Putin đã lớn tiếng công khai chỉ trích nhà chức trách địa phương, vì đã xử lý quá muộn.
“Tại sao chính quyền địa phương chỉ biết chuyện sau 2 ngày? Chẳng lẽ chúng ta phải phát hiện những tình huống khẩn cấp bằng mạng xã hội?” – trích câu hỏi của ông Putin.
'Aquamen ngoài đời thực' lập kỷ lục bơi giữa dòng sông băng Nam Cực
Người đàn ông 50 tuổi khiến nhiều nam thanh niên phải ngưỡng mộ, nghen tị vì sở hữu sức vóc dẻo dai khỏe mạnh và câu chuyện bơi dọc sông băng lạnh giá ở Nam Cực của Lewis Pugh hẳn là một điều phi thường.
'Aquamen ngoài đời thực' lập kỷ lục bơi giữa dòng sông băng ở Nam Cực
Lewis Pugh, một vận động viên bơi lội người Anh, 50 tuổi đã tạo ra điều phi thường khi bơi ở Nam Cực trên dòng sông toàn băng tan lạnh giá
Người đàn ông lớn tuổi này đã từng bơi khắp các đại dương trên thế giới nhưng lần đầu tiên Lewis Pugh chinh phục dòng nước lạnh từ băng tan xuyên qua những núi băng.
'Aquamen' ngoài đời thực khiến mọi người phải ngả mũ kính phục vì quyết định táo bạo lập kỷ lục thế giới với chiến công người đầu tiên bơi dưới dòng nước băng tan ở Nam Cực.
Theo trang web của Tổ chức Guiness thế giới, Pugh đã dành khoảng sáu tháng để chuẩn bị cho thử thách lịch sử. Đầu tiên, Lewis Pugh luyện tập trong những điều kiện thời tiết khác nhau, tăng độ lạnh dần dần. Điểm xuất phát từ Nam Phi, nơi ông đang cư trú sau đó đến Isle of Lewis ở Scotland, Anh, và cuối cùng ở Nam Cực.
'Aquamen ngoài đời thực' một mình bơi giữa dòng sông băng ở Nam Cực
Theo tiêu chuẩn hồ bơi tại Thế vận hội Olympic, nhiệt độ nước là 27 độ C. Nếu bơi ở những con kênh tại Anh vào mùa hè, nhiệt độ khoảng 18 độ C. Và nếu bơi ở Biển Bắc trong tháng 5, nhiệt độ cũng khoảng 9 độ C.
Trong khi đó, nhiệt độ dòng nước băng tan tại khu vực Lewis Pugh lập kỷ lục là 0,1 độ C, nhiệt độ không khí là âm 15 độ C.
'Aquamen' ngoài đời thực cho biết: "Tôi gần như không thể thở được, chính xác là thở hổn hển. Mọi người cho rằng đó là cảm giác bị đóng băng nhưng trên thực tế thì ngược lại. Tôi cảm giác như bị bỏng rát. Đến cuối cùng, những ngón tay của tôi gần như đóng băng hoàn toàn".
Pugh cùng đồng đội đi thực tế vùng nước ông sẽ bơi qua
Cùng với việc chiến đấu trong điều kiện lạnh lẽo đáng kinh ngạc, người đàn ông 50 tuổi đã bơi tổng cộng hơn 10 phút. Pugh bơi qua dòng nước len giữa vách núi băng rồi chui vào đường hầm mà theo anh đó là một trong những địa điểm đáng sợ và ly kỳ nhất mà bản thân từng trải qua.
Nhớ về khoảnh khắc đó, Pugh chia sẻ: "Ban đầu tôi có suy nghĩ nếu mọi chuyện không suôn sẻ, trận lở băng xảy ra, không có đường thoát, tôi có thể bị chết. Do vậy, tôi đã phải lấy quyết tâm, cam kết 100% phải làm bằng được. Tôi lao xuống nước và chỉ cố gắng trong hiện tại, không quá khứ, không tương lai".
Slava Fetisov giúp Pugh giữ ấm cơ thể sau khi hoàn thành vòng bơi kỷ lục
Theo sát để hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho Pugh là người bạn thân Slava Fetisov, cựu ngôi sao hockey trên băng của Nga. Slava Fetisov chính là người kéo Pugh lên, làm ấm cơ thể bạn sau khi ông hoàn thành hành trình bơi có một không hai của mình.
Động lực nào khiến Pugh quên cả thân mình để hành động chinh phục kỷ lục như vậy?
Trong những năm qua, Pugh đã sử dụng những kỳ tích bơi lội tuyệt vời của bản thân để kêu gọi mọi người nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ ở Nam cực tăng lên trong nhiều năm qua, băng cũng tan nhanh hơn, nước biển dâng cao. Một trong những đề xuất tiêu đề của ông là thành lập một khu bảo tồn biển ở vùng biển ngoài khơi Đông Nam Cực.
Năm 2006, Pugh trở thành người đầu tiên bơi theo chiều dài của sông Thames, con sông dài nhất ở Anh, khoảng 350 km. Ông đã thực hiện chuyến bơi đường dài đầu tiên tại Bắc Cực, năm 2007, nơi nhiệt độ nước dưới 0 độ.
Pugh bơi trong hồ băng ở độ cao 5.300 m trên đỉnh Everest vào năm 2010 và hoàn thành một chuyến bơi đường dài ở mỗi khu vực trong 7 đại dương năm 2014.
Cuộc hội ngộ của 2 anh em bị bỏ rơi trong chiếc túi Giống như nhiều anh chị em khác, Helen Ward và David McBride cũng có nhiều điểm chung về ngoại hình. Nhưng họ không hề biết đến sự tồn tại của nhau cho tới năm ngoái. Cả hai đều cùng cha, cùng mẹ nhưng bị bỏ rơi ở 2 nơi khác nhau mà không hề có chút dấu tích nào về nguồn gốc của...