Đồng sáng lập WhatsApp từng bị Facebook đánh trượt khi xin việc
Brian Acton, đồng sáng lập ứng dụng nhắn tin WhatsApp vừa được Facebook mua lại, hóa ra từng bị Facebook đánh trượt trong kỳ tuyển dụng.
Nhiều điều có thể xảy ra chỉ trong vài năm. Bạn có thể đi từ Phó Chủ tịch Kỹ thuật của Yahoo đến ứng viên xin việc tại Facebook, trở thành một doanh nhân và bán công ty non trẻ của mình cho mạng xã hội hàng đầu thế giới với giá kỷ lục 19 tỷ USD.
Đó chính là những gì đã xảy ra với đồng sáng lập WhatsApp Brian Acton. Năm 2009, anh tới xin việc tại Facebook và bị từ chối. Tin buồn này được anh thông báo trên Twitter nhưng kèm theo giọng điệu hy vọng: “Facebook đã từ chối tôi. Đó là một cơ hội tốt để kết nối với những con người tuyệt vời. Hi vọng vào hành trình kế tiếp của cuộc đời”.
Tin tweet được đăng vào hôm 8/3/2009. Chỉ vài tháng sau đó, tháng 11/2009, anh cùng cựu nhân viên Yahoo khác là Jan Koum (hiện là Tổng Giám đốc) thành lập công ty WhatsApp.
Video đang HOT
Trước Yahoo, Acton còn là kỹ sư phần mềm tại Apple từ năm 1994 đến năm 1996 hay kỹ sư đảm bảo chất lượng tại Adobe.
Theo Ictnews.vn
Viber, Whatsapp bán mình và tương lai "tận thế" cho các ứng dụng nhắn tin miễn phí
Rakuten mua Viber với giá gần 1 tỷ USD và Facebook thâu tóm Whatsaap với giá 19 tỷ USD có thể chính là tiếng chuông báo hiệu "ngày tàn" của các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí (OTT) đến sớm hơn.
"Bong bóng OTT" như nhiều nhà phân tích công nghệ nhận xét đã nổ sớm hơn dự định. Khi ngay từ đầu năm thị trường đã đón nhận tin tức bán mình của 2 đối thủ lớn trong ngành là Viber và Whatsapp với tổng lượng người dùng hàng tháng khoảng 500 triệu.
Viber có khoảng 105 triệu người dùng thường xuyên và được bán với giá 900 triệu USD có doanh thu hầu như không đáng kể (so với số lượng người dùng khổng lồ của hãng) và lợi nhuận luôn nằm ở mức âm. Năm 2013, doanh thu của Viber là 1,5 triệu USD, lỗ tới 29,5 triệu USD.
Whatsapp có 450 triệu người dùng thường xuyên và có doanh thu không được tiết lộ, nhưng được dự đoán vào khoảng 400 triệu USD thông qua mô hình thu phí thuê bao 1 USD mỗi năm, kể từ năm thứ 2.
Riêng Facebook đã và đang thống trị thị trường mạng xã hội thế giới. Ở mảng di động, hãng hơi kém đôi chút và chịu sự cạnh tranh của nhiều đối thủ như LINE, Kakao Talk, Tango, Wechat và nhất là Whatsapp. Nay thì đã khác, khi đã thâu tóm Whatsapp, Facebook đủ sức để ngăn chặn sự phát triển của các ứng dụng còn lại. Với dòng tiền khổng lồ từ Facebook, Whatsapp sẽ lấp vào những chỗ mà Facebook Messenger còn kém để giành thị phần với các ứng dụng còn lại. Cuộc chiến hiện tại là "ăn thịt lẫn nhau" thị phần giữa các ứng dụng miễn phí, chứ không còn là thời gian mỗi ứng dụng phát triển tự do như trước kia
Lưu ý rằng, mảng mà chúng ta đang đề cập được Apple Appstore gọi là "mạng xã hội" còn chợ ứng dụng Android thì gọi là "Kết nối". Như vậy, ở mảng này khi các ứng dụng khác không phát triển được dưới sự kết hợp của cặp bài trùng Whatsapp và Facebook thì cũng có nghĩa là họ sẽ sớm héo mòn. Hãy nhớ tới lúc bạn bỏ Blog Yahoo hay các forum để chuyển sang dùng Facebook. Khi tất cả "kết nối" của bạn từ bạn bè, công việc, các mối quan hệ đều ở trên Facebook, bạn bắt buộc phải chuyển lên Facebook.
Hơn nữa, rào cản để họ chuyển đổi ứng dụng hầu như là không có. Không giống như trước kia chúng ta phải chuyển từ nick Yahoo sang Facebook và phải kết bạn lại từ đầu, các ứng dụng nhắn tin miễn phí đều dùng số điện thoại và danh bạ điện thoại để định danh người dùng, kết nối với bạn bè của họ, ngoài danh bạ, một số ứng dụng cho phép bạn kết bạn qua Facebook. Khi bạn chuyển từ ứng dụng này qua ứng dụng khác, bạn sẽ có lại gần như tất cả các mối quan hệ của mình.
Cũng có thể các ứng dụng nhắn tin miễn phí theo phong cách "phương Tây" sẽ chết hoàn toàn, còn ứng dụng phương Đông sẽ lay lắt và có lượng người dùng dậm chân tại chỗ, trở thành những cổng game để thu lợi cho công ty chủ quản.
Về lĩnh vực nhắn tin miễn phí, sự phân biệt Tây - Đông khá rõ ràng. Các ứng dụng theo phong cách phương Tây như Whatsapp hay Viber thường cố hết sức để phát triển người dùng và không làm thêm các hoạt động để kiếm doanh thu ngay như phong cách phương Đông. Các ứng dụng phương Đông như Line, Kakao Talk thì đạt một lượng người dùng nhất định sẽ bán sticker, mở cổng phát hành game. Ngay cả "con cưng" của Tencent là Wechat sau một thời gian dài phát triển cũng đã tích hợp game hồi tháng 1. Doanh thu chủ yếu của các ứng dụng phương Đông tới từ game.
Với sự bành trướng của Whatsapp trong thời gian tới, các ứng dụng phương Tây sẽ rất khó để tồn tại. Trong khi các ứng dụng phương Đông sẽ khó lòng phát triển người dùng hơn được nữa.
Và thế là bong bóng OTT đã phát nổ, cũng giống như chúng ta đã cùng xem sự đi xuống của "bong bóng Groupon" hay "bong bóng game mạng xã hội" (Zynga). Thế giới công nghệ phát triển rất nhanh chóng, và rất có thể trong năm nay chúng ta lại đón nhận một trào lưu mới, thay thế cho OTT.
Theo PLXH
Facebook mất giá sau khi chi 19 tỷ USD mua WhatsApp Sau khi Facebook tuyên bố thâu tóm dịch vụ nhắn tin di động WhatsApp với giá lên tới 19 tỷ, dường như Phố Wall không hài lòng với quyết định này của CEO trẻ tuổi Mark Zuckerberg, và giá cổ phiếu của mạng di động lớn nhất thế giới đã giảm 5%. Facebook gây bất ngờ khi bỏ ra 19 tỷ USD để...