Đồng rúp Nga là tiền tệ tăng trưởng nhanh nhất năm 2022
Ban đầu, ngay sau khi Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine, đồng rúp (ruble) đã giảm mạnh, song sau đó lại bật tăng ngoạn mục.
Đồng rúp của Nga đã trở thành loại tiền dẫn đầu về sức tăng trưởng trong số 31 đồng tiền chính trên thế giới được Bloomberg theo dõi.
Kể từ đầu năm 2022, đồng rúp đã tăng 11% so với đồng đô la Mỹ, vượt lên đồng real của Brazil với 9% và bỏ xa 29 đồng tiền chủ chốt khác.
Ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng các đồng tiền chính trên thế giới là đồng peso của Mexico, với mức tăng trưởng 1% so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu năm.
Trong khi đó, đồng tiền của Nga đã tăng 12% trên thị trường tiền tệ quốc tế.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2, tỷ giá hối đoái quốc gia của nước này bắt đầu giảm, có thời điểm đạt mức kỷ lục 120 rúp đổi lấy 1 đô la Mỹ vào tháng 3.
Sau đó, bất chấp các lệnh trừng phạt toàn diện của phương Tây nhằm vào hệ thống tài chính Nga, đồng nội tệ rúp đã nhanh chóng được củng cố sức mạnh.
Video đang HOT
Theo kết quả giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, sáng 15/5, 1 đồng đô la Mỹ đổi được 64,54 rúp.
Ukraine: Quân đội Nga rút khỏi Kharkiv, tập trung tấn công phía đông Ukraine
Bộ Tổng tham mưu của Ukraine cho biết lực lượng Nga đang rút khỏi khu vực thành phố Kharkiv ở phía đông bắc, tập trung vào các tuyến đường tiếp tế và tấn công ở miền đông.
Vệ binh Quốc gia Ukraine kiểm tra một căn hầm ở ngoại ô Kharkiv, ngày 14/5/2022. Ảnh: AP
Hãng tin AP dẫn nguồn từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết, các lực lượng quân sự Nga đang rút khỏi vùng xung quanh thành phố lớn thứ hai của Ukraine sau khi bắn phá thành phố này trong nhiều tuần qua, khoảng thời gian lực lượng của Kyiv (Kiev) và Moskva tham gia vào một trận chiến huỷ hoại trung tâm công nghiệp phía đông của đất nước.
Theo Bộ Tổng tham mưu của Ukraine, lực lượng Nga rút lui khỏi thành phố Kharkiv ở phía đông bắc và tập trung vào việc canh gác các tuyến đường tiếp tế, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công bằng súng cối, pháo binh và không kích vào tỉnh Donetsk phía đông nhằm "làm tiêu hao lực lượng Ukraine và phá hủy các công sự".
Phía Nga hiện chưa có bình luận về thông tin nói trên.
Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov cho biết Ukraine đang "bước vào một giai đoạn mới - lâu dài - của cuộc chiến". Tổng thống Volodymyr Zelenskyy thì khẳng định người Ukraine đang cố gắng "tối đa" để đẩy lui lực lượng Nga và rằng kết quả của cuộc chiến sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ châu Âu và các đồng minh khác.
"Không ai ngày nay có thể dự đoán cuộc chiến này sẽ kéo dài bao lâu", ông Zelensky cho biết trong bài phát biểu hàng đêm vào cuối ngày 13/5 theo giờ địa phương. Nhà lãnh đạo Ukraine cảnh báo rằng cuộc chiến đang gây ra cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới do sự phong tỏa của Nga khiến ngũ cốc Ukraine không thể rời cảng.
Người dân đi qua nơi một quả rocket cắm xuống đất ở Lysychansk, vùng Luhansk, Ukraine, 13/5/2022. Ảnh: AP
Trong một động thái bày tỏ sự ủng hộ, phái đoàn Thượng viện Mỹ do lãnh đạo Đảng Cộng hòa Mitch McConnell dẫn đầu đã gặp Tổng thống Ukraine tại Kyiv. Một đoạn video được đăng trên tài khoản Telegram của ông Zelenskyy cho thấy Thượng nghị sĩ McConnell và các thượng nghị sĩ Susan Collins, John Barrasso và John Cornyn đã đến chào nhà lãnh đạo Ukraine.
Sau khi tuyên bố kết thúc giai đoạn 1 của chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo chuyển trọng tâm sang vùng Donbas ở phía đông, một khu vực công nghiệp nơi quân đội Ukraine đã chiến đấu với phe đòi độc lập do Moskva hậu thuẫn kể từ năm 2014.
Cuộc tấn công của Nga ở Donbas nhằm mục đích bao vây các đội quân có kinh nghiệm nhất và được trang bị tốt nhất của Ukraine - lực lượng đóng tại những vùng thuộc Donbas vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Ukraine.
Một cảnh sát đặc nhiệm Ukraine kiểm tra một địa điểm bị không kích ở Lysychansk, vùng Luhansk, đông Ukraine ngày 13/5/2022. Ảnh: AP
Theo AP, việc có được hình ảnh đầy đủ về hướng cuộc giao tranh đang diễn ra ở Donbas là rất khó khăn vì các cuộc không kích và pháo binh đã khiến hoạt động di chuyển của các phóng viên trở nên cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên lúc này trận chiến dường như mới chỉ là một cuộc đối đầu qua lại và không có đột phá lớn cho cả hai bên. Nga đã chiếm được một số làng và thị trấn ở Donbas, bao gồm cả Rubizhne, một thành phố có dân số trước chiến tranh khoảng 55.000 người.
Kharkiv, cách biên giới Nga không xa và chỉ cách thành phố Belgorod của Nga 80 km về phía tây nam, đã trải qua nhiều tuần pháo kích dữ dội. Thành phố nói tiếng Nga chủ yếu với dân số 1,4 triệu người trước chiến tranh là một mục tiêu quân sự quan trọng của Nga trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Thống đốc khu vực Kharkiv, Oleh Sinegubov cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng không có cuộc tấn công pháo kích nào vào Kharkiv trong ngày qua. Ông cho biết Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công gần Izyum, một thành phố cách Kharkiv 125 km, vốn nằm trong sự kiểm soát của Nga từ đầu tháng Tư.
Người dân lấy nước từ một xe cứu hoả ở Lysychansk, Luhansk, Ukraine, ngày 13/5/2022. Ảnh: AP
Oleh Zhdanov, một nhà phân tích quân sự độc lập của Ukraine, cho biết giao tranh diễn ra ác liệt trên sông Siversky Donets gần thành phố Severodonetsk, nơi Ukraine đã tiến hành các cuộc phản công nhưng không ngăn được bước tiến của Nga. Ông Zhdanov nói: "Số phận của một phần lớn quân đội Ukraine đang được quyết định - có khoảng 40.000 binh sĩ Ukraine".
Một cầu phao bắc qua sông Siverskyi Donets ở đông Ukraine bị phá huỷ, ảnh chụp ngày 12/5/2022. Nguồn: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động cuộc chiến ở Ukraine, với một trong những lý do đưa ra là ngăn chặn sự mở rộng của NATO ở Đông Âu. Nhưng cuộc chiến đã khiến các quốc gia khác dọc theo sườn đông của Nga lo lắng rằng họ có thể là mục tiêu tiếp theo. Tuần này, Tổng thống và Thủ tướng Phần Lan tuyên bố ủng hộ việc đất nước tìm kiếm tư cách thành viên NATO. Các quan chức Thụy Điển dự kiến sẽ công bố quyết định việc có nộp đơn gia nhập liên minh quân sự này hay không vào ngày 15/5.
Tổng thống Nga Putin đã nói với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinist rằng không có mối đe dọa nào đối với an ninh của Phần Lan và việc gia nhập NATO sẽ là một "sai lầm" "ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Nga-Phần Lan". Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo đã "trao đổi quan điểm thẳng thắn" trong một cuộc điện đàm ngày 14/5.
Trong một diễn biến khác, các tay súng Ukraine ẩn nấp trong nhà máy thép Azovstal ở cảng Mariupol, vẫn đối mặt với các cuộc tấn công liên tục của Nga vào thành trì kháng cự cuối cùng trong thành phố. Phó thủ tướng Ukraine cho biết các nhà chức trách Ukraine đang đàm phán về việc sơ tán 60 binh sĩ bị thương nặng khỏi nhà máy thép.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Nga, Anna Kuznetsova, đã đến thăm Kherson, một khu vực giáp Biển Đen của Ukraine bị Nga kiểm soát từ những ngày đầu xung đột. Nga đã thành lập tại đây một chính quyền khu vực thân Moskva, và Bộ Quốc phòng Anh cho rằng Moskva có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tại địa phương về việc sáp nhập Nga.
Nhiều vụ tấn công chưa rõ nguyên nhân vào Nga làm tăng nguy cơ xung đột lan rộng Nhiều vụ tấn công, vụ nổ xảy ra bên trong lãnh thổ Nga - đôi khi được quy kết là do phía Ukraine gây ra, đã khiến hạ tầng thiết yếu của Nga hỗ trợ chiến dịch quân sự ở Donbas chịu thiệt hại lớn. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy mức độ thiệt hại ở hai kho chứa dầu tại Bryansk, Nga....