Đồng rúp Nga chạm ngưỡng cao nhất 7 năm so với đô la Mỹ
Đồng nội tệ của Nga tiếp tục mạnh lên bất chấp lời kêu gọi của Ngân hàng Trung ương nước này về việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát vốn.
Đồng rúp ( ruble) đã tăng vọt trên Sàn giao dịch Moscow hôm 20/6, đạt mức cao mới trong nhiều năm so với đô la Mỹ. Đà tăng này diễn ra bất chấp đề xuất của Ngân hàng Trung ương hồi tuần trước nhằm hủy bỏ các biện pháp kiểm soát vốn từng hỗ trợ loại tiền tệ đối phó với các lệnh trừng phạt quốc tế.
Trong một khoảng thời gian ngắn ngày 20/6, tỷ giá đồng nội tệ của Nga đã được hoán đổi bằng 55,44 rúp trên 1 USD – mức mạnh nhất kể từ tháng 6/2015 và giảm nhẹ sau đó. Đồng rúp cũng được giao dịch ở ngưỡng 58 rúp đổi lấy 1 euro, gần với mức cao nhất trong 7 năm.
Video đang HOT
Các nhà kinh tế cho biết sau khi bị mất giá kỷ lục vào đầu tháng 3 do áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, đồng tiền này đã phục hồi nhờ sự hỗ trợ của các biện pháp kiểm soát vốn của chính phủ Nga. Tuy nhiên, tuần trước, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga đã kêu gọi dỡ bỏ hầu hết các biện pháp kiểm soát trên.
Chính phủ Nga cho rằng đồng rúp đang quá mạnh tại thời điểm này. Một số quan chức cho rằng nên làm suy yếu đồng tiền này xuống còn từ 70 – 80 rúp/USD. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương và Văn phòng Kiểm toán Nga đều lên tiếng phản đối những biện pháp can thiệp tiền tệ và ủng hộ chính sách điều tiết tỷ lệ lạm phát hiện tại.
Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương đã giảm lãi suất chủ chốt xuống mức trước khủng hoảng là 9,5%, đồng thời lưu ý rằng rủi ro lạm phát ở Nga tiếp tục giảm bớt. Tỷ lệ này đã được tăng lên 20% sau khi Nga phải hứng chịu một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh vào cuối tháng 2, liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Sự phục hồi nhanh chóng của đồng rúp một phần được cho là do giá năng lượng tăng cao trên thị trường quốc tế, cũng như yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp đối với các quốc gia “không thân thiện”.
Các nước sẽ cần lập kho dự trữ đồng rúp để mua khí đốt của Nga
Nga chính thức yêu cầu các nước nhập khẩu khí đốt phải thanh toán bằng đồng rúp (ruble) từ ngày 1/4, nếu không sẽ bị đình chỉ hợp đồng.
Kênh truyền hình RT dẫn lời ông Ilya Ilyin, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường tài chính tại ngân hàng Promsvyazbank, cho biết các quốc gia trên toàn thế giới có thể sớm phải lập kho dự trữ đồng rúp trong nước nếu muốn tiếp tục mua khí đốt của Nga.
"Trong trường hợp chuyển đổi sang thanh toán bằng đồng rúp, các nước đối tác sẽ cần tạo ra một quỹ dự trữ đồng rúp nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán", chuyên gia này nhận xét.
Hơn nữa, theo ông Ilya Ilyin, kho dự trữ của Nga cũng cần giảm lượng tiền tệ của các quốc gia không thân thiện, chẳng hạn như đô la Mỹ và đồng euro, trước nguy cơ bị đóng băng thanh toán liên quan đến lệnh trừng phạt.
Do đó, chính quốc gia này cũng nên tích lũy đồng rúp. "Khi hoạt động xuất khẩu và nguồn thu ngân sách ổn định sẽ dẫn đến hình thành tình trạng dư thừa rúp. Số tiền này sẽ được chuyển sang mục đich hỗ trợ nhà nước hoặc tạm thời đưa vào các ngân hàng", chuyên gia này gợi ý.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 31/5 đã thông báo rằng Moskva đang thay đổi cơ chế thanh toán đối với một số mặt hàng xuất khẩu, đầu tiên là với khí đốt tự nhiên kể từ ngày 1/4. Động thái này ngay lập tức ảnh hưởng đến những quốc gia đang áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và đóng băng dự trữ ngoại hối của Moskva.
Theo hãng tin Reuters, thống Putin nêu rõ: "Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, bên mua phải mở tài khoản bằng đồng rúp trong các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt bắt đầu từ ngày 1/4". Nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, Nga sẽ coi đây là lỗi từ phía người mua.
Các quốc gia "không thân thiện" mà Tổng thống Putin nhắc đến gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và một số quốc gia nhỏ hơn.
Đáp lại, Đức và Pháp đã bác bỏ yêu cầu của Nga rằng các quốc gia châu Âu phải trả tiền cho khí đốt bằng đồng rúp, cho rằng điều này là hành vi vi phạm hợp đồng.
Mỹ chấm dứt miễn thanh toán, đẩy Nga đến gần nguy cơ vỡ nợ Bộ Tài chính Mỹ hôm 24/5 cho biết Washington sẽ chấm dứt cơ chế miễn trừ cho phép Moskva thanh toán nợ nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ. Động thái trên có thể đẩy Nga đến gần tình trạng vỡ nợ. Theo hãng thông tấn AFP, điều khoản cho phép các ngân hàng Mỹ tiếp nhận và xử lý thanh toán...