Đồng rúp khủng hoảng, TQ “chìa tay” với Nga
Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng có những biện pháp giúp đỡ nếu cần thiết để cứu nước Nga ra khỏi cuộc khủng hoảng đồng rúp hiện nay.
Ngày 22/12, đồng rúp của Nga đã bắt đầu tăng giá một chút so với tình trạng sụt giảm giá trị thê thảm hồi tuần trước, khi 77 rúp chỉ đổi được 1 USD, đẩy nền kinh tế Nga đến gần với bờ vực khủng hoảng và khiến chính phủ lẫn Ngân hàng Trung ương Nga phải có những biện pháp quyết liệt để ra tay cứu vãn.
Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Nga Igor Shuvalov cho hay ông hy vọng rằng đồng rúp của Nga sẽ tiếp tục đà tăng giá như hiện nay và ông phản đối các biện pháp kiểm soát tiền tệ như một cách để đối phó với cuộc khủng hoảng đồng rúp.
Đồng rúp có dấu hiệu hồi phục nhẹ sau các biện pháp quyết liệt của Nga
Trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang hứng chịu những khó khăn to lớn do giá dầu sụt giảm và lệnh cấm vận của phương Tây, Trung Quốc đã ngỏ ý sẵn sàng chìa tay giúp đỡ Nga vượt qua khủng hoảng nếu cần thiết.
Ngày 22/12, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ Nga vượt qua cuộc khủng hoảng đồng rúp, nhưng ông tin rằng Nga sẽ đủ “khôn ngoan” để khắc phục các vấn đề kinh tế hiện nay.
Video đang HOT
Ông Vương Nghị tuyên bố: “Nếu phía Nga cần, chúng tôi sẽ đưa ra sự hỗ trợ cần thiết trong khả năng của mình”, tuy nhiên ông không đưa ra bất cứ chi tiết nào về sự hỗ trợ đó.
Đồng rúp bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau khi Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố hồi tuần trước rằng Moscow hoàn toàn có thể khắc phục cuộc khủng hoảng. Ngân hàng Trung ương Nga cũng ban hành một loạt biện pháp tài chính tiền tệ, trong khi Bộ Tài chính tuyên bố đã bán ra khoảng 7 tỉ USD để hỗ trợ đồng rúp.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái)
Ông Ulrich Leuchtmann, chuyên gia tiền tệ tại Commerzbank nhận định: “Việc Bộ Tài chính bán ra 7 tỉ USD dự trữ để can thiệp rõ ràng đã giúp đồng rúp hồi phục”.
Trong khi đó, chính phủ Nga tuyên bố họ sẽ bơm 30 tỉ rúp (525 triệu USD) để giải cứu ngân hàng Trust Bank khỏi nguy cơ phá sản.
Trong thời gian gần đây, Nga và Trung Quốc đang ngày càng xích lại gần nhau hơn trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là từ khi Nga bị phương Tây cấm vận, cô lập vì các diễn biến của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Hiện Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc ổn định đồng rúp trong bối cảnh cả hai nước đều nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong các giao dịch quốc tế. Hồi tháng Mười, Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận trao đổi tiền tệ trong vòng 3 năm trị giá tới 24,1 tỉ USD.
Tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố thỏa thuận trao đổi tiền tệ này vẫn được thực hiện bất chấp sự “lao dốc” của đồng rúp, và khẳng định rằng nền kinh tế của Nga và Trung Quốc có thể bù trừ rất lớn cho nhau. Hiện Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu tài nguyên cực lớn của Nga, trong đó có dầu mỏ.
Theo Khampha
Trung Quốc cáo buộc "Chú Sam" gây căng thẳng ở Biển Đông
Tờ Japantoday vừa đưa tin Chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra cáo buộc Washington đang cố tình làm căng thẳng tình hình biển Đông, đồng thời từ chối đề xuất của Mỹ về việc dừng ngay các hành động khiêu khích trong khu vực. Chỉ trích một cách "cạnh khóe" vai trò của Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói: "Một số quốc gia tuy đứng ngoài cuộc lại tỏ ra lo lắng, và kích động tình trạng căng thẳng. Phải chăng ý họ muốn tạo ra sự hỗn loạn trong khu vực?".
Trước đó vài ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã "giáp mặt" khi tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Myanmar. Ông Kerry đề xuất thúc đẩy một giải pháp đa phương nhằm chấm dứt tất cả các hành động liều lĩnh hơn trong khu vực vốn đã rất nhạy cảm như biển Đông.
Đáp lời John Kerry, ông Vương Nghị khẳng định:"Trung Quốc và ASEAN hoàn toàn có thể bảo vệ tốt hòa bình và ổn định ở biển Đông". Đề xuất của Mỹ sẽ không bao giờ được chính quyền Bắc Kinh chấp nhận.
"Các tranh chấp tại Biển Đông chỉ nên được giải quyết bởi các quốc gia có liên quan trực tiếp", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Nghị. Trong một bài bình luận, Tân Hoa Xã miêu tả đề xuất của Washington là một sự "phản tác dụng", "một ý tưởng không mang tính xây dựng".
Bài viết đưa ra nhận định các hành động của Mỹ như đổ dầu vào lửa, khuyến khích các quốc gia như Philippines và Việt Nam ngày càng có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc... Có một thực tế đau đớn là Chú Sam đã can thiệp và hậu quả là tạo ra hỗn loạn tại nhiều nơi, điển hình ở Syria, Lybia và Iraq. Thế nên "Biển Đông không nên trở thành nơi kế tiếp", Tác giả bài viết cũng đưa ra cảnh báo.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định đề xuất của Mỹ sẽ không bao giờ được chính quyền Bắc Kinh chấp nhận.
Phản ứng lại tuyên bố của Bắc Kinh, tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf đã bác bỏ các cáo buộc nêu trên Tân Hoa Xã: "Chúng tôi không phải là người kích động những bất ổn ở đó. Các hành động hiếu chiến của Trung Quốc mới là nguyên nhân chính."
"Điều mà chúng tôi đang thực hiện là nhằm giảm căng thẳng, tạo điều kiện cho các nước có thể giải quyết sự khác biệt thông qua biện pháp ngoại giao, hơn là phải thông qua các hành động cưỡng chế hoặc gây mất ổn định như cách mà Trung Quốc đã làm trong những tháng vừa qua", bà Marie Harf khẳng định.
Theo Pháp luật TPHCM
Trung Quốc tức giận vì Ngoại trưởng Mỹ đến họp muộn Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khiến người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hết sức bực tức sau khi ông này đến muộn trong cuộc đàm phàn song phương giữa hai cường quốc vào ngày 9/8. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, ông ta đã phải chờ đợi trong "hơn nửa giờ đồng hồ" sau khi ông Kerry...