Đồng ruble của Nga phục hồi từ mức thấp kỷ lục
Đồng ruble của Nga đã mạnh lên trong phiên giao dịch ngày 25/2, từ mức thấp nhất mọi thời đại ghi nhận trong phiên trước đó, khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho các lực lượng Nga triển khai một chiến dịch quân sự đặc biệt liên quan tới Ukraine.
Đồng xu ruble của Nga và đồng đôla Mỹ tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiều 25/2, đồng ruble đã tăng 0,7% so với đồng USD, giao dịch ở mức 84,72 ruble/USD, sau khi chạm mức thấp kỷ lục là 89,60 ruble/USD trong phiên giao dịch đầy biến động trước đó.
So với đồng euro, đồng ruble tăng 0,5%, giao dịch ở mức 94,78 ruble/euro, sau khi cũng chạm mức thấp nhất mọi thời đại là 101,03 ruble/euro trên thị trường liên ngân hàng vào phiên trước.
Đồng ruble suy yếu sau căng thẳng Nga – Ukraine gia tăng, dự kiến sẽ làm giảm mức sống của người dân Nga và làm nghiêm trọng thêm tình trạng lạm phát vốn đã ở mức cao gần 9% của nước này. Điều đó thúc đẩy những hành động từ Ngân hàng trung ương Nga (CRB).
Video đang HOT
CRB hiện có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này bằng cách tăng lãi suất ngoài kế hoạch như đã làm vào cuối năm 2014, khi họ quyết định tăng lãi suất chủ chốt từ 10,5% lên 17% trong bối cảnh đồng ruble giảm mạnh.
CRB, với mục tiêu lạm phát ở mức 4%, đã công bố kế hoạch bán ngoại tệ để hỗ trợ đồng ruble khỏi đà giảm sâu. Ngân hàng này cũng đã bắt tay vào các biện pháp can thiệp để duy trì sự ổn định tài chính của Nga lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Thị trường cũng đang phản ứng trước các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây đối với Nga. Các biện pháp trừng phạt có thể khiến Nga bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT), hoặc hạn chế việc xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga. Dù vậy, các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Nga có thể gặp khó khăn do các biện pháp trừng phạt trong thời gian dài.
Ngân hàng trung ương Nga bắt đầu can thiệp để bình ổn thị trường
Ngân hàng trung ương Nga ngày 24/2 cho biết sẽ có biện pháp can thiệp thị trường để hỗ trợ đồng nội tệ ruble, trong bối cảnh đồng tiền này mất giá nghiêm trọng sau khi Tổng thống Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt tại miền Đông Ukraine.
Đồng ruble của Nga (ảnh) đã chạm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau nhiều tuần bác bỏ kế hoạch tấn công, lực lượng quân đội Nga đã bắn tên lửa vào một số thành phố của Ukraine và đổ bộ quân lên bờ biển của nước này ngày 24/2.
Đồng nội tệ, trái phiếu và chứng khoán của Nga đều lao dốc, khiến Ngân hàng trung ương tuyên bố đợt can thiệp ngoại hối đầu tiên để củng cố sự ổn định tài chính kể từ năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Đồng ruble trượt xuống mức thấp kỷ lục chưa từng có 89,60 ruble/USD và gần ngưỡng quan trọng là 100 ruble/euro. Trước khi căng thẳng địa chính trị gần đây giữa Moskva và phương Tây bắt đầu leo thang vào tháng 10/2021, đồng tiền này giao dịch ở mức 70 ruble/USD và 81 ruble/euro.
Để ổn định tình hình trên thị trường tài chính, Ngân hàng trung ương Nga đã quyết định bắt đầu can thiệp vào thị trường tiền tệ. Động thái này đã giúp đồng ruble thu hẹp đà giảm.
Ngày 24/2, Ngân hàng trung ương Nga đã tăng mức bán đồng USD hàng ngày theo hoạt động hoán đổi ngoại hối với các ngân hàng từ mức 3 tỷ USD lên 5 tỷ USD và bán 874 tỷ ruble (10 tỷ USD) trong một cuộc đấu giá repo hàng ngày, nhằm cung cấp thêm thanh khoản cho 300 ngân hàng.
Ngân hàng trung ương Nga cũng đã quyết định mở rộng danh sách chứng khoán mà ngân hàng này chấp nhận làm tài sản thế chấp để đổi lấy thanh khoản. Sberbank, ngân hàng hàng đầu của Nga, cho biết ngân hàng này vẫn hoạt động bình thường cho đến nay.
Công cụ khác mà Ngân hàng trung ương Nga "dự phòng" để giảm bớt sức ép đồng ruble đi xuống là lãi suất chủ chốt. Ngân hàng này dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ do đang phải vật lộn để kiềm chế lạm phát.
Các thị trường hiện chuẩn bị cho tác động của các biện pháp trừng phạt mới và khắc nghiệt của phương Tây nhằm vào Moskva vì cuộc tấn công Ukraine.
Renaissance Capital cho biết các lệnh trừng phạt này sẽ rất đáng kể, không giống như các lệnh trừng phạt mềm được áp dụng hôm vào 23 - 24/2.
Đồng ruble vẫn vững, sau lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga Trong phiên giao dịch chiều 23/2, đồng ruble của Nga vẫn vững, khi các nhà đầu tư xem xét các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Nga. Đồng ruble của Nga. Ảnh: Sputnik/TTXVN Vào lúc 14 giờ 7 phút giờ Việt Nam, đồng ruble vẫn giữ ở mức 78,81 ruble/USD, nhưng tăng 0,3% lên 89,21 ruble/euro. Các quốc gia...