Đồng ruble chạm mức cao nhất trong hơn 2 năm so với đồng euro
Đồng ruble của Nga đã chạm mức cao nhất trong hơn hai năm so với đồng euro trong đầu phiên giao dịch ngày 26/4, trước khi chốt phiên ổn định gần mức ghi nhận vào cuối ngày 25/4.
Đồng ruble tiền giấy và tiền xu tại thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Diễn biến này xảy ra trong tuần giao dịch dự kiến sẽ chứng kiến các khoản thanh toán thuế của doanh nghiệp Nga hỗ trợ đồng tiền này, còn các nhà đầu tư hướng tới khả năng Ngân hàng trung ương Nga cắt giảm lãi suất vào ngày 29/4.
Vào lúc 15 giờ 17 phút (giờ Việt Nam), đồng ruble đã tăng 0,3% lên giao dịch ở mức 76,90 ruble đổi 1 euro, sau khi chạm mức 75,95 ruble/euro trước đó đầu phiên – mốc cao nhất kể từ đầu tháng 3/2020. Đồng nội tệ Nga cũng tăng hơn 0,1% so với đồng USD, ở mức 73,04 ruble đổi 1 USD.
Video đang HOT
Hoạt động giao dịch vẫn khá trầm lắng và có phần thất thường so với mức ghi nhận trước ngày 24/2, thời điểm Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4. Tuy nhiên, thời hạn thanh toán đối với thuế khai thác khoáng sản của Nga đã kết thúc vào ngày 25/4. Điều này có thể hạn chế phần nào mức tăng giá của đồng ruble.
Ước tính của các nhà phân tích nhận định các khoản thanh toán thuế trong tháng 4/2022 của các doanh nghiệp Nga có thể đạt mức kỷ lục mới.
Trong khi đó, một báo cáo ngắn gần đây của ngân hàng đầu tư Sberbank CIB cho biết, hoạt động bán ngoại tệ của các nhà xuất khẩu sau khi Chính phủ Nga nới lỏng kiểm soát tiền tệ gần đây có thể kết thúc trong tuần này. Khi đó, đồng ruble có thể sẽ chịu áp lực.
Một yếu tố khác cũng chi phối tâm lý thị trường trong phiên này là quyết định về lãi suất của Ngân hàng trung ương Nga tại cuộc họp vào 29/4.
Cuộc thăm dò của hãng tin Reuters dự báo Ngân hàng Trung ương Nga sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản khoảng 20 điểm phần trăm xuống còn 15%, giữa lúc họ đang cố gắng kích thích cho vay nhiều hơn khi nền kinh tế đối mặt với lạm phát cao.
Lãi suất thấp hơn hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc cho vay rẻ hơn, nhưng cũng có thể thúc đẩy lạm phát và khiến đồng ruble dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc từ bên ngoài.
Nga nâng Quỹ dự phòng để ổn định kinh tế
Cơ quan báo chí của Chính phủ Liên bang Nga ngày 10/4 cho hay Quỹ dự phòng của chính phủ sẽ tăng lên 273,4 tỷ ruble nhằm hướng tới việc đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế trước các lệnh trừng phạt từ bên ngoài.
Đồng ruble của Nga tại thủ đô Moskva. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Thông báo nêu rõ nguồn chính của việc tăng Quỹ dự phòng (271,6 tỷ ruble) là nguồn thu bổ sung từ dầu khí thu được trong quý I/2022. Quyền hạn của Chính phủ trong việc quyết định các quỹ này được quy định trong các sửa đổi luật về chức năng thực hiện ngân sách của hệ thống ngân sách Liên bang Nga năm 2022, được Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt vào đầu tháng 3. Những quyền hạn này cho phép chính phủ phản ứng nhanh chóng và linh hoạt trước các biến động của nền kinh tế.
Quỹ dự phòng của Chính phủ Liên bang Nga được thành lập để hỗ trợ các khoản chi phí phát sinh và không được quy định trong luật ngân sách liên bang cho năm tài chính tương ứng. Nguồn vốn từ quỹ này được phân bổ để giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng. Ví dụ như vào năm 2021, quỹ này đã được phân bổ cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và các khoản thanh toán của Tổng thống cho những người về hưu và các gia đình có con từ 6-18 tuổi.
Phản ứng của G7 về yêu cầu thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble của Nga Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 28/3 nhấn mạnh Nhóm các nền công nghiệp và phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã bác bỏ yêu cầu của Nga về việc thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble. Đồng tiền giấy và tiền xu ruble tại thủ đô Moskva, Nga ngày 24/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN Trả lời họp báo, ông...