Đóng quỹ hội đầu năm: Phụ huynh làm khó phụ huynh
Mới đây, Văn phòng báo Dân trí tại Cần Thơ nhận được nhiều đơn thư của phụ huynh học sinh về mức phí Hội cha mẹ học sinh đề xuất đầu năm ở Trường tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ là quá cao.
Theo phán ánh của nhiều phụ huynh Trường tiểu học Ngô Quyền, cuộc họp phụ huynh các lớp đầu năm đã đưa ra mức phí về quỹ khen thưởng cho học sinh (HS) giỏi cuối năm, bồi dưỡng cho HS tham gia phong trào và có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi cấp quận huyện gần 300 triệu đồng 200 triệu đồng là tiền mua tủ đựng mền, gối, sách vở cho 45 lớp bán trú, đồng thời trong năm học mới, trường có nhu cầu xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp gần 100 triệu đồng, phần còn lại trường vận động cha mẹ HS đóng góp tự nguyện.
Nhiều phụ huynh cũng phản ánh các trường bên cạnh như tiểu học Lê Quý Đôn, Mạc Đỉnh Chi cùng có chế độ bán trú như Ngô Quyền nhưng 2 trường này chi thu quỹ 100.000đ/em.
Bà H – phụ huynh của một HS khối 4 bức xúc: Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong trường khi xây dựng công trình phải được trang bị, tại sao phụ huynh HS lại phải đóng tiền? Bà H cũng nêu ý kiến: Các khoản đóng góp đã là tự nguyện thì nên để phụ huynh tự nguyện, tại sao lại đưa ra mức sàn từ 460.000đ đến 500.000đ? Vì mức thu nhập của phụ huynh cao thấp khác nhau, nhiều người không đủ sức đóng góp thì rất khó xử, ngại gặp cô giáo
Chiều 20/9, trao đổi với PV Dân trí qua điện thoại cô Đinh Thị Thảo – Hiệu trường trường Tiểu học Ngô Quyền cho biết: Trong các lần họp Ban đại diện cha mẹ HS, Ban Giám hiệu đều nhắc trường cần huy động tiền cho một số công việc nhưng nhà trường chỉ kêu gọi phụ huynh trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.
Ưu tiên hàng đầu là lo quỹ khen thưởng cho HS để khuyến khích phong trào học tập. Còn những việc trang bị cho hệ thống PCCC, tủ đựng đồ cho HS các lớp trường vận động phụ huynh, nếu có quỹ thì tiến hành mua sắm, không thì thôi. Nhiều lần ban đại diện cha mẹ HS đề nghị đưa ra mức thu “sàn” nhưng chúng tôi kiên quyết không đồng ý.
Cô Thảo cũng cho biết, đến thời điểm tại có phụ huynh chỉ đóng 75.000đ nhưng cũng có phụ huynh đóng 5 triệu đồng. Vì mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nhà trường không muốn đẩy phụ huynh vào thế khó – cô Thảo nói.
Video đang HOT
Phạm Tâm
Theo dân trí
Thu chi đầu năm: Tăng cường giám sát
Chủ nhật vừa qua, một số trường học ở Hà Nội đã tổ chức họp phụ huynh. Từ những khoản thu sai, thực tế cho thấy vẫn có trường chưa hiểu rõ quy định, phụ huynh thiếu thông tin nên không hiểu trách nhiệm phối hợp cùng nhà trường chăm sóc, giáo dục con cái. Để chuẩn bị cho buổi họp phụ huynh của hầu hết các trường vào cuối tuần này, PV đã phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT để làm rõ hơn những nội dung có liên quan.
- Thưa ông, việc một số nơi thực hiện chưa đúng quy định về thu - chi có phần nguyên nhân từ việc chưa hiểu rõ quy định mới ban hành ngày 11/9. Tại sao Hà Nội không tổ chức hội nghị hướng dẫn để quán triệt kỹ các nội dung liên quan?
- Thực chất đây không phải là nội dung mới mà đã có từ nhiều năm. Những nội dung này cũng đã được quán triệt kỹ tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2012-2013 của toàn ngành và từng cấp học. Điểm khác năm nay chỉ là quy định rõ mức trần đối với từng khoản thu, tạo thuận lợi cho các trường triển khai, cũng là căn cứ pháp lý để cơ quan quản lý giám sát việc thực hiện. Trên cơ sở mức trần quy định, các trường căn cứ vào thực tế xây dựng dự toán chi làm căn cứ tính toán mức thu có văn bản thỏa thuận tới từng phụ huynh về nội dung chi, mức thu với nguyên tắc thu đủ chi trên tinh thần tự nguyện.
Các trường cần công khai minh bạch các khoản thu trong dịp đầu năm học mới. Ảnh: Phương An
- Vậy tại sao lại là văn bản "hướng dẫn tạm thời", thưa ông?
- Vì các nội dung, quy định tại văn bản này chỉ có giá trị trong năm học 2012-2013. Năm học tiếp theo, tùy theo điều kiện thực tế, các nội dung này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở từng nhà trường.
- Các khoản thu thỏa thuận hay bị biến tướng, dễ gây bức xúc. Để tránh tình trạng này, có những nguyên tắc hay điều khoản mới nào được đặt ra?
- Trong quá trình thực hiện, có hai yêu cầu mà các trường phải tuân thủ. Thứ nhất, các khoản thu phải bảo đảm nguyên tắc thu đủ bù chi, đúng mục đích, được hạch toán riêng theo từng khoản thu, không được dùng khoản thu này để điều chuyển hoặc chi cho nội dung, mục đích khác. Thứ hai, các khoản thu phải được thông báo công khai bằng văn bản tới từng cha mẹ HS, các trường không được thu
- Có ý kiến cho rằng không cần thiết phải thu tiền nước uống của HS, bởi định mức ngân sách của TP chi cho các nhà trường đã bao gồm khoản này?
- Cần phải nói rõ hơn về điều này. Phần kinh phí mà định mức ngân sách TP chi cho HS là khoản tiền trả cho việc đun nước uống phục vụ HS. Trên thực tế, nhiều gia đình lại có nhu cầu cho con em uống nước tinh khiết. Vì vậy trong danh mục các khoản thu khác ngoài học phí của TP Hà Nội vừa ban hành có tên khoản này.
Phụ huynh có nhu cầu sẽ đóng thêm một khoản tiền chênh lệch để mua nước uống tinh khiết. Căn cứ mức tiêu thụ thực tế, nhà trường thống nhất với phụ huynh mức thu phù hợp, nhưng không quá 12 nghìn đồng/HS/tháng.
- Quỹ phụ huynh thường là khoản thu gây nhiều bức xúc, mỗi nơi thực hiện một kiểu. Có quy định cụ thể nào để thực hiện khoản thu này, thưa ông?
- Theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 22/11/2011 của Bộ GD-ĐT về Điều lệ ban đại diện (BĐD) cha mẹ HS, kinh phí hoạt động của BĐD cha mẹ HS lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ HS và các nguồn tài trợ hợp pháp kinh phí hoạt động của BĐD cha mẹ HS trường được trích từ kinh phí hoạt động của BĐD cha mẹ HS lớp và nguồn tài trợ. Bộ GD-ĐT không quy định mức thu cụ thể, tùy theo điều kiện từng nơi mà các trường triển khai cho phù hợp, song phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện.
Bộ GD-ĐT cũng quy định BĐD cha mẹ HS không được thu của HS những khoản không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của BĐD như: bảo vệ cơ sở vật chất, an ninh nhà trường trông coi phương tiện tham gia giao thông của HS vệ sinh lớp, trường khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên mua sắm máy móc, thiết bị cho trường, lớp hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục sửa chữa, xây mới các công trình của nhà trường.
- Tuy vậy, trên nhiều diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng mấy ngày qua đã nêu cụ thể những đơn vị có sai phạm. Quan điểm của Sở GD-ĐT về việc này như thế nào, thưa ông?
- Ngay trong tuần này, Sở GD-ĐT sẽ thành lập 5 đoàn kiểm tra đột xuất tình hình thu - chi ở các nhà trường để kịp thời chấn chỉnh tình trạng này. Với những đơn vị có biểu hiện thu sai, thu nhiều so với quy định, các đoàn công tác sẽ xác minh từng trường hợp cụ thể. Trường nào cố tình vi phạm, đoàn kiểm tra sẽ đề nghị xử lý theo phân cấp và theo quy định của pháp luật một cách nghiêm khắc, kiên quyết để làm gương cho những đơn vị khác, không để tái phạm.
Với địa bàn rộng như Hà Nội, bao gồm gần 2.500 cơ sở giáo dục, đơn vị trường học, việc kiểm tra, giám sát khó bao quát hết. Để đưa công tác này vào nền nếp, ngăn chặn sai phạm kịp thời, hạn chế tối đa sự bức xúc trong dư luận thì trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cá nhân, tập thể đã được quy định rõ.
Theo quy định của UBND TP Hà Nội, UBND quận, huyện, thị xã và phòng GD-ĐT có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra từng đơn vị trên địa bàn và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm. Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm trước UBND TP về việc thực hiện các khoản thu ngoài học phí của tất cả các trường công lập trên địa bàn.
- Xin cảm ơn ông!
4 khoản thu thỏa thuận và mức thu cụ thể: - Phục vụ bán trú: Chăm sóc bán trú: Không quá 150 nghìn đồng/HS/tháng. Trang thiết bị phục vụ bán trú: Mầm non không quá 150 nghìn đồng/HS/năm học tiểu học, THCS không quá 100 nghìn đồng/HS/năm học.- Học 2 buổi/ngày: Tiểu học không quá 100 nghìn đồng/HS/tháng, THCS không quá 150 nghìn đồng/HS/tháng.- Học phẩm: Không quá 150 nghìn đồng/HS/năm học.- Nước uống tinh khiết: Không quá 12 nghìn đồng/HS/tháng.
Theo hà nội mới
Tiền trường "xé" nhỏ vẫn to Hai ngày cuối tuần vừa qua là thời điểm hầu hết các trường học ở Hà Nội đều họp phụ huynh khiến tiền trường lại trở thành vấn đề nóng. Nhiều nơi, dù đã xé nhỏ các khoản thu hoặc thu trước ngày họp nhưng phụ huynh vẫn thấy rõ sức ép khi phải rút ví tiền triệu... Cộng nhiều khoản: Ít thành...