Dòng Quây Sơn, ‘dải lụa’ ngọc bích giữa ruộng đồng miền biên viễn
Nằm dọc theo dòng Quây Sơn, những thửa ruộng ở các bản làng thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng hiện lên đẹp mắt, đầy ấn tượng.
Màu xanh, sắc vàng của lúa trải dài trong nắng chiều khiến khung cảnh vùng biên viễn càng thêm bình yên, tươi đẹp. Ảnh: Steven Triết
Những ngọn núi nhấp nhô, mây mờ che phủ càng khiến cảnh sắc nơi đây thêm ấn tượng, hút hồn du khách. Ảnh: Steven Triết
Sông Quây Sơn chảy trên miền biên cương Cao Bằng, quanh năm trong xanh màu ngọc bích. Ảnh: Steven Triết
Vẻ đẹp “cận cảnh” của dòng Quây Sơn. Ảnh: Steven Triết
Nhìn từ trên cao, dòng sông Quây Sơn như “ dải lụa” uốn lượn, ôm áp những thửa ruộng xanh mướt trong ánh hoàng hôn. Ảnh: Steven Triết
Mặt trời khuất sau rặn núi, ánh nắng chiều tạo nên cảnh sắc yên bình. Ảnh: Steven Triết
Đoạn đường nối thị trấn Trùng Khánh với xã Phong Nậm dài khoảng 10km được đánh giá là nơi sở hữu nhiều khung cảnh mùa vàng gây ấn tượng với du khách. Ảnh: Steven Triết
Thời gian gần đây, bên cạnh thác Bản Giốc hay động Ngườm Ngao, Cao Bằng được biết đến nhiều hơn bởi cảnh sắc yên bình tại Trùng Khánh. Ảnh: Steven Triết
Dòng Quây Sơn mờ ảo dưới màn mây. Ảnh: Steven Triết
Vào mùa lúa chín, huyện Trùng Khánh thu hút nhiều khách tham tới ngắm cảnh, chụp hình. Ảnh: Steven Triết
Quanh co nẻo đường mùa hoa tam giác mạch
Thời gian này, những cánh đồng hoa tam giác mạch miền cao nguyên đá đã vội vào mùa, nở rộ sắc hồng, sắc tím len lỏi qua những cụm đá nơi rẻo cao miền biên viễn.
Nhất là các nẻo đường về Hà Giang, sắc hồng tím phơn phớt, bung biêng bên sườn núi, trải dài tận đến tận chân trời. Những bông hoa bé nhỏ trông thật thích mắt đã làm say lòng bao lữ khách khi đến với vùng cao nơi địa đầu Tổ quốc.
Sắc màu tam giác mạch thẩm màu mận chín, đung đưa trước gió như gọi mời
Video đang HOT
Theo người xưa, loài hoa này nảy mầm từ mày lúa, mày ngô nên gọi là mạch; lá hình tam giác, nên được đặt tên là hoa tam giác mạch
Rời thảo nguyên Suôi Thầu, chúng tối tiếp tục hành trình về miền sơn cước hữu tình với những dãy núi được ôm trọn bởi những tầng mây trắng, ẩn hiện những ngôi làng nhỏ vách đất trình tường dưới thung sâu thăm thẳm; nơi có dòng Nho Quế e ấp, thẹn thùng uốn mình len qua vách đá dựng đứng, thăm thẳm màu ngọc bích.
Cung đường dắt lối tôi về nơi miền cao nguyên đá hùng vĩ
Nơi chỉ có đá và đá, nhìn đâu cũng bạt ngàn các khối đá trùng trùng điệp điệp
Đường về Đồng Văn, quanh co những cung đèo, đồng tam giác mạch hai bên đường lay lay vẫy chào lữ khách
Băng qua các nẻo đường về cao nguyên đá Đồng Văn, nơi địa đầu sát biên giới phía Bắc. Hành trình vượt qua đèo cao, dốc thẳm quanh co uốn lượn, lúc vắt ngang triền núi, khi lại ẩn hiện vào mù mây...
Cho dù bạn đã từng say đắm bởi những cảnh sắc ở bất cứ đâu, nhưng tôi tin chắc rằng, đến với Hà Giang, bạn sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp hùng vĩ nhưng lại dịu dàng đằm thắm; nhất là dịp mỗi khi cơn Bấc tràn về lúc chớm Đông, bạn sẽ đắm chìm trong cái tê lạnh đến chao người nghiêng ngả trên những cung đèo khuất nẻo mù sương.
Ngôi chợ ven đường lao xao buổi sớm, nhộn nhịp bao người qua
Từ trên đỉnh đèo "vén mây" nhìn xuống, nơi thung lũng, bản làng trù phú quyện trong sắc thẩm của đá, hoa và cây cỏ
Nơi thanh bình ấy, người dân cần mẫn với công việc đồng áng
Văng vẳng bên tai âm vang câu hát "Đây Hà Giang nắng hồng gọi mây" và cảnh vật mãi vùn vụt trôi ngược lại hành trình. Cứ thế, chúng tôi bon bon trên đường, chầm chậm "trượt" qua bao bức tranh đẹp ngỡ ngàng như tiên cảnh, cảm tưởng như hòa mình cùng đất trời, mây núi. Cảnh vật ấy đôi khi có thể làm bạn đắm chìm trong cõi mộng ảo, mênh mang.
Điểm checkin bên cây cô đơn, nơi dừng chân không thể thiếu trên hành trình về miền đá của các bạn trẻ và du khách
Đi xuyên qua con đèo cheo leo, heo hút, một bên là vách đá lô xô, một bên là ruộng lúa bậc thang óng à vàng ươm sóng lúa... Quốc lộ 4C, con đường mang tên Hạnh phúc quanh co cung đèo Mã Pì Lèng với tổng chiều dài khoảng 200 km chạy qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh đèo Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc.
Đoạn về Yên Minh, dừng lại ven đường sưởi ấm bên đốm lửa bập bùng
Trên cả đoạn đường, tôi đã bắt trọn từng khung hình một cách trọn vẹn một trời cảnh sắc cao nguyên đá miền biên viễn - Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.
Đúng với cái tên gọi, thật hùng vĩ cùng những khối đá im lìm, xếp chồng lên nhau hàng hàng lớp lớp, tạo nên một bức tranh màu xám khổng lồ, và ta bỗng chốc bị thu bé lại giữa mênh mông miền đá.
Dốc Thẩm mã quanh co như dải lụa mềm vắt ngang sườn núi, khung cảnh thanh bình hòa trong sắc màu xanh mát của cỏ cây, hoa lá
Chuyến đi lại ngược xuôi qua những cung đèo, con dốc uốn lượn với những khúc cua tay áo đầy thử thách. Lên đến đỉnh dốc Thẩm Mã, bắt gặp các em bé H'Mông xinh xinh, vai đeo gùi chứa đầy những cụm hoa tam giác mạch.
Khuôn mặt đáng yêu, chiếc mũi đỏ ửng vì lạnh, và hồng lên đôi gò má phúng phính ấy, nét ngây ngô chân chất thật dễ thương. Có lẽ, cái "văn minh" miền xuôi vẫn còn chưa kịp chạm đến rẻo cao miền đá này.
Khi còn tờ mờ sương, bên nếp nhà trình tường, các cô gái Mông đã vác gùi lên rẫy
Chia tay các cô bé với chiếc váy xòe Mông sặc sỡ, chúng tôi tiếp tục đổ đèo xuống làng văn hóa Lũng Cẩm. Ngôi làng với những nếp nhà trình tường lô xô hàng rào xếp đá, xen kẽ giữa vô vàn khối đá dẫn tít vào khe núi. Đan xen thửa ruộng kiều mạch chen lẫn đá là hàng vạn cánh hoa tam giác mạch bung biêng khoe sắc mơn man; sắc hồng dịu ngọt, lung linh tỏa nắng dưới ánh bình minh.
Trước hiên nhà, các chú cún con quẫy đuôi chào khách
Cảnh quê quyến rủ bởi các sắc màu của cỏ cây mê hoặc
Trước nhà Pao, bắt gặp những cô bé Mông gùi giỏ hoa sắc màu rực thắm
Nằm sâu bên trong là ngôi nhà từng là bối cảnh của bộ phim "Chuyện của Pao" với vách đất, hàng rào xếp đá công phu. Phía sau nhà tựa vào vách núi, mây mù bao phủ.
Nghe đâu, thuở hồng hoang xưa lắc xưa lơ, chàng Líu - nàng Lo trong lúc gánh đất đá, mải vui bên nhau nên đã trượt ngã, đánh văng đôi quang gánh quệt vào khối núi đá vỡ tung, văng ra hàng triệu triệu khối đá nhỏ, cắm lô xô trên mặt đất miền cao nguyên đá này.
Vẻ đẹp hùng tráng của đất trời còn được dệt nên bởi dải lụa mềm mại của cung đường chữ M như ai hững hờ bỏ quên nơi chân núi
Dòng Nho Quế uốn lượn quanh co dưới vực đèo Mã Pì Lèng
Vô cùng ấn tượng với "Mã Pì Lèng", một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam dài tận 20km, đèo "Sống mũi ngựa" theo tiếng đồng bào H'Mông bản địa. Một trong "tứ đại đỉnh đèo" của vùng núi phía Bắc Việt Nam, cung đèo quanh co với những lớp đá, lớp núi lô xô trùng điệp
Đi trên con đèo này, toàn thân chúng ta sẽ được vận động, lắc lư quay cuồng giống như chiếc ô xoay tròn trong những điệu múa của những cô gái Mèo xinh đẹp. Thẳm sâu dưới chân đèo là dòng Nho Quế lượn quanh triền núi xanh thẩm.
Nơi địa đầu cực Bắc, thiêng liêng Cột cờ Lũng Cú trên đỉnh Núi Rồng
Biểu tượng thiêng liêng chủ quyền Tổ quốc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Cuối chặng hành trình, điểm đến không thể bỏ qua, cột cờ Lũng Cú. Đứng dưới chân ngọn cờ, tầm mắt rộng mở, thu gọn một Hà Giang trải dài đến cuối trời, thật đẹp, thật hùng vĩ.
Đặt tay lên ngực, lặng ngắm nhìn lá cờ phần phật bay phấp phới nơi vùng đất địa đầu Tổ quốc, chúng ta sẽ thấy được đất nước mình thật đẹp, lòng tự hào dân tộc được khơi gợi và cảm thấy thật thiêng liêng khi hai từ Tổ Quốc vọng vang lên suốt hành trình.
Ghé thăm bản Vịn, ngôi làng yên bình miền biên viễn xứ Thanh Bản Vịn thuộc xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là bản làng người Thái, được thiên nhiên ban tặng cảnh đẹp nên thơ nhưng chưa nhiều du khách biết đến. Bản Vịn yên tĩnh, bình dị giữa thiên nhiên. Ảnh: Ngô Văn Hùng Bản Vịn là một trong những bản làng xa nhất xã Bát Mọt, cách TP Thanh...