Đồng phục tài xế GoViet sắp thay đổi ở VN: Tạm biệt màu đỏ quen thuộc!
Bên cạnh thay đổi tên gọi từ GoViet thành Go-Jek, Go-Jek Việt Nam cũng sắp thực hiện một loạt thay đổi quan trọng khác.
Go-Jek, startup giá trị nhất Indonesia, sẽ thực hiện hợp nhất thương hiệu GoViet (Việt Nam) và Get ( Thái Lan), trong một nỗ lực nâng cao nhận diện thương hiệu và khả năng cạnh tranh với đối thủ lớn nhất là Grab, Nikkei đưa tin hôm 3/7. Dù vậy, những thay đổi đến với GoViet sẽ không chỉ dừng lại ở thay đổi tên gọi.
Đồng phục màu đỏ của GoViet sắp được thay thế bằng đồng phục xanh đen.
Trong một trao đổi với truyền thông mới đây, ông Phùng Tuấn Đức, tân CEO GoViet, cho biết đồng phục của các tài xế GoViet cũng sẽ được thay đổi. Theo đó, đồng phục với màu đỏ là điểm nhấn sẽ được thay thế bằng đồng phục màu xanh – đen đặc trưng trước đó vẫn được Go-Jek áp dụng ở Indonesia. Dù vậy, đồng phục của Go-Jek vẫn sẽ có những đường nét đặc trưng nhất định cho mỗi thị trường.
Đồng phục màu xanh đen đặc trưng của Go-Jek ở Indonesia.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Go-Jek cũng thực hiện hợp nhất các ứng dụng thành một nền tảng duy nhất. Điều này đồng nghĩa với việc Go-Jek có thể triển khai nhanh các sản phẩm mới tại tất cả các quốc gia mà nó có mặt. Trước đó, khi Go-Jek có mặt tại Việt Nam vào năm 2018, ứng dụng dành cho thị trường này được phát triển lại bởi đội ngũ người Việt. Việc hơp nhất ứng dụng cũng giúp người dùng GoViet có thể sử dụng dịch vụ của Go-Jek bất kể họ đang ở Indonesia, Thái Lan hay Việt Nam.
Trước đây, cựu CEO Go-Jek Nadiem Makarim nói rằng Go-Jek không muốn là một thương hiệu nước ngoài ở các quốc gia mà nó hoạt động. Thay vào đó, nó muốn các công ty con “thể hiện cá tính của riêng mình.”
Theo ông Phùng Tuấn Đức, Go-Jek Indonesia hiện đang có khoảng trên dưới 20 dịch vụ trên nền tảng ứng dụng. Trong khi đó, tại Việt Nam, GoViet vẫn bị cho là khá chậm chạp trong việc bổ sung dịch vụ mới. Sau hai năm hoạt động, nó vẫn chỉ có ba dịch vụ cơ bản là gọi xe, giao đồ và giao đồ ăn. Đại diện GoViet thừa nhận vẫn còn hai dịch vụ rất quan trọng là GoViet chưa triển khai được là ví điện tử và gọi xe 4 – 7 chỗ.
Go-Jek hiện tại đang triển khai dịch vụ gọi xe ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore.
Với nhiều điểm tương đồng với Indonesia như dân số chung, xe máy là một phương tiện phổ biến trong khi đó tầng lớp trung lưu với nhu cầu chi tiêu cao ngày càng gia tăng, Go-Jek coi Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm ở Châu Á. Trước đó, Việt Nam cũng là một trong những thị trường quốc tế đầu tiên của Go-Jek. Hiện tại, Grab đang là hãng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam.
Hà Nội đề nghị Grab, GoViet, be và FastGo cung cấp thông tin cuốc xe liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai
Thành phố Hà Nội đề nghị các ứng dụng gọi xe như Grab, GoViet, be, FastGo hỗ trợ truy xuất và cung cấp thông tin về các trường hợp tài xế đã có các cuốc xe đi và đến Bệnh viện Bạch Mai.
Hà Nội đề nghị các ứng dụng gọi xe cung cấp thông tin cuốc xe đi vàđến Bệnh viện Bạch Mai.
Sở GTVT Hà Nội vừa có công văn đề nghị các ứng dụng gọi xe hợp tác hỗ trợ thông tin về các tài xế có cuốc xe đi và đến Bệnh viện Bạch Mai.
Trong văn bản gửi đi, Sở GTVT Hà Nội cho biết hiện đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan thực hiện công tác kiểm soát, phòng chống và ngăn ngừa dịch Covid-19 lan rộng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội.
Nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm/nghi nhiễm virus Covid-19, Sở GTVT Hà Nội đề nghị các công ty sở hữu các ứng dụng gọi xe đang hoạt động trên địa bàn thành phố gồm: Công ty TNHH Grab, Công ty CP Be Group, Công ty TNHH Thương mại Công nghệ GoViet, Công ty CP FastGo Việt Nam hợp tác, hỗ trợ truy xuất và cung cấp thông tin về các trường hợp tài xế đã có các cuốc xe đi và đến Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 10/3- 28/3. Các truy xuất dữ liệu này gồm cả dịch vụ xe 2 bánh và 4 bánh.
Các thông tin yêu cầu cần thiết gồm có họ tên, số điện thoại, biển số xe hoặc địa chỉ thường trú (nếu có) của các đối tác tài xế đã thực hiện các cuốc xe nói trên.
Ngoài thông tin của các đối tác tài xế, các ứng dụng gọi xe cũng cần cung cấp thông tin về các khách hàng đã cùng các tài xế này đi hoặc đến bệnh viện Bạch Mai trong khung thời gian kể trên.
Hiện tại, các ứng dụng gọi xe đã dừng cung cấp toàn bộ các dịch vụ chở khách bằng xe 2 bánh và 4 bánh trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian cách ly toàn xã hội. Bên cạnh tạm dừng dịch vụ chở khách, các ứng dụng gọi xe đang tập trung vào lĩnh vực giao nhận đồ ăn, giao hàng cũng như dịch vụ mua hàng hộ để có thể duy trì được hoạt động của đối tác tài xế cũng như nhu cầu khách hàng.
Phía GoViet cho biết vẫn duy trì các dịch vụ gọi đồ ăn GoFood và dịch vụ giao hàng GoSend. Grab cũng cho biết duy trì dịch vụ giao nhận đồ ăn GrabFood, giao hàng GrabExpress và dịch vụ mua hàng hộ GrabAssistant. Trong khi đó, ứng dụng be cũng duy trì 2 dịch vụ giao hàng beDelivery, dịch vụ mua giúp hàng hóa be Đi chợ.
D.V
Hành trang của tài xế công nghệ mùa Covid-19 Khi nhiều người dân đang hạn chế ra khỏi nhà theo yêu cầu của Chính phủ, hệ thống tài xế công nghệ vẫn duy trì hoạt động là một sự nỗ lực lớn, phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt như di chuyển nhanh, giao thức ăn, giao hàng,... Điều cần nhất lúc này với mỗi tài xế là những hành trình...