Đồng phục sinh viên không làm nên thương hiệu
Đồng phục nên chỉ là sự chọn lựa của cá nhân người học mà thôi. Việc Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM buộc sinh viên mặc đồng phục khi đến trường học tập đã gây ra những tranh cãi là điều có thể hiểu được.
Chúng tôi cũng nghĩ rằng việc quy định sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường học tập, liên hệ công việc là điều không cần thiết.
Trước hết cần phân biệt trường đại học với trường phổ thông.
Ở trường phổ thông, các em học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường là điều dễ hiểu. Bởi học sinh phổ thông vẫn chưa là người trưởng thành nên cần được uốn nắn tuân theo các quy tắc, chuẩn mực để sau này lớn lên các em biết tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy tắc đạo đức khác của xã hội.
Trường đại học thì khác, sinh viên đại học là những người đã trưởng thành, đã đủ tuổi để chịu trách nhiệm cá nhân trước các hành vi, việc làm của mình.
Đối với việc giáo dục sinh viên bậc đại học, chúng ta cần hướng đến việc hướng dẫn cho các em tuân theo những quy tắc cao cấp và cần thiết hơn như phải biết tôn trọng thành quả của người khác, tức là không được đạo văn; biết trung thực, biết chịu trách nhiệm cá nhân, biết cùng tham gia và có trách nhiệm với các hoạt động chung.
Một sinh viên ăn mặc chỉnh tề nhưng thi cử không trung thực, đạo văn, không có ý thức trách nhiệm khi làm việc nhóm thì cái vẻ chỉnh tề của quần áo hay tóc tai chỉ là những thứ đạo đức giả tạo mà thôi.
Video đang HOT
Bên cạnh đó Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Hoàn của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM còn cho rằng lý do buộc sinh viên mặc đồng phục còn nhằm để nhận diện thương hiệu của nhà trường. Liệu bộ đồng phục có làm nên thương hiệu của một trường đại học không? Câu trả lời là không.
Chẳng hạn chúng ta thấy ở Việt Nam chẳng có ai mặc đồng phục của Trường ĐH Harvard (Mỹ), cũng chẳng có bài giới thiệu nào về trường này trên báo chí hay truyền hình nhưng gần như mọi sinh viên đại học Việt Nam đều biết đến danh tiếng của trường này.
Vậy cái gì tạo nên thương hiệu của một trường đại học? Đó chắc chắn là tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo, tỉ lệ sinh viên thành đạt, số lượng công trình nghiên cứu khoa học được công bố và trích dẫn, số bằng sáng chế được công nhận, số lượng sinh viên quốc tế theo học tại trường, số nhà khoa học hay giảng viên nhận các giải thưởng về khoa học… chứ tuyệt nhiên không phải là bộ đồng phục.
Do đó chúng tôi cho rằng việc buộc sinh viên đại học phải mặc đồng phục là điều không cần thiết bởi nó chẳng có vai trò gì trong việc tạo dựng đạo đức cho sinh viên cũng như thương hiệu của một trường đại học. Đồng phục nên chỉ là sự chọn lựa của cá nhân người học mà thôi.
LÊ MINH TIẾN
Theo PLO
Hơn 10 năm dạy võ thuật miễn phí
'Bị ốm tôi vẫn đến lớp, chỉ khi nào thật sự không thể sắp xếp được, tôi mới xin vắng. Hơn 10 năm qua, tôi nghỉ chưa đến 10 buổi', huấn luyện viên Đỗ Thành Tài (32 tuổi), chủ nhiệm CLB Karatedo miễn phí cho mọi người chia sẻ.
Lớp học võ miễn phí do anh Đỗ Thành Tài (ảnh nhỏ) là chủ nhiệm trong hành lang Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - THÚY HẰNG - MAI ANH HẢI
Quá nửa lớp võ là sinh viên ngành y và các y bác sĩ
CLB Karatedo miễn phí được thành lập năm 2004 bởi võ sư Tống Viết Tập, sau đó thầy chuyển về Buôn Mê Thuột sinh sống. Từ năm 2009, anh Đỗ Thành Tài (Tứ đẳng quốc gia, Nhị đẳng quốc tế môn karatedo), học trò, người gắn bó với CLB từ những ngày đầu, thay thầy Tập làm chủ nhiệm, dẫn dắt đàn em. Mỗi tuần lớp học 3 buổi: kỹ thuật, quyền, thực hành đối kháng, mỗi buổi hơn 2 tiếng, hoàn toàn không thu phí. "Lớp võ đã trải qua 15 năm, mỗi năm khoảng 150 học viên, đến nay hơn 1.500 bạn trẻ đã trưởng thành từ lớp võ này", anh Tài cho biết.
Đỗ Thành Tài đang là sinh viên năm 4 ngành bác sĩ đa khoa hệ chính quy, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM). Điều thú vị là hiện tại CLB võ này có hơn 50% là sinh viên ngành y dược, các y bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện như: Từ Dũ, ĐH Y Dược TP.HCM, Xuyên Á, Trưng Vương, Nguyễn Tri Phương... Còn lại là học sinh, sinh viên, có nhiều bạn từ Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức rất xa vẫn đều đặn 3 buổi tối hằng tuần đến CLB để học.
Anh Tài cho biết, hơn 10 năm qua anh không thu phí của bất kỳ học viên nào, xuất phát từ câu chuyện khó khăn của chính mình thời mới lên TP.HCM học ĐH. "Ngày ấy, nhiều lúc trong túi tôi chỉ còn 1.000 đồng, đủ để mua gói mì dùng cho 1 ngày. Bây giờ, dẫu biết cuộc sống nhiều bạn đã khá giả hơn, nhưng biết đâu trong hơn 100 bạn ở đây, có những bạn cũng khó khăn như tôi của ngày xưa, khi ấy thay vì chỉ còn 1.000 đồng thì các bạn có thể còn mấy chục ngàn trong túi để có thể trang trải thêm cho cuộc sống sinh viên xa nhà", anh bộc bạch.
Câu chuyện đầy cảm hứng của người thầy
Đỗ Thành Tài là con thứ 3 trong một gia đình 4 anh chị em, cha mẹ làm nông ở H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Hoàn cảnh khó khăn nhưng cả 4 anh chị em đều học rất giỏi (chị gái là cử nhân Trường ĐH Luật TP.HCM; anh trai của anh Tài là GS Đỗ Thanh Toàn, đang giảng dạy công nghệ thông tin tại ĐH Liverpool, Vương quốc Anh; em gái út là bác sĩ nội trú - giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM). Anh Tài ước mơ được làm bác sĩ từ rất nhỏ, tuy nhiên năm đầu thi ĐH anh chỉ đậu hệ cử nhân Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Không muốn làm cha mẹ buồn, anh vẫn học rất tốt, là thủ khoa đầu ra của hệ cử nhân, sau đó có 5 năm làm tại phòng chẩn đoán điện cơ ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.
Luôn được đánh giá cao trong công việc, nhưng giấc mơ được là bác sĩ vẫn chưa bao giờ thôi nung nấu trong Tài. Năm 2015, anh thi lại bác sĩ đa khoa nhưng bị thiếu 0,5 điểm. Thất bại không đánh gục được người võ sĩ. Năm 2016, ở tuổi 29, một lần nữa thử sức mình, Đỗ Thành Tài chính thức trở thành sinh viên ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Anh nói với cha mẹ, giờ anh đã có thể tự lo liệu những năm học tiếp theo bằng số tiền tiết kiệm sau 5 năm đi làm, mong cha mẹ ủng hộ để anh được sống với đúng giấc mơ của mình.
Đang là sinh viên năm thứ tư, việc học và đi thực tập tại bệnh viện rất căng thẳng, tuy nhiên anh Tài luôn sắp xếp để CLB Karatedo không bị gián đoạn. "Bị ốm tôi vẫn đến lớp, chỉ khi nào không thể sắp xếp được, tôi mới xin vắng. 15 năm qua, tôi nghỉ chưa đến 10 buổi", anh Tài tâm sự.
"Tôi đã có lời hứa với thầy tôi, người khai sinh ra lớp võ, là sẽ luôn cố gắng thật nhiều để duy trì CLB, để ngày càng nhiều hơn những bạn trẻ được tập luyện võ thuật, rèn luyện ý chí, sức khỏe, khả năng tự vệ và hoàn thiện bản thân. Điều mong mỏi lớn nhất của tôi là các trò dù sau này làm gì, ở đâu, cũng đều thành công trong cuộc sống, làm được thật nhiều việc thiện để giúp người, giúp đời", anh Tài chia sẻ.
Ý kiến
Tôi đã học karatedo ở đây hơn 2 năm. Từ một người nóng nảy, tôi đã được rèn luyện rất nhiều nhờ lớp võ của thầy Tài. Tôi luôn nhớ lời thầy, ngoài học võ, còn học để làm người. Giản dị, nhân hậu và luôn tràn đầy năng lượng tích cực, đó là những điều tôi cảm nhận được từ thầy.
Nguyễn Thị Thu Uyên - (Sinh viên Khoa Sư phạm Anh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Tôi từng gắn bó với CLB 5 năm, CLB rất có ý nghĩa với tôi, đã đi theo tôi suốt chặng đường học đại học và là một ngôi nhà thứ hai. Là CLB miễn phí, nhưng tâm huyết người thầy không bao giờ lung lay, sự tận tụy và hy sinh của thầy Tài hơn 10 năm qua để duy trì lớp học khiến tôi vô cùng khâm phục.
Lâm Thị Xuân Nguyệt - (Bác sĩ nội trú Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Theo Thanh niên
Nhiều giải pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh Ngày 24-9, tại Cơ sở 3 Trường đại học Đồng Nai, Sở GD-ĐT khai mạc hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và công tác học sinh, sinh viên năm học 2019-2020. Tham dự hội nghị có trên 550 cán bộ quản lý là lãnh đạo các phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường TH-THCS-THPT...