Đồng phục học sinh – Trang phục thể hiện rõ tình hình văn hoá, xã hội ở mỗi quốc gia
Bạn thích đồng phục học sinh của nước nào nhất?
Đồng phục học sinh là trang phục bắt buộc các bạn học sinh phải mặc mỗi khi tới trường. Ở mỗi nước khác nhau, mỗi nền văn hoá khác nhau thì sẽ có những quy định riêng về đồng phục. Hãy thử “nghía” qua những bộ đồng phục của các bạn học sinh trên khắp thế giới xem khác với Việt Nam thế nào nhé!
1. Nhật Bản
Bộ đồng phục của Nhật dành cho các bạn nữ được gọi là “seifuku”, nổi tiếng trên toàn thế giới nhớ các bộ phim hoạt hình anime và truyện tranh manga. Bộ đồng phục này gồm một chiếc áo trắng có thể mang phong cách thuỷ thủ hoặc áo phông bình thường cùng một chiếc váy. Kèm theo đó là một đôi giày và không thể thiếu những đôi tất dài đến gần đầu gối. Để không cho đôi tất bị trượt xuống, các bạn nữ thường dùng một loại keo đặc biệt để giữ chúng lại. Vào mùa đông các nữ sinh vẫn mặc những bộ đồng phục này bình thường.
Bộ đồng phục thuỷ thủ
Cũng có những bộ đồng phục khác với chiếc váy được cho là “quá ngắn” so với các em học sinh
2. Anh
Đồng phục trường học được quản lí rất nghiêm ở Anh. Bộ đồng phục thời kì đầu có màu xanh. Người ta cho rằng dùng màu này là để dạy trẻ cách làm thế nào để tổ chức và giữ bình tĩnh bản thân. Tuy nhiên, bây giờ hầu như trường nào cũng có những bộ đồng phục và biểu tượng riêng. Một số trường thậm chí còn rất nghiêm ngặt trong việc mặc đồng phục như không cho phép học sinh mặc quần ngắn trong thời tiết nóng bức.
Bộ đồng phục này được cho là làm từ chất liệu vải rẻ nhất
Đồng phục của một trường trung học ở Anh
3. Australia
Hệ thống giáo dục của Australia ảnh hưởng nhiều từ Anh. Vì thế, đồng phục của họ giống với nước Anh rất nhiều, tuy nhiên họ lại cởi mở và sáng sủa hơn. Có những trường yêu cầu để học sinh đội mũ vì thời tiết nóng.
Có khá nhiều nét giống với đồng phục của học sinh ở Anh
4. Cuba
Có nhiều biến đổi trong đồng phục học sinh ở Cuba. Nhưng hiện nay bộ đồng phục khá đơn giản bao gồm 1 chiếc áo trắng, cùng một chiếc váy hoặc quần màu đỏ, không thể thiếu là chiếc “khăn quàng” rất quen thuộc ở thời kì Liên Xô, nhưng ở Cuba nó có thể là màu đỏ hoặc màu xanh.
5. Indonesia
Ở Indonesia, màu sắc các bộ đồng phục sẽ thay đổi khác nhau tuỳ thuộc và các giai đoạn của giáo dục. Chiếc áo phía trên luôn là màu trắng, nhưng quần hay váy phía dưới có thể là màu đỏ, xám hay xanh đậm. Đặc biệt nhất là khi các học sinh vượt qua được kì thi quốc gia, họ sẽ tổ chức ngày lễ tự do bằng cách dùng sơn nhiều màu để quệt lên quần áo của nhau.
Những bộ đồng phục đầy sắc màu sau “lễ tự do”
Video đang HOT
6. Trung Quốc
Học sinh Trung Quốc có vài bộ đồng phục khác nhau để thay đổi và chủ yếu là theo thời gian, ví dụ: đồng phục ngày lễ và ngày bình thường, đồng phục cho mùa đông và mùa hè. Đồng phục hàng ngày dành cho cả học sinh nam và nữ đều giống nhau và nó không khác mấy so với một bộ đồ thể thao.
7. Ghana
Giống như những nước ở Châu Phi khác, Ghana là một quốc gia nghèo và dân số cao, vì thế việc mua một bộ đồng phục tạo nên trở ngại trong việc tiếp nhận giáo dục đối với những trẻ em ở đây. Vào năm 2010, chính phủ đã quyết định sẽ phát những bộ đồng phục miễn phí cho các em. Bộ đồng phục rất đơn giản, được phối hợp giữa 2 màu vàng và nâu, nữ mặc váy, nam mặc áo sơ mi và quần ngắn.
8. Việt Nam
Trang phục dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở khá bình thường khi kết hợp giữa áo sơ mi trắng với quần đen hoặc váy. Tuy nhiên, các học sinh nữ từ trung học phổ thông trở lên thì đồng phục lại là những bộ “áo dài”. Ở một số trường học, các bạn nữ có thể mặc vào ngày đầu tuần và các ngày lễ, nhưng có một số trường thì quy định các em phải mặc cả tuần. Áo dài cũng được coi là trang phục truyền thống của Việt Nam.
Đồng phục của các em học sinh tiểu học
Áo dài trắng dành cho nữ sinh trung học phổ thông đã phổ biến từ hàng chục năm nay
9. Syria
Đồng phục học sinh ở Syria rất đơn giản nhưng đã thay đổi thành những màu sắc sáng hơn (như xanh, xám, hồng,..) từ sau các cuộc xung đột về quân sự và chính trị. Điều này tượng trưng cho mong muốn có một cuộc sống hoà bình ở khu vực Trung Đông này.
10. Bhutan
Một quốc gia mà học sinh mặc trang phục truyền thống của dân tộc là Bhutan. Quần áo của các nữ sinh được gọi là “kira”, còn nam sinh được gọi là “gho”. Các em sẽ mang theo tất cả sách vở trong quần áo, tuy nhiên giờ nó đã được thay bằng những chiếc túi xách hay balo.
11. Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, học sinh sẽ học từ sáng đến tối nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều người coi trường học là một nơi lãng mạn vì họ đã dành quá nhiều thời gian ở đó. Đồng phục là bắt buộc đối với các học sinh, tuy nhiên ngày nay mỗi trường sẽ có những kiểu đồng phục thiết kế khác nhau và khá đẹp.
Đồng phục của một trường ở Hàn Quốc
Những bộ đồng phục này không chỉ nổi tiếng ở trường học mà ngay cả những người nổi tiếng cũng rất ưa thích
12. Sri Lanka
Ở Sri Lanka, học sinh phải mặc đồng phục màu trắng. Nữ sinh mặc váy liền, phần cổ và tay có thể khác nhau, nam sinh mặc sơ mi trắng và quần short màu xanh. Trong những dịp đặc biệt, nam sinh sẽ mặc quần màu trắng.
13. Nga
Ở Nga, đồng phục chính thức được bỏ từ những năm 90, nhưng đến năm 2013 ban giám hiệu của các trường có thể đưa ra các quy định riêng của họ. Vì vậy, ở một số trường đồng phục là bắt buộc, tuy nhiên một số trường chỉ cần mặc áo trắng và quần tối màu.
Ở Nga những bộ đồng phục độc đáo như thế này
14. Bắc Triều Tiên
Đồng phục học sinh là bắt buộc ở Triều Tiên: nữ sinh mặc váy, nam sinh mặc áo mơ mình và quần. Điều đặc biệt nhất là chiếc khăn quàng đỏ được dùng là biểu tượng cho sự ủng hộ đối với chính Đảng Bắc Triều Tiên.
15. Ấn Độ
Hầu hết đồng phục ở các trường học Ấn Độ là bắt buộc. Học sinh nam phải mặc áo sơ mi ngắn tay cùng quần ngắn, tất và giày đen. Tuy nhiên, học sinh nữ phải mặc áo dài đến đầu gối cùng với quần và đi giày.
Theo nguồn tổng hợp
Vì sao lại có nhiều người ăn mặc giống nhau đến thế?
Phong cách thời trang không chỉ dao dộng theo thời gian, lớn hơn nữa là sự đồng hóa xuyên quốc gia. Tóm lại, dòng chảy thương mại và văn hóa toàn cầu đã khiến chúng ta vô tình hoặc cố ý ăn mặc giống nhau.
Có lẽ, thời trang được khai sinh từ khi chúng ta bắt đầu biết lấy da thú và lá cây phủ lên người, đó là cách để con người khẳng định bản sắc cá nhân hoặc một nhóm người nào đó trước đám đông.
Từ trang phục của các bộ lạc cổ xưa cho tới thời trang bản địa, những gì mặc trên người phản ánh chúng ta là ai, đến từ đâu... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng thời trang có tính địa lý không kém gì bản sắc cá nhân.
Năm 2018 áo khoác demin
Từ bao giờ thời trang thể hiện tính xã hội nhiều hơn bản sắc cá nhân của người mặc?
Nhiếp ảnh gia Hans Eijkelboom đã dành hơn 20 năm để làm sáng tỏ văn hóa toàn cầu biểu hiện và thay đổi như thế nào qua thời trang. Kể từ năm 1990, Eijkelboom đã chụp lại ảnh của những con người ở thành thị, mỗi địa điểm không tới 2 giờ đồng hồ.
Bộ ảnh bên dưới cho thấy, phong cách thời trang không chỉ dao dộng theo thời gian, lớn hơn nữa là sự đồng hóa về thời trang xuyên quốc gia. Tóm lại, dòng chảy thương mại toàn cầu đã khiến chúng ta vô tình hoặc cố ý ăn mặc giống nhau.
12 anh chàng khác nhau cùng đeo một chiếc túi LV, chụp cùng một địa điểm trong khoảng thời gian 2 tiếng
"Mỗi khi bạn tới cửa hàng và mua món đồ gì đó hợp với bản thân, cùng lúc đó có khoảng 10.000 đàn ông và phụ nữ trên khắp thế giới cũng làm điều tương tự".
Eijkelboom cho biết: "Các nhãn hàng thời trang luôn nói rằng, bạn là cá nhân độc nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại chính là sản phẩm của các xu hướng và ngoài kia có hàng tá người trông giống bạn".
Cùng tại một địa điểm và chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, có tới 15 người cùng mặc một kiểu áo sơ mi caro (flannel)
Trong cuốn sách People of the Twenty-First Century (tạm dịch: Những con người của thế kỷ 21), chỉ rõ:
"Sự trớ trêu trong việc thể hiện cá tính thực chất được tiết lộ qua sự lặp lại, từ phong thái, thái độ sống cho tới cách phản ứng với xã hội".
New York năm 1997
Amsterdam năm 2000
Amsterdam năm 2001
Rotterdam năm 2004
Amsterdam năm 2004
Thượng Hải năm 2005
New York năm 2006
Amsterdam 2007
New York năm 2007
Hà Nội năm 2017
Theo genk.vn
Nét duyên ngầm quyến rũ lạ thường trong trang phục của người Chăm Với sự đa dạng về văn hóa, đặc thù về tôn giáo, người Chăm có nhiều nét khác biệt hấp dẫn, thu hút với các lễ nghi tín ngưỡng và phong cách ăn mặc trong đó có trang phục truyền thống. Dân tộc Chăm phân bổ theo những nhóm địa phương khác nhau. Chủ yếu họ sống tập trung ở hai tỉnh Ninh...