Dòng phim trả thù Hàn Quốc đang bị ‘xa lánh’?
Nhắc đến điện ảnh Hàn, có một thời kỳ người ta vẫn nhớ tới dòng phim trả thù như là món ăn đặc trưng nhưng hiện giờ, có vẻ như các nhà làm phim xứ Kim Chi đang nghĩ tới đề tài nào đó mới mẻ hơn.
Một thời “thịnh hành”
Đầu những năm 2000, bộ ba phim báo thù của đạo diễn Park Chan Wook bao gồm Oldboy, Sympathy for Mr. Vengeance và Sympathy for Lady Vengeance tạo nên cơn sốt lớn với điện ảnh Hàn, đó cũng là một trong những khởi đầu cho trào lưu cũng như tư duy làm phim mới mẻ và và đa dạng hơn của nhiều nhà làm phim xứ Kim chi sau này, nhất là khi đề tài trả thù trở nên thịnh hành.
Chủ đề trả thù trong phim điện ảnh Hàn, chủ yếu mô tả nó như một động cơ vô nghĩa của con người và thường dẫn tới những kết quả mang tính hủy hoại, với cả hai đối tượng là thủ phạm và nạn nhân. Hoặc cũng có thể không có ai là nạn nhân trong những cuộc báo thù tàn khốc ấy cả. Họ chỉ gây lỗi lầm một cách vô tình hoặc với động cơ đơn giản, nhưng không ngờ lại gây ra những hậu quả không thể ngờ tới được. Và cuối cùng, họ phải trả giá quá đắt cho những tội lỗi của mình.
Sang đến thập niên 2010 trở đi, các phim trả thù Hàn Quốc ngoài mang màu sắc đó ra, còn được tô điểm thêm nhiều yếu tố hành động đẫm máu và nhiều tính giải trí hơn. Nhưng có vẻ như điều đó càng khiến cho nhiều tác phẩm có chất lượng đi xuống khá nhiều.
Như bộ phim Ác nữ báo thù ra mắt 2017, bộ phim mang tới đầy đủ những pha bạo lực giật gân thuần túy để làm hài lòng những người say mê thể loại này, nhưng phần kịch bản lại quá tham lam và rời rạc. Hay bộ phim The Gangster, the Cop, the Devil (2019) có sự tham gia của siêu sao Ma Dong Sik có đủ chất báo thù và bạo lực nhưng đáng tiếc, tác phẩm lại bị nhiều nhà phê bình nói rằng tiết tấu phim rời rạc và lê thê cùng một cái kết tổng thể chẳng thể nào thuyết phục.
Hầu hết các bộ phim Hàn Quốc được khán giả quốc tế ưa chuộng đều đề cập đến những vấn đề nóng trên toàn cầu như bất bình đẳng xã hội và phân biệt giai cấp. Nhà nghiên cứu văn hóa Lim Myeong Mook nhận xét: “Một đặc điểm nổi trội của phim Hàn Quốc là tính chiến đấu. Nó phản ánh khát vọng đổi đời, mưu cầu được vươn lên vị thế xã hội cao hơn của con người”.
Tuy vậy, nếu chỉ xoay quanh báo thù và bạo lực, chắc chắn không thể nào điện ảnh Hàn có nhiều diện mạo mới mẻ.
Báo thù đã không còn là “món ăn chính”.
Video đang HOT
Cứ nhìn Giải thưởng Rồng Xanh trong vài năm trở lại đây, các bộ phim lên ngôi cao nhất, thường có nhiều chủ đề khác nhau và linh hoạt trong cách khai thác. Năm 2021, đó là Thoát khỏi Mogadishu - bộ phim chủ đề đào thoát và mang đậm màu sắc phiêu lưu lẫn lịch sử. Hay mới đây năm 2022, bộ phim Smugglers - Những kẻ buôn lậu lên ngôi cao nhất với nhân vật chính là những siêu trộm thứ thiệt.
Từ năm 2010 trở đi, chỉ có một vài bộ phim chủ đề báo thù lên ngôi, như Pietà năm 2021, hay Decision to Leave ( Quyết tâm chia tay), đủ cho thấy giới chuyên môn sẽ đánh giá cao những bộ phim mang nặng tính sáng tạo hơn là những chủ đề có thiên hướng cũ kỹ, cho dù đạo diễn phim đó có nổi tiếng ra sao.
Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời điểm về trước điện ảnh Hàn gần như không được chú ý trên trường quốc tế. Dẫu cũng đã có một số phim giành các giải thưởng ở một số Liên hoan phim uy tín (như Oldboy về nhì tại Liên hoan phim Cannes 2004, nhận được giải Grand Prix từ ban giám khảo) nhưng doanh số của điện ảnh Hàn ở thị trường quốc tế rất ảm đạm. Oldboy dù được giới chuyên môn đánh giá cao cũng chỉ thu về vỏn vẹn 15 triệu USD trên toàn thế giới.
Nhưng nếu so sánh vào thời điểm này, có lẽ khó ai tin nổi điện ảnh Hàn lại có một sự thay đổi kinh ngạc đến vậy, với rất nhiều bộ phim đạt doanh thu cao. Bộ phim Exhuma ( Quật mộ trùng ma) ra mắt năm nay đã mang về gần 100 triệu USD toàn cầu. Dù mang đề tài kinh dị, nhưng Quật mộ trùng ma không hẳn có phần hù dọa đáng sợ, nhưng phim ghi điểm nhờ tạo ra được những diễn biến bất ngờ, với cú twist độc đáo và được lồng ghép khéo léo.
Yếu tố chính trị được cài cắm có thể sẽ là một chi tiết gây nhiều bàn luận, tranh cãi nhưng không thể phủ nhận, Quật mộ trùng ma cho thấy đầu óc khéo léo của những nhà làm phim Hàn Quốc khi họ hoàn toàn có thể lồng ghép lịch sử vào trong bất cứ thể loại nào, cho khán giả hiểu hơn về một giai đoạn của dân tộc.
Rất nhiều chuyên gia từng lo ngại phim Hàn sẽ mất đi bản sắc khi khai phá các thể loại khác bên cạnh dòng phim trả thù đặc trưng… Tuy nhiên, các nhà sản xuất xứ Kim chi đã cho thấy lo ngại đó là không đáng có. Không chỉ không trùng lặp với Hollywood mà thậm chí đội ngũ làm phim Hàn còn thành công khi xây dựng nên các hình tượng nhân vật mang đậm bản sắc châu Á và Quật mộ trùng ma thực sự là một dự án đáng học hỏi.
Trên thực tế, dòng phim trả thù vẫn chưa hoàn toàn “chết”, bằng chứng là các bộ phim truyền hình vẫn đang khai thác mạnh mẽ đề tài này khi không đủ kinh phí để làm ra những tác phẩm quy mô lớn như phim điện ảnh. Bộ phim The Glory đóng chính bởi kiều nữ Song Hye Kyo, nói về hành trình trả thù của một người phụ nữ bị bắt nạt học đường, đã gây sốt tại nhiều quốc gia và đạt vô số giải thưởng cao quý ở lĩnh vực truyền hình, khiến người ta hi vọng cơn sốt phim trả thù sẽ một lần nữa sống dậy.
Tuy nhiên, dù là truyền hình hay điện ảnh, có lẽ các nhà làm phim Hàn Quốc cũng nên tính đến việc truyền tải mượt mà thông điệp về vấn đề giai cấp, những đặc điểm văn hóa, thực trạng xã hội của nước mình như nạn bạo lực học đường, phân biệt giàu nghèo bằng những góc nhìn khác biệt hơn là chỉ cho nhân vật một con đường duy nhất là trả trù.
Khi phim trả thù Hàn Quốc không còn là 'món ngon'
Nhắc đến điện ảnh Hàn, có một thời kỳ người ta vẫn nhớ tới dòng phim trả thù như là món ăn đặc trưng nhưng hiện giờ, có vẻ như các nhà làm phim xứ Kim chi đang nghĩ tới đề tài nào đó mới mẻ hơn.
Một thời "thịnh hành"
Đầu những năm 2000, bộ ba phim báo thù của đạo diễn Park Chan Wook bao gồm Oldboy, Sympathy for Mr. Vengeance và Sympathy for Lady Vengeance tạo nên cơn sốt lớn với điện ảnh Hàn, đó cũng là một trong những khởi đầu cho trào lưu cũng như tư duy làm phim mới mẻ và và đa dạng hơn của nhiều nhà làm phim xứ Kim chi sau này, nhất là khi đề tài trả thù trở nên thịnh hành.
Dòng phim trả thù là món ăn thịnh hành ở Hàn Quốc những thập niên trước
Chủ đề trả thù trong phim điện ảnh Hàn, chủ yếu mô tả nó như một động cơ vô nghĩa của con người và thường dẫn tới những kết quả mang tính hủy hoại, với cả hai đối tượng là thủ phạm và nạn nhân. Hoặc cũng có thể không có ai là nạn nhân trong những cuộc báo thù tàn khốc ấy cả. Họ chỉ gây lỗi lầm một cách vô tình hoặc với động cơ đơn giản, nhưng không ngờ lại gây ra những hậu quả không thể ngờ tới được. Và cuối cùng, họ phải trả giá quá đắt cho những tội lỗi của mình.
Sang đến thập niên 2010 trở đi, các phim trả thù Hàn Quốc ngoài mang màu sắc đó ra, còn được tô điểm thêm nhiều yếu tố hành động đẫm máu và nhiều tính giải trí hơn. Nhưng có vẻ như điều đó càng khiến cho nhiều tác phẩm có chất lượng đi xuống khá nhiều.
Như bộ phim Ác nữ báo thù ra mắt 2017, bộ phim mang tới đầy đủ những pha bạo lực giật gân thuần túy để làm hài lòng những người say mê thể loại này, nhưng phần kịch bản lại quá tham lam và rời rạc. Hay bổ phim The Gangster, the Cop, the Devil (2019) có sự tham gia của siêu sao Ma Dong Sik có đủ chất báo thù và bạo lực nhưng đáng tiếc, tác phẩm lại bị nhiều nhà phê bình nói rằng tiết tấu phim rời rạc và lê thê cùng một cái kết tổng thể chẳng thể nào thuyết phục.
Hầu hết các bộ phim Hàn Quốc được khán giả quốc tế ưa chuộng đều đề cập đến những vấn đề nóng trên toàn cầu như bất bình đẳng xã hội và phân biệt giai cấp. Nhà nghiên cứu văn hóa Lim Myeong Mook nhận xét: "Một đặc điểm nổi trội của phim Hàn Quốc là tính chiến đấu. Nó phản ánh khát vọng đổi đời, mưu cầu được vươn lên vị thế xã hội cao hơn của con người".
Tuy vậy, nếu chỉ xoay quanh báo thù và bạo lực, chắc chắn không thể nào điện ảnh Hàn có nhiều diện mạo mới mẻ.
Báo thù đã không còn là "món ăn chính"
Cứ nhìn Giải thưởng Rồng Xanh trong vài năm trở lại đây, các bộ phim lên ngôi cao nhất, thường có nhiều chủ đề khác nhau và linh hoạt trong cách khai thác. Năm 2021, đó là Thoát khỏi Mogadishu - bộ phim chủ đề đào thoát và mang đậm màu sắc phiêu lưu lẫn lịch sử. Hay mới đây năm 2022, bộ phim Smugglers - Những kẻ buôn lậu lên ngôi cao nhất với nhân vật chính là những siêu trộm thứ thiệt.
Thoát khỏi Mogadishu
Từ năm 2010 trở đi, chỉ có một vài bộ phim chủ đề báo thù lên ngôi, như Pietà năm 2021, hay Decision to Leave ( Quyết tâm chia tay) , đủ cho thấy giới chuyên môn sẽ đánh giá cao những bộ phim mang nặng tính sáng tạo hơn là những chủ đề có thiên hướng cũ kỹ, cho dù đạo diễn phim đó có nổi tiếng ra sao.
Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời điểm về trước điện ảnh Hàn gần như không được chú ý trên trường quốc tế. Dẫu cũng đã có một số phim giành các giải thưởng ở một số liên hoan phim uy tín (như Oldboy về nhì tại Liên hoan phim Cannes 2004, nhận được giải Grand Prix từ ban giám khảo) nhưng doanh số của điện ảnh Hàn ở thị trường quốc tế rất ảm đạm. Oldboy dù được giới chuyên môn đánh giá cao cũng chỉ thu về vỏn vẹn 15 triệu USD trên toàn thế giới.
Nhưng nếu so sánh vào thời điểm này, có lẽ khó ai tin nổi điện ảnh Hàn lại có nột sự thay đổi kinh ngạc đến vậy, với rất nhiều bộ phim đạt doanh thu cao. Bộ phim Exhuma ( Quật mộ trùng ma) ra mắt năm nay đã mang về gần 100 triệu USD toàn cầu. Dù mang đề tài kinh dị, nhưng Quật mộ trùng ma không hẳn có phần hù dọa đáng sợ, nhưng phim ghi điểm nhờ tạo ra được những diễn biến bất ngờ, với cú twist độc đáo và được lồng ghép khéo léo.
Exhuma ( Quật mộ trùng ma)
Yếu tố chính trị được cài cắm có thể sẽ là một chi tiết gây nhiều bàn luận, tranh cãi nhưng không thể phủ nhận, Quật mộ trùng ma cho thấy đầu óc khéo léo của những nhà làm phim Hàn Quốc khi họ hoàn toàn có thể lồng ghép lịch sử vào trong bất cứ thể loại nào, cho khán giả hiểu hơn về một giai đoạn của dân tộc.
Rất nhiều chuyên gia từng lo ngại phim Hàn sẽ mất đi bản sắc khi khai phá các thể loại khác bên cạnh dòng phim trả thù đặc trưng... Tuy nhiên, các nhà sản xuất xứ Kim chi đã cho thấy lo ngại đó là không đáng có. Không chỉ không trùng lặp với Hollywood mà thậm chí đội ngũ làm phim Hàn còn thành công khi xây dựng nên các hình tượng nhân vật mang đậm bản sắc châu Á và Quật mộ trùng ma thực sự là một dự án đáng học hỏi.
Trên thực tế, dòng phim trả thù vẫn chưa hoàn toàn "chết", bằng chứng là các bộ phim truyền hình vẫn đang khai thác mạnh mẽ đề tài này khi không đủ kinh phí để làm ra những tác phẩm quy mô lớn như phim điện ảnh. Bộ phim The Glory đóng chính bởi kiều nữ Song Hye Kyo, nói về hành trình trả thù của một người phụ nữ bị bắt nạt học đường, đã gây sốt tại nhiều quốc gia và đạt vô số giải thưởng cao quý ở lĩnh vực truyền hình, khiến người ta hi vọng cơn sốt phim trả thù sẽ một lần nữa sống dậy.
Phim truyền hình The Glory
Tuy nhiên, dù là truyền hình hay điện ảnh, có lẽ các nhà làm phim Hàn Quốc cũng nên tính đến việc truyền tải mượt mà thông điệp về vấn đề giai cấp, những đặc điểm văn hóa, thực trạng xã hội của nước mình như nạn bạo lực học đường, phân biệt giàu nghèo bằng những góc nhìn khác biệt hơn là chỉ cho nhân vật một con đường duy nhất là trả trù.
'Exhuma: Quật mộ trùng ma' được yêu thích đặc biệt tại Triều Tiên Bất chấp lệnh cấm của chính phủ, Exhuma vẫn được người dân Triều Tiên yêu thích, săn đón. Theo hãng truyền thông DailyNK, bộ phim kinh dị/bí ẩn của Hàn Quốc Exhuma - Quật mộ trùng ma (2024) đang thu hút được sự yêu thích rộng rãi ở Triều Tiên. Một người cung cấp thông tin nói với DailyNK rằng mức độ phổ...