Dòng phim Hàn bị chỉ trích vì cảnh nóng thô bạo vẫn giành giải cao, gây chú ý thế giới
Thậm chí tác phẩm mới nhất của Kim Ki Duk đã khiến khán giả bỏ chạy vì cảnh nóng quá thô bạo.
Không xuất thân từ trường đào tạo điện ảnh chính quy nhưng những gì mà đạo diễn Kim Ki Duk làm được cho nền điện ảnh Hàn Quốc đã khiến không ít người phải nể phục. Và vì không bị ràng buộc vào trường lớp đào tạo nào cũng như trải qua cuộc sống phóng túng mà phim của Kim Ki Duk có chất riêng của ông: kỳ quái, nhẫn tâm nhưng cũng vô cùng sâu sắc, ý nghĩa.
Phim của Kim Ki Duk không mỹ hoá các nhân vật lên mà ngược lại, ông luôn đặt ra những tình huống bất thường, những số phận bất thường trong cuộc sống: người nhặt xác người tự sát (Crocodie – 1996), cuộc sống của người gái điếm trên chiếc thuyền (The Isle – 2000) hay việc làm nhẫn tâm để chiếm lấy người con gái mình yêu của tên môi giới “ dịch vụ sung sướng” (Bad Guy – 2002),…
Có lẽ nhờ vào những kinh nghiệm, cảm xúc mà ông từng trải qua thời hàn vi, khổ cực lúc xưa mà từng nhân vật trong tác phẩm của Kim Ki Duk đều chân thực, chạm được đến xúc cảm của người xem. Dù cho xen lẫn vào trong câu chuyện của mỗi tác phẩm Kim Ki Duk thực hiện đều có không ít cảnh nóng táo bạo nhưng lại được giới chuyên môn đánh giá cao bởi sự cần thiết cùng việc lồng ghép nghệ thuật với nội dung phim.
The Isle (2000)
Bộ phim xoay quanh nhân vật Hee Jin, một cô gái câm xinh đẹp làm nghề bán mồi câu cho những người câu cá trên sông tại một điểm câu bị cô lập với thế giới bên ngoài. Không dừng lại ở việc quản lý khu câu cá cũng như bán mồi câu, Hee Jin còn thỉnh thoảng bán dâm cho ngư dân khu vực này. Cuộc sống của Hee Jin đã thay đổi chóng mặt sau khi cứu Hyun Shik đang chạy trốn cảnh sát cũng như những âm mưu, tội ác mà cả hai gây ra vào những ngày tiếp theo.
Cũng như mọi phim khác của Kim Ki Duk, The Isle không được hoan nghênh tại quê nhà Hàn Quốc bởi nội dung không đủ hoa mỹ với gu xem phim quốc gia này, nhưng lại đón nhận “cơn mưa lời khen” từ đông đảo các nhà phê bình phim nước ngoài. The Isle cũng là phim điện ảnh Hàn Quốc đầu tiên được trình chiếu lại Liên hoan phim Venice.
Bộ phim xoay quanh đề tài gái điếm này đã nhận được sự đồng thuận từ các nhà phê bình: “Một sự kết hợp ám ảnh kỳ diệu của những hình ảnh đẹp nhưng táo bạo”. Nhà phê bình phim nổi tiếng người Mỹ Roger Ebert cũng đã đưa ra lời ca ngợi về tác phẩm: “Đây là bộ phim gây ấn tượng nhất và gây bất ngờ nhất mà bạn có thể thấy. Bạn thậm chí còn không muốn đọc phần mô tả trong bài đánh giá này nữa đâu”.
The Isle cũng đã khiến không ít khán giả phải bỏ ra khỏi rạp phim trong buổi chiếu đầu tiên vì những phân cảnh đầy táo bạo.
Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (2003)
Ngay từ tựa đề phim, Kim Ki Duk đã truyền tải thông điệp luân hồi của đạo Phật: xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân nhưng nội dung bên trong lại có phần đi ngược lại với một số tư tưởng Phật giáo. Bộ phim xoay quanh cuộc sống và quá trình trưởng thành của một chú tiểu nương tựa ngôi chùa nhỏ giữa thâm sơn cùng cốc với sự giúp đỡ của vị cao tăng.
Thay cho quan điểm “Nhân chi sơ tính bổn Thiện”, Kim Ki Duk đã khai thác câu chuyện của chú tiểu trong Spring, Summer, Fall, Winter… and Springtheo quan điểm “Nhân chi sơ tính bổn Ác” khi dù cậu được sinh sống, trưởng thành trong môi trường đầy tính thiện nơi cửa Phật nhưng vẫn không thể chống lại bản năng – cái “ác” của mình.
Sau khi trưởng thành, chú tiểu đã sa ngã vào tình yêu, phạm giới luật, rời bỏ ngôi chùa cùng sư phụ mình, giết người,… nhưng đến cuối cùng lại quay trở về thành một nhà sư khi đã ở tuổi trung tuần. Điều này như thể trải qua mọi hỷ, nộ, ái, ố của cuộc đời, người ta mới đủ sức rũ bỏ được mọi ham muốn của cuộc sống trần tục để quay về với con đường tu hành.
Là đạo diễn của Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring, Kim Ki Duk cũng bày tỏ ý đồ của mình khi làm ra bộ phim: “Tôi muốn miêu tả niềm vui, sự tức giận, đau buồn và niềm vui trong cuộc sống của chúng ta thông qua bốn mùa trong cuộc đời của một tu sĩ sống trong một ngôi đền trên Jusan Pond được bao quanh bởi thiên nhiên”.
Những cảnh nóng của chú tiểu sau khi trưởng thành trở thành đề tài gây ranh cãi dữ dội của bộ phim
Video đang HOT
Những cảnh nóng giữa chú tiểu sau khi trưởng thành cùng với người con gái đến chùa trong rừng cũng khiến công chúng – đặc biệt là những người theo đạo Phật cảm thấy không vừa mắt. Và cũng vì nội dung đi ngược lại với quan điểm Phật giáo bấy lâu nay mà bộ phim này của Kim Ki Duk đã gây ra nhiều tranh cãi về tư tưởng giữa 2 luồng ý kiến: đề cao và hạ thấp Phật giáo. Dù tranh cãi có xảy ra, Spring, Summer, Fall, Winter… and Springvẫn nhận được đánh giá vô cùng cao từ các nhà phê bình phim nước ngoài.
Trong một cuộc thăm dò được BBC tổ chức vào năm 2016, Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring đã được bình chọn là một trong 100 phim điện ảnh tuyệt vời nhất kể từ năm 2000.
Bad Guy (2001)
Nội dung Bad guy xoay quanh tên khốn làm nghề môi giới “dịch vụ sung sướng” Han Ki cùng cách mà hắn khiến cho một nữ sinh ngây thơ (Sun Hwa) bước vào con đường bán dâm để thoả mãn dục vọng của mình.
Bad guy được xem là tác phẩm thành công nhất của Kim Ki Duk tại Hàn Quốc khi nhận được phản ứng tích cực từ khán giả trong nước lẫn quốc tế nhờ vào những thông điệp mà bộ phim mang lại được lồng ghép khéo léo vào câu chuyện mà các nhân vật trải qua.
Phân cảnh nam chính Han Ki cưỡng hôn Sun Hwa vào lần đầu gặp mặt khi cô đi cùng bạn trai chính là cú shock đầu tiên trong chuỗi các cảnh nóng sau đó
Cũng như các bộ phim trước của mình, ở Bad guy, Kim Ki Duk có phần táo bạo hơn với các cảnh nóng trong phim nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của nam chính Cho Jae Hyun vì ông cho rằng đây là những cảnh cần thiết phải có, đưa nội dung phim lên đỉnh điểm.
Bộ phim đã giành được các giải thưởng danh giá tại Fukuoka Asian Film Festival lần thứ 16, Sitges Film Festival lần thứ 35, Giải thưởng nghệ thuật Baeksang lần thứ 38,… vào năm 2002.
Ingan, gonggan, sigan geurigo ingan (2018)
Vừa được giới thiệu tại Liên hoan phim Berlin 2018 vào ngày 18.02, Ingan, gonggan, sigan geurigo ingan (Human, Space, Time and Human) đã khiến không ít khán giả phải bỏ chạy ra ngoài vì 122 phút của bộ phim tràn đầy những cảnh xác thịt và bạo lực “nặng đô”.
Sau buổi công chiếu, tác phẩm này đã nhận phản ứng trái chiều từ nhiều nhà phê bình phim. Rodrigo Fonseca – cây bút của kênh truyền hình Brazil – nói vô cùng yêu thích phong cách của Kim Ki Duk và tác phẩm mới không khiến anh thất vọng. Với Rodrigo, đạo diễn họ Kim không chỉ là nhà làm phim đơn thuần mà là một triết gia, trung thành với phong cách kể chuyện độc đáo và luôn chất vấn về sự tồn tại cũng như diệt vong của loài người.
Ingan, gonggan, sigan geurigo ingan được biết sẽ là tác phẩm với 122 kéo dài các cảnh xác thịt, bạo lực
Ngược lại thì Jessica Kiang (Variety) hay Oliver Johnston (The Upcoming) chỉ trích phim lố bịch, đầy những triết lý bảo thủ, tình tiết thiếu thuyết phục. Họ cho rằng tác phẩm cổ vũ những kẻ thù ghét phụ nữ và ưa bạo lực, có vẻ như xem tính cách này nằm sẵn trong bản chất con người. Ngoài ra, dàn diễn viên trong phim như: Jang Geun Suk, Lee Sung Jae, Mina Fujii,… đều không diễn tả được nhân vật mình đảm nhận với biểu cảm khá đơ.
Tuy vẫn chưa biết được Ingan, gonggan, sigan geurigo ingan có được đánh giá cao khi chính thức công chiếu hay không nhưng ta có thể khẳng định được đây tiếp tục là một tác phẩm có những cảnh tình dục, bạo lực tàn nhẫn khác của vị đạo diễn tài năng này.
Theo Danviet
Những phim Hàn Quốc dán nhãn 18+ xuất sắc khiến cả thế giới phải trầm trồ
Những cảnh 18 được lồng ghép hợp lý giúp cho những bộ phim nhận được phản hồi tích cực từ khán giả.
Những bộ phim đến từ Hàn Quốc này đều có yếu tố gây sốc với khán giả nhưng cũng nhận được phản hồi vô cùng tích cực bởi nội dung hấp dẫn cùng cách xử lý, lồng ghép cảnh 18 khéo léo.
Người hầu gái (The Handmaiden - 2016)
Bộ phim được giới thiệu tại Liên hoan phim Cannes vào giữa tháng 5.2016 và chính thức công chiếu tại các rạp phim tại Hàn Quốc vào đầu tháng 6.2016.
Người hầu gái được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Fingersmith (của nhà văn Sarah Waters) với dàn diễn viên thực lực: Ha Jung Woo, Jo Jin Woong, Kim Min Hee, diễn viên tân binh Kim Tae Ri cùng sự chỉ đạo diễn xuất tài tình của đạo diễn Park Chan Wook nhanh chóng chiếm được tình cảm của khán giả trong và ngoài nước.
Hai nữ diễn viên Kim Min Hee và Kim Tae Ri đã có những cảnh nóng táo bạo trong Người hầu gái
Phim lấy bối cảnh Triều Tiên những năm 1930 khi đất nước này vẫn còn là thuộc địa của Nhật Bản. Nhân vật chính trong phim là cô gái ngây thơ tên Sook Hee (Kim Tae Ri thủ vai) được một gã lừa đảo tự xưng là Bá tước Fujiwara (Ha Jung Woo thủ vai) thuê để làm người hầu cho cô tiểu thư giàu có Hideko (Kim Min Hee đóng).
Mục đích của Fujiwara là dùng Sook Hee móc nối để chiếm được cô tiểu thư trước khi nàng nhận lời cầu hôn từ người chú dượng Kouzuki (Jo Jin Woong thủ vai). Nhưng cuối cùng, Sook Hee lại đem lòng yêu cô chủ của mình. Với nội dung như vậy, những cảnh nóng trong phim đã khiến không chỉ khán giả mà cả giới chuyên môn phải bất ngờ.
Bộ phim lọt vào top 10 những bộ phim đáng xem của gần 40 phóng viên chuyên môn trên các trang tin uy tín tại nước ngoài. Ngoài ra, Người hầu gái còn nhận được hơn 40 giải thưởng danh giá trên gần 100 đề cử tại các lễ trao giải trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến hạng mục Phim nước ngoài hay nhất của Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh quốc (BAFTA) lần thứ 71 - một giải thưởng tương đương Oscar tại nước Anh.
Oldboy - 2013
Oldboy được chỉ đạo diễn xuất bởi đạo diễn tài năng Park Chan Wook cùng dàn diễn viên thực lực: Choi Min Sik, Yoo Ji Tae, Kang Hye Jung,... xoay quanh nhân vật chính Oh Dae Su (Choi Min Shik thủ vai) - một doanh nhân bỗng nhiên bị bắt cóc trong suốt 15 năm. Cũng trong khoảng thời gian này, Oh Dae Su đã phát hiện ra vợ mình đã bị giết, con gái lại bị đưa ra nước ngoài làm con nuôi và kinh khủng hơn là mọi chứng cứ lại chỉ ra chính anh là kẻ tình nghi của vụ án.
Vai diễn Oh Dae Su được cho là vai diễn ấn tượng nhất của Choi Min Sik trên màn ảnh rộng
Sau khi thoát ra ngoài, Oh Dae Su đã lên kế hoạch tìm ra kẻ xấu xa đã giết hại vợ, huỷ hoại cuộc đời mình nhưng khi có được đáp án, anh không khỏi ngạc nhiên trước chân tướng của sự việc. Với nội dung khá "nặng đô", những cảnh hành động, bạo lực tàn nhẫn trong Oldboy cũng là những chi tiết cấm trẻ em, khiến bộ phim mang mác 18 khi ra rạp.
Bộ phim này được xem là một biểu tượng trong làng phim điện ảnh Hàn Quốc, Oldboy hấp dẫn đến mức Hollywood đã mua bản quyền làm lại phim vào năm 2013 nhưng kết quả lại không được thành công như bản gốc. Theo đó, Oldboy đã nhận được gần 30 giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài Hàn Quốc, mang về cho đạo diễn Park Chan Wook giải thưởng của ban giám khảo tại LHP Cannes, giải Đạo diễn xuất sắc tại nhiều LHP trên các nước.
Người mẹ (Mother - 2009)
Dưới sự chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn tài năng Bong Joon Ho cùng các diễn viên nổi tiếng Won Bin, Kim Hye Ja,... câu chuyện về tình mẫu tử của Người mẹ khiến không ít khán giả phải rơi nước mắt trong rạp chiếu.
Người mẹ xoay quanh việc mẹ của Do Joon (Kim Hye Ja thủ vai) phải tìm mọi cách để minh oan cho người con trai bị thiểu năng (Won Bin thủ vai) vô tình trở thành nghi can trong một vụ giết người tàn khốc.
Sự phối hợp ăn ý cùng diễn xuất tài tình của Kim Hye Ja và Won Bin đã khiến Người mẹ cướp đi bao nước mắt của khán giả
Người mẹ cũng đã xuất sắc giành hơn 40 giải thưởng lớn nhỏ lại các lễ trao giải, LHP trong và ngoài nước, lọt top 10 những phim đáng xem của hơn 10 chuyên gia trong ngành, nhận được đánh giá cao từ các nhà phê bình phim ảnh. Đặc biệt, tại LHP Châu Á năm 2010, Người mẹ đã mang lại cho đạo diễn Bong Joon Ho đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất và nữ diễn viên Kim Hye Ja đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
Với đề tài hình sự, trinh thám xoay quanh vụ án giết người tàn khốc cùng với một số cảnh nóng trong phim, Người mẹ đã được dán nhãn 18 khi được công chiếu vào cuối tháng 5.2009.
A Tale of Two Sisters - 2003
A Tale of Two Sisters là biểu tượng tác phẩm kinh dị nổi trội nhất của điện ảnh Hàn Quốc với doanh thu cao nhất tại xứ sở kim chi trong số các phim kinh dị.
Chỉ với poster của bộ phim, A Tale of Two Sisters đã cho thấy bộ phim phải được dán nhãn 18 khi công chiếu
Với đề tài phim kinh dị, rùng rợn, A Tale of Two Sisters đã được dán nhãn 18 khi được công chiếu tại Hàn Quốc vào tháng 6.2003. Bộ phim xoay quanh cuộc sống tàn nhẫn mà hai chị em Soo Mi (Lim Soo Jung thủ vai) và Soo Yeon (Moon Geun Young thủ vai) phải đối mặt khi kết thúc đợt điều trị tâm lý sau sự ra đi của mẹ ruột. Sự thờ ơ của bố ruột cùng hành động tàn ác của người mẹ kế đã khiến cả Soo Mi và Soo Yeon lâm vào khủng hoảng thật sự.
A Tale of Two Sisters cũng đã giành được hơn 20 giải thưởng tại các lễ trao giải lớn nhỏ trong và ngoài nước, thậm chí còn được Hollywood mua bản quyền làm lại vào năm 2009.
Theo Danviet
Không chịu nổi cảnh trần trụi trong phim Hàn, một phần ba khán giả bỏ về Tại LHP Berlin, tác phẩm mới nhất của Kim Ki Duk đã nhận được phản ứng trái chiều. . Trích đoạn phim Human, Space, Time and Human Kim Ki Duk là cái tên đạo diễn dòng phim nghệ thuật nổi tiếng của Hàn Quốc. Những bộ phim của ông thường gây ấn tượng về sự bạo lực và trần trụi, bên cạnh đó...