Đồng nội tệ và chứng khoán của Nga phục hồi
Đồng ruble của Nga đã có phiên giao dịch ổn định trong ngày 25/2, phục hồi từ mức thấp kỷ lục được ghi nhận trong phiên trước đó – thời điểm Nga triển khai chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine.
Chỉ số chứng khoán Nga cũng tăng điểm mạnh sau 1 ngày giảm kỷ lục. Các kết quả trên diễn ra sau khi Ngân hàng trung ương Nga lần đầu tiên can thiệp mạnh vào thị trường tài chính kể từ năm 2014.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: Sputnik/TTXVN
Cụ thể, trong phiên giao dịch sáng 25/2, tỷ giá đồng ruble là 83,30 ruble/USD, tăng 2,3% sau khi chạm mức thấp kỷ lục 89,60/USD trong phiên giao dịch đầy biến động một ngày trước đó. So với đồng euro, giá trị đồng ruble tăng 2,3% và được giao dịch ở mức 93,49/euro, sau khi chạm ngưỡng thấp nhất mọi thời đại là 101,03/euro trên thị trường liên ngân hàng trong phiên 24/2.
Trong khi đó, “sắc xanh” đã trở lại thị trường chứng khoán Nga khi các chỉ số đồng loạt tăng điểm sau một ngày giảm kỷ lục. Trong phiên giao dịch ngày 25/2, chỉ số RTS tăng 27,5% lên 947,7 điểm. Chỉ số MOEX cũng tăng 22,5% lên 2.520,9 điểm, hồi phục mạnh mẽ mức 1.681,55 điểm được ghi nhận trước đó một ngày.
Video đang HOT
Tỷ giá đồng ruble đã dần ổn định sau khi chạm mức thấp nhất kể từ năm 2014 nhờ các biện pháp can thiệp kịp thời của Ngân hàng trung ương Nga đối với thị trường tài chính nước này. Đây là lần can thiệp đầu tiên và lớn nhất kể từ năm 2014 của Ngân hàng trung ương Nga nhằm ổn định thị trường, và được thực hiện sau khi tỷ giá đồng USD và euro đã tăng cao lên mốc kỷ lục so với đồng ruble trong phiên sáng 24/2.
Thị trường đang hy vọng Ngân hàng trung ương Nga sẽ triển khai thêm các bước đi để giải quyết rủi ro lạm phát.
Sự suy yếu của đồng ruble sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine được dự báo sẽ ảnh hưởng tới đời sống của người dân ở Nga khi lạm phát chạm gần ngưỡng 9%. Các nhà phân tích cho biết ngân hàng trung ương hiện có thể tiến hành một đợt tăng lãi suất ngoài dự kiến như đã từng làm vào cuối năm 2014, thời điểm tăng lãi suất cơ bản được điều chỉnh từ 10,5% lên 17% khi giá trị đồng ruble lao dốc. Ngân hàng trung ương Nga, vốn đặt mục tiêu lạm phát ở mức 4%, dự kiến sẽ xem xét việc tăng lãi suất tại cuộc họp hội đồng quản trị tiếp theo vào ngày 18/3 tới.
Ngân hàng trung ương Nga bắt đầu can thiệp để bình ổn thị trường
Ngân hàng trung ương Nga ngày 24/2 cho biết sẽ có biện pháp can thiệp thị trường để hỗ trợ đồng nội tệ ruble, trong bối cảnh đồng tiền này mất giá nghiêm trọng sau khi Tổng thống Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt tại miền Đông Ukraine.
Đồng ruble của Nga (ảnh) đã chạm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau nhiều tuần bác bỏ kế hoạch tấn công, lực lượng quân đội Nga đã bắn tên lửa vào một số thành phố của Ukraine và đổ bộ quân lên bờ biển của nước này ngày 24/2.
Đồng nội tệ, trái phiếu và chứng khoán của Nga đều lao dốc, khiến Ngân hàng trung ương tuyên bố đợt can thiệp ngoại hối đầu tiên để củng cố sự ổn định tài chính kể từ năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Đồng ruble trượt xuống mức thấp kỷ lục chưa từng có 89,60 ruble/USD và gần ngưỡng quan trọng là 100 ruble/euro. Trước khi căng thẳng địa chính trị gần đây giữa Moskva và phương Tây bắt đầu leo thang vào tháng 10/2021, đồng tiền này giao dịch ở mức 70 ruble/USD và 81 ruble/euro.
Để ổn định tình hình trên thị trường tài chính, Ngân hàng trung ương Nga đã quyết định bắt đầu can thiệp vào thị trường tiền tệ. Động thái này đã giúp đồng ruble thu hẹp đà giảm.
Ngày 24/2, Ngân hàng trung ương Nga đã tăng mức bán đồng USD hàng ngày theo hoạt động hoán đổi ngoại hối với các ngân hàng từ mức 3 tỷ USD lên 5 tỷ USD và bán 874 tỷ ruble (10 tỷ USD) trong một cuộc đấu giá repo hàng ngày, nhằm cung cấp thêm thanh khoản cho 300 ngân hàng.
Ngân hàng trung ương Nga cũng đã quyết định mở rộng danh sách chứng khoán mà ngân hàng này chấp nhận làm tài sản thế chấp để đổi lấy thanh khoản. Sberbank, ngân hàng hàng đầu của Nga, cho biết ngân hàng này vẫn hoạt động bình thường cho đến nay.
Công cụ khác mà Ngân hàng trung ương Nga "dự phòng" để giảm bớt sức ép đồng ruble đi xuống là lãi suất chủ chốt. Ngân hàng này dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ do đang phải vật lộn để kiềm chế lạm phát.
Các thị trường hiện chuẩn bị cho tác động của các biện pháp trừng phạt mới và khắc nghiệt của phương Tây nhằm vào Moskva vì cuộc tấn công Ukraine.
Renaissance Capital cho biết các lệnh trừng phạt này sẽ rất đáng kể, không giống như các lệnh trừng phạt mềm được áp dụng hôm vào 23 - 24/2.
Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh Căng thẳng chính trị gia tăng sau khi quân đội Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine đang đẩy giá hàng hóa toàn cầu tăng cao, trong khi chứng khoán thế giới chìm trong sắc đỏ. Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN Giá dầu lần đầu tiên tăng trên 100...