Dòng người vội vã rời châu Âu đến Mỹ
Những hành khách mệt mỏi đeo khẩu trang, vội vã lên các chuyến bay từ châu Âu tới Mỹ sau khi Trump ban lệnh cấm đi lại nhằm ngăn Covid-19.
Lệnh cấm đi lại trong vòng 30 ngày được Tổng thống Trump áp dụng với công dân của 26 quốc gia châu Âu, ngoại trừ Anh, Ireland và các công dân Mỹ. Quy định có hiệu lực từ nửa đêm 13/3.
“Nó đã gây ra một sự hoảng loạn lớn”, Anna Grace, 20 tuổi, một sinh viên Mỹ đang trong chuyến du lịch châu Âu đầu tiên, nói. Cô đã phải đổi vé để bay từ sân bay Madrid, Tây Ban Nha, về nước, thay vì tiếp tục hành trình tới Pháp. Những người bạn của Grace kém may mắn hơn khi không đổi được chuyến bay.
Dù các công dân Mỹ được miễn trừ, Grace và nhiều người khác cho hay họ muốn về nước đề phòng trường hợp lệnh cấm được mở rộng do tình hình Covid-19 tại châu Âu diễn tiến xấu.
“Chúng tôi lo lắng mình sẽ không thể quay về nước”, Jay Harrison, 29 tuổi, một người Mỹ chuẩn bị lên chuyến bay ở Brussels, Bỉ, nói. “Nếu kéo dài thêm 30 ngày nữa và chúng tôi mắc kẹt, tình hình sẽ rất khó khăn, rất tốn kém, quay về rất khó và ở lại cũng khó”.
Hành khách xếp hàng trước quầy vé của hãng Delta tại sân bay quốc tế Charles de Gaulle, Paris, Pháp hôm 12/3. Ảnh: Reuters
Paola Mesa, 29 tuổi, người Tây Ban Nha, đang bay từ thành phố Barcelona đến San Francisco, cho biết cô ủng hộ lệnh cấm của Trump với châu Âu.
Video đang HOT
“Đó là những gì Tây Ban Nha lẽ ra nên làm từ trước”, Mesa nói. Số người tử vong vì nCoV ở nước này hôm qua tăng gần gấp đôi lên 84 ca, số người nhiễm tăng lên gần 3.000 ca.
Trump cho biết ông phải hành động vì Liên minh châu Âu (EU) đã không có những biện pháp thích đáng để ngăn chặn virus. Trong khi đó, EU đã bác bỏ bình luận của Trump và chỉ trích phía Mỹ thiếu tham vấn trước khi đưa ra quyết định.
Nhiều người có chung quan điểm này.
“Thật nực cười. Tại sao chúng ta áp lệnh cấm khi virus đã xuất hiện ở Mỹ?” Leo Mota, 24 tuổi, người vừa từ Los Angeles đáp xuống sân bay quốc tế Charles de Gaulle, Paris, nói.
Miguel Paracuellos, một người Tây Ban Nha đang làm việc ở Mỹ, cũng cho rằng Trump đang cố gắng bù đắp thất bại của ông trong việc mở rộng xét nghiệm và sàng lọc bệnh nhân tại Mỹ.
“Ông ấy đang đổ lỗi cho một kẻ thù bên ngoài”, trong trường hợp này là châu Âu”, Paracuellos nói.
Jon Lindfors, một du khách Mỹ tại Paris, cũng không kém bất bình với Trump, người sẽ tái tranh cử vào tháng 11 tới.
“Trump nói đây không phải là một cuộc khủng hoảng y tế nhưng thực tế là như thế, rằng đây không phải là một cuộc chiến kinh tế nhưng thực tế đúng là vậy. Chúng tôi không tin những gì Trump nói nữa”, Lindfors gay gắt.
Một hành khách tại sân bay Frankfurt, Đức ngày 12/3. Ảnh: Reuters
Một thành viên tổ bay của Delta cho hay lệnh cấm của Trump đã khiến hãng hàng không này không kịp trở tay.
“Đó sẽ là một mớ hỗn độn lớn. Chúng tôi không ngờ được điều gì như thế. Chúng tôi không có thông tin chi tiết để biết việc này ảnh hưởng gì đến mình và công ty”, người này nói.
Tại sân bay Fiumicino vắng vẻ ở Rome, một du khách Italy vừa trở về từ New York cho rằng nước Mỹ sẽ sớm đối mặt với sự gián đoạn mà châu Âu đang trải qua.
“Tại New York, chỉ có vài chuyến bay bị huỷ hoặc hoãn. Họ chưa hiểu tình hình”, Giuseppe Riccio đeo khẩu trang nói. “Các biện pháp kiểm soát dịch chưa được áp dụng, các cửa hàng vẫn đông nghẹt người”.
Gregory và Ada Goldberg, một đôi vợ chồng ở San Francisco, đang xoay xở để đặt vé máy bay từ Barcelona, Tây Ban Nha về Mỹ nhưng không được trợ giúp nhiều ở sân bay.
“Kỳ nghỉ dài hai tuần của chúng tôi đã trở thành ác mộng”, bà Ada, 69 tuổi, nói.
Anh Ngọc (Theo Reuters)
Theo vnexpress.net
Tổng thống Syria cáo buộc châu Âu trong việc hỗ trợ những kẻ khủng bố
Tổng thống Syria, Bashar al-Assad trong một cuộc phỏng vấn với RT đã cáo buộc châu Âu trong việc hỗ trợ khủng bố và sợ hãi những người tị nạn, ông cũng gọi đây là hành vi đạo đức giả.
Ông nói rằng trong cuộc xung đột, vài triệu người đã trốn khỏi Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả những kẻ cực đoan. Theo ông Assad, châu Âu e ngại trước tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhưng đồng thời cũng mong ông ấy ngăn chặn những người tị nạn này vượt xa hơn về phía tây.
"Hỗ trợ khủng bố từ Syria rất nguy hiểm đối với Châu Âu, thậm chí là phần nguy hiểm nhất. Nhưng thật là đạo đức giả khi mà làm thế nào người ta có thể sợ vài triệu người này, hầu hết trong số họ đều ôn hòa, và chỉ có một vài trong số họ là kẻ khủng bố. Làm thế nào để những kẻ khủng bố này được hỗ trợ trực tiếp?" ông tuyên bố.
Tại Syria kể từ năm 2011, xung đột vũ trang đã xảy ra kéo dài. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran- những bên đảm bảo cho lệnh ngừng bắn, đã tích cực tham gia các hoạt động, chiến dịch để giải quyết vấn đề này. Trong thời gian đó, Syria đã xoay sở để đánh bại gần như hoàn toàn những kẻ khủng bố, bắt đầu ổn định chính trị, đưa người tị nạn trở về và khôi phục các cơ sở hạ tầng bị phá hủy bởi chiến tranh. Theo đó, một ủy ban hiến pháp đã được thành lập, bao gồm cả phe đối lập. Cuộc họp đầu tiên của ủy ban được tổ chức vào ngày 30 tháng 10 tại Geneva.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai/Ria.ru
Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện rút quân hoàn toàn khỏi Syria Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa lên tiếng khẳng định rằng, lực lượng quân sự của nước này sẽ không rời khỏi Syria cho tới khi tất cả quốc gia khác rời khỏi đây. Trả lời phỏng vấn vào hôm 8-11, Tổng thống Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ rút quân khỏi Syria khi các quốc gia khác cũng...