Dòng người tị nạn từ Ukraine tiếp tục đổ về biên giới các nước EU
Thứ trưởng Nội vụ Ba Lan Pawel Szefernaker ngày 26/2 cho biết khoảng 100.000 người đã vượt biên giới từ Ukraine sang Ba Lan kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2.
Người dân Ukraine vượt biên sang Hungary để tránh xung đột, ngày 25/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thứ trưởng Szefernaker, trên 9.000 người từ Ukraine đã vượt biên sang Ba Lan từ 7h sáng 26/2 theo giờ địa phương. Tại thành phố Medyka ở miền Nam Ba Lan, cách thành phố Lviv của Ukraine khoảng 85 km, hàng nghìn người Ukraine đang chờ đợi xin quy chế tị nạn.
Sáng sớm cùng ngày, CH Séc đã đưa những chuyến tàu đặc biệt chở những người Ukraine sống ở CH Séc đến khu vực biên giới với Ba Lan để tạo điều kiện cho họ gặp gỡ người thân từ trong nước vượt biên tránh chiến sự.
Tại thị trấn biên giới Ubla của Slovakia, nhà chức trách đã tiếp nhận những người tị nạn từ Ukraine và đưa họ đến một cơ sở tập thể dục ở địa phương, cung cấp giường gấp, nệm và bánh mì. Trong khi đó, Bulgaria điều 4 xe buýt đến thủ đô Kiev của Ukraine để sơ tán cộng đồng người Bulgaria gồm 250.000 người đang sinh sống ở Ukraine.
Video đang HOT
Kể từ 7h sáng 26/2, phía Ukraine đã đóng phần đường dành cho ô tô và chỉ cho phép người đi bộ tham gia giao thông.
Các vấn đề liên quan đến người tị nạn sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine đang được quan tâm. Dự kiến, bộ trưởng nội vụ của các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp để thảo luận vấn này.
Trên tài khoản Twitter ngày 25/2, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết cuộc họp được tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể. Trong khi đó, trao đổi với đài phát thanh France Inter của Pháp, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết cuộc họp sẽ xem xét cách thức các nước EU có thể xử lý tốt nhất vấn đề người tị nạn từ Ukraine.
Nga đóng cửa không phận với máy bay Ba Lan, Séc, Bulgaria
Động thái này của Nga được đưa ra theo sau phản ứng "không thân thiện" của ba quốc gia này đối với hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.
Theo đài RT (Nga), ngày 26/2 Moskva đã ra lệnh đóng cửa không phận của mình đối với các hãng hàng không chở khách thuộc sở hữu hoặc đăng ký ở Ba Lan, Cộng hòa Séc và Bulgaria. Động thái này được đưa ra sau khi ba quốc gia châu Âu cấm các chuyến bay của Nga trên lãnh thổ của họ, với lý do xung đột ở Ukraine.
Cơ quan hàng không nhà nước Nga cho biết lệnh cấm có hiệu lực từ 15h cùng ngày theo giờ Moskva, với lý do "các quyết định không thân thiện" của Warsaw, Prague và Sofia.
Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày 24/2. Moskva cho biết hoạt động quân sự này không gây ra mối đe dọa đối với dân thường và chỉ nhằm vào các cơ sở hạ tầng quân sự. Theo Bộ Quốc phòng Nga, Nga không cần lãnh thổ của Ukraine và các lực lượng của họ cũng không có ý định ở lại Ukraine, sẽ rút quân sau khi chiến dịch đặc biệt hoàn tất.
Đài RT cho biết, chiến dịch của Nga đã mở rộng ra khắp lãnh thổ Ukraine, với việc quân đội Nga xác nhận nhắm mục tiêu vào các vị trí quân sự của Kiev trên khắp đất nước.
Sau khi Nga mở chiến dịch tấn công tại Ukraine, các cường quốc phương Tây, bao gồm Mỹ Canada, Vương quốc Anh, NATO và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với nền kinh tế và chính phủ Nga, bao gồm cả cá nhân Tổng thống Putin.
Ngay ngày 24/2, Anh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, trong đó có lệnh cấm hãng hàng không Aeroflot bay qua không phận Anh. Giới chức Anh cũng tuyên bố đóng băng tài sản tại Anh của các ngân hàng và nhà sản xuất vũ khí lớn của Nga. Moskva cũng đã đáp trả, cấm các hãng hàng không của Anh vào không phận nước này.
Estonia và Latvia ngày 26/2 cũng thông báo đóng cửa không phận với các máy bay Nga. Tuy nhiên, Moscow chưa đưa ra lệnh trả đũa.
Cũng trong ngày 26/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Nga có khả năng thực hiện các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại từ các lệnh trừng phạt.
Hãng tin TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov: "Các biện pháp tức thời chắc chắn đang được thực hiện để giảm thiểu thiệt hại từ các lệnh trừng phạt và đảm bảo hoạt động không bị cản trở của tất cả các hệ thống và lĩnh vực kinh tế".
Đại diện Điện Kremlin nhấn mạnh rằng Nga "có mọi khả năng và tiềm năng để làm điều đó". Ông cho biết Nga "sẽ phải phân tích để xác định các biện pháp trả đũa có thể phục vụ tốt nhất cho lợi ích của chúng tôi".
Trước đó, Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu và một số quốc gia châu Âu đã công bố một loạt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga do chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine.
Ngày 22/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo vòng trừng phạt đầu tiên nhằm vào hai thể chế tài chính của Nga và "giới tinh hoa" trong lĩnh vực này. Ngày 24/2, ông Biden tuyên bố vòng trừng phạt mới, mở rộng các thực thể ngân hàng, tài chính của Nga bị cấm vận, cùng với biện pháp hạn chế xuất khẩu công nghệ, kỹ thuật, chặn quyền tiếp cận của Nga đối với nhiều sản phẩm, từ hàng điện tử thương mại và máy tính đến chất bán dẫn và phụ tùng máy bay.
Pháp chặn một tàu chở hàng đến Nga Theo hãng tin AFP, giới chức Pháp ngày 26/2 thông báo lực lượng chức năng nước này đã chặn một tàu hàng ở Eo biển Manche đang trên đường đến Nga, sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt Nga liên quan vấn đề Ukraine. Tàu Nga tại cảng Boulogne-sur-Mer. Ảnh: lavoixdunord.fr Tàu Baltic Leader treo cờ Nga, dài 127m,...