Dòng người chờ từ 3 giờ sáng để vào Lăng viếng Bác
Để trở thành những người đầu tiên vào Lăng viếng Bác trong sáng nay, 19.5, ngày sinh nhật lần thứ 125 của Người, rất nhiều người từ những nơi xa xôi đã xuất phát từ đêm hôm trước.
5 giờ sáng, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng đoàn người dài đã xếp hàng, chờ chứng kiến nghi thức chào cờ tại quảng trường Ba Đình.
Đoàn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An đi từ 23 giờ đêm qua để 3 giờ sáng nay có mặt trước Lăng Bác.
Đoàn cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội người cao tuổi phường Bách Khoa (Hà Nội) gồm gần 100 người tổ chức đi bộ từ khu Bách Khoa tới Lăng Bác từ 4 giờ sáng. “Dù đã nhiều lần đi ngang qua đường Độc Lập, đi qua quảng trường Ba Đình, nhưng giây phút đứng trước Lăng trong ngày sinh nhật Bác, tôi vẫn thấy cảm giác rất khó tả”, bà Trần Thị Vũ – thành viên trong đoàn xúc động.
Đến 7 giờ sáng nay, 19.5, đoàn người chờ vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nối rất dài, bắt đầu từ phố Ngọc Hà.
Bà Trần Thị Mai, 65 tuổi, quê ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết đoàn gồm 30 người từ huyện Quỳnh Lưu đi từ 23 giờ đêm qua, tới Hà Nội lúc 3 giờ sáng nay. Mọi người tranh thủ ăn sáng bằng bánh mỳ để vào xếp hàng, chờ đến giờ được vào Lăng sớm nhất
Người dân ai cũng nóng lòng muốn được vào Lăng viếng Bác trong sáng nay, 19.5
Đoàn cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội người cao tuổi phường Bách Khoa (Hà Nội) gồm gần 100 người đã tổ chức đi bộ từ khu Bách Khoa tới Lăng Bác từ 4 giờ sáng
Nghi thức trang trọng trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc 6 giờ sáng nay, 19.5
Các thế hệ đứng nghiêm trang trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ chào cờ xúc động
Lá cờ đỏ tung bay trước gió trong âm hưởng của ca khúc Tiến quân ca hùng tráng. Với người dân Việt Nam, giây phút này thật sự thiêng liêng, xúc động
Video đang HOT
Để được là những người đầu tiên vào Lăng viếng Bác, nhiều người từ các vùng quê đã xuất phát từ 23 giờ đêm qua
Đến 7 giờ sáng nay, 19.5, dòng người xếp hàng vào Lăng viếng Bác đã nối dài
Đoàn từ Nghệ An đi từ huyện Quỳnh Lưu lúc 23 giờ đêm qua, có mặt tại Hà Nội từ 3 giờ sáng nay
“Dù đã nhiều lần đi ngang qua đường Độc Lập, đi qua quảng trường Ba Đình, nhưng giây phút đứng trước Lăng trong ngày sinh nhật Bác, tôi vẫn thấy cảm giác rất khó tả”, bà Trần Thị Vũ, 55 tuổi, người dân phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ
7 giờ 45 phút, trên Quảng trường Ba Đình, dòng người tuần tự bước vào Lăng viếng Bác. Còn hàng ngàn người đang chờ đợi để được gặp Bác trong ngày sinh nhật Người
Thúy Hằng – Tuấn Phạm
Theo Thanhnien
Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ từ Hà Nội về Cà Mau
Ở tỉnh Cà Mau hiện nay có cây vú sữa được nhân giống từ chính cây vú sữa miền Nam trong khu vườn Bác Hồ ở Hà Nội. 25 năm qua, nhân dân Cà Mau đã gìn giữ cây vú sữa, thể hiện tình cảm thiêng liêng của đồng bào miền Nam với Bác.
Cây vú sữa của bà má miền Nam tặng Bác
Tiếp chúng tôi tại Phủ thờ Bác Hồ ở ấp Phủ Thờ (xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào những ngày cận kề kỷ niệm 125 năm ngày sinh nhật Bác, ông Huỳnh Minh Tâm (77 tuổi, người có hơn 7 năm làm nhiệm vụ trông coi Phủ thờ Bác) kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ.
Ông Tâm nhớ lại, khoảng cuối năm 1954, tại Cà Mau diễn ra buổi tiễn đưa cuối cùng đoàn tập kết cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc. Đó là một buổi tiễn đưa với nhiều tâm trạng, cảm xúc của người đi, kẻ ở. Lúc đó, bà Lê Thị Sảnh (còn gọi là má Tư) muốn làm một điều gì đó thật ý nghĩa để gửi đến Bác Hồ, thể hiện tấm lòng của bà nói riêng, của đồng bào miền Nam nói chung với Bác. Bà má Tư đã kêu con gái bứng một cây vú sữa con bỏ vào một gáo dừa khô. Má Tư gửi cây vú sữa cho trưởng đoàn tập kết với lời gửi gắm là trao tận tay Bác Hồ.
Vào ngày 26/2/1955, đúng ngày mùng 2 Tết Ất Mùi, trong dịp cán bộ, chiến sĩ đến chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, đại diện đoàn miền Nam là ông Nguyễn Văn Kỉnh đã dâng tặng cây vú sữa của bà má Tư lên Bác Hồ. "Lúc đó, nghe kể là Bác rất xúc động khi nhận cây vú sữa. Một vật tặng của nhân dân miền Nam dù đơn giản nhưng đó là tấm lòng kính yêu nhất của đồng bào ruột thịt miền Nam đối với Bác", ông Tâm chia sẻ.
Bức ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng Bác.
Cây vú sữa của bà má Tư sau đó được Bác trồng trong khu vườn gần nhà làm việc của Bác. Hàng ngày, tự tay Bác chăm sóc, tưới nước cho cây. Sau này bức ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa miền Nam trở thành một bức ảnh lịch sử.
Bà Lê Thị Sảnh (má Tư)- người đã gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa vào năm 1954.
Và cây vú sữa bên Phủ thờ Bác ở Cà Mau
Sau khi kể xong gốc tích về cây vú sữa của bà má Tư tặng Bác Hồ hồi 60 năm về trước, ông Tâm lại chỉ cho chúng tôi thấy một cây vú sữa nằm cạnh bên Phủ thờ Bác. "Đó chính là cây vú sữa được nhân giống ra từ cây vú sữa ở khu vườn Bác ngoài Hà Nội đó", ông Tâm nói.
Ông Tâm cho biết, qua lời kể của nhiều cán bộ, trước khi mất, Bác có căn dặn một khi đất nước độc lập mà Bác chưa được vào Nam thì Bảo tàng Việt Nam phải chăm sóc, bảo quản thật tốt cây vú sữa của nhân dân miền Nam tặng Bác, sau đó cho nhân giống cây vú sữa ấy và gửi tặng lại cho nhân dân miền Nam.
Phủ thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, Cà Mau...
...nơi có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa ở khu vườn Bác ngoài Hà Nội.
Theo nguyện vọng của Bác, cây vú sữa ở vườn Bác được nhân thành 4 cây vú sữa để chuyển vào Nam. Tuy nhiên, khi về tới Bạc Liêu thì chỉ còn sống 2 cây. Sau đó, một cây tặng cho gia đình bà má Tư Lê Thị Sảnh, một cây trồng ở Phủ thờ Bác. "Các cây vú sữa khi về tới Bạc Liêu được cán bộ, nhân dân Cà Mau lên Bạc Liêu đón nhận trọng thị lắm, cũng đúng vào ngày 19/5/1990, dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác", ông Tâm cho biết.
Theo ông Tâm, lúc các cây vú sữa về tới Cà Mau thì bà má Tư đã mất, cây vú sữa sau đó được trồng nhưng cũng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến giờ không còn sống nữa. Riêng cây vú sữa được trồng ở Phủ thờ Bác thì vẫn sống đến ngày hôm nay.
Dẫn chúng tôi xem cây vú sữa dù không được xum xuê nhưng cành lá vẫn xanh tươi, ông Tâm cho biết, trải qua thời gian, cây vú sữa này nhiều lần có nguy cơ bị chết nhưng chính quyền địa phương và nhân dân đã tìm mọi cách để cứu sống cây. "Hồi tôi về trông coi Phủ thờ Bác khoảng năm 2006 thì cây vú sữa tưởng đã chết vì thân cây bị sâu ăn gần hết. Sau đó, đồng chí Chủ tịch xã có nói với tôi có cách nào cứu cây không, tôi nói cũng chưa biết sao. Sau đó tôi mua thuốc sâu về tưới từ trên xuống dưới, cuối cùng diệt được sâu và cây sống đến giờ", ông Tâm nhớ lại.
Ông Tâm cho biết, cây vú sữa này cũng không biết là tên loại gì, mỗi năm bông nở nhiều nhưng đậu trái rất ít. Loại cây vú sữa này có khác với một số loại vú sữa khác là khi trái chín thì trên cuống hơi tím nhạt, xuống một đoạn hơn nửa trái thì xanh dợt, bên trong ruột tím nhạt chứ không phải tím sậm, trong khi nhiều loại vú sữa khác màu da vàng, xanh vàng , trên cuống màu đỏ.
"Hiện, địa phương đang tính nhiều phương án để có thể nhân giống cây vú sữa này trồng ra thêm nhằm gìn giữ, gắn chặt tấm lòng củc Bác Hồ với đồng bào miền Nam nói chung, với nhân dân Cà Mau nói riêng", ông Tâm bày tỏ.
Bà Nguyễn Thị Bảy (con dâu má Tư) nâng niu bức ảnh Bác Hồ tưới cây vú sữa.
Chúng tôi tìm đến nhà bà má Tư ở ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau. Bà má Tư đã mất vào năm 1986. Trong nhà của má có tấm ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa được để trang trọng trên đầu tủ thờ giữa nhà. Bà Nguyễn Thị Bảy (con dâu của má Tư) đã lớn tuổi, dù tai không còn nghe rõ, nhớ trước quên sau nhưng khi chúng tôi hỏi chuyện về má Tư, bà Bảy cầm tấm ảnh bồi hồi xúc động kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện.
Bia kỷ niệm "Cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ" được xây dựng trước nhà bà má Tư Lê Thị Sảnh.
Rồi bà Bảy dẫn chúng tôi ra mộ má Tư được chôn cất trên miếng đất trước nhà cạnh bên mộ chồng của má. Kề đó là bia kỷ niệm "Cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ" với hình ảnh Bác đang tưới cây vú sữa nổi bật được tỉnh Cà Mau cho xây dựng nhân dịp 50 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc. Cây vú sữa đã trở thành biểu tượng tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ và tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam.
Huỳnh Hải - Tuấn Thanh
Theo Dantri
Hàng nghìn người đổ ra biển Đà Nẵng vì nắng nóng Nắng nóng 37-38 độ C liên tiếp những ngày qua khiến bãi biển Mỹ Khê và Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng) đông nghịt người đến "giải nhiệt". Liên tiếp trong những ngày qua, nắng nóng với nhiệt độ 35 đến 38 độ C khiến cuộc sống của người dân Đà Nẵng bị đảo lộn. Chiều xuống, hàng nghìn người tập trung kín các...