Dòng người bỏ phố về quê và nhu cầu quản trị các vấn đề xã hội
Những gì diễn ra với hàng vạn người về quê gợi ra rằng, để trường kỳ ứng phó với đại dịch, chúng ta cần nhanh chóng chuyển từ tư duy “quản lý” đến tư duy “quản trị” các vấn đề xã hội.
Từ giữa tháng 7, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại TP.HCM, Bình Dương và một số địa phương phía Nam, một lượng lớn người lao động nhập cư gặp khó khăn nên có nhu cầu về quê. Nhu cầu trở về bắt đầu manh nha với trường hợp 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An hay 30 người đi bộ từ Bình Định về Quảng Ngãi.
Trong tháng 8, tháng 9, và những ngày đầu tháng 10, nhu cầu này tiếp tục gia tăng, thể hiện qua những đợt di chuyển bằng xe máy hoặc thậm chí là đi bộ, với số lượng lớn.
Gia đình nhỏ rời TP.HCM mắc kẹt ở cửa ngõ về miền Tây tối 30/9. Ảnh: Như Sỹ
Mặc dù được chính quyền các địa phương động viên và hỗ trợ nhưng rất nhiều người vẫn có nhu cầu về quê. Với họ, mọi sự hỗ trợ đều sẽ không đủ cho chi phí sinh hoạt, thiếu hụt tài chính do thời gian giãn cách quá dài, hoặc họ có những tính toán mới cho tương lai.
Việc người dân buộc phải vượt quãng đường hàng ngàn km để về quê trên những phương tiện thô sơ, thậm chí đi bộ, là thực tế không mong muốn, có thể ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến bản thân họ mà còn tạo ra nguy cơ lây lan Covid-19 ra phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, trở về là một nhu cầu chính đáng nên những dòng người trên phương tiện hai bánh rời bỏ chốn đô thị hay khu công nghiệp luôn có thể hình thành mỗi khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.
Những dòng người bỏ phố về quê chỉ đáng lo ngại nếu việc di chuyển không được tổ chức bài bản như nhiều tỉnh đã làm, chẳng hạn như Phú Yên. Giải tỏa bớt người lao động tạm cư về các địa phương cũng là cách để giảm áp lực cho địa bàn đô thị, khu công nghiệp khi mà các nỗ lực ứng phó với dịch bệnh chưa biết đến khi nào sẽ hoàn thành.
Giới hạn của tư duy quản lý
Trước sự xuất hiện của các dòng người di chuyển về quê, chính quyền nhiều địa phương đã nỗ lực vận động để giữ chân người lao động tại nơi cư trú. Những quy định về xét nghiệm và tiêm vắc xin cũng được ban hành nhằm bảo đảm rằng chỉ những cá nhân đủ điều kiện mới được di chuyển.
Tại TP.HCM, một số điểm chốt ngăn dòng người về quê đã được thiết lập nhằm kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, trước áp lực hồi hương ngày càng tăng, nhiều địa phương đã nới lỏng một số quy định hành chính và bố trí phương tiện để hỗ trợ người lao động về quê.
Video đang HOT
Những gì đã diễn ra cho thấy tư duy chủ đạo trong việc kiểm soát dịch bệnh đến nay vẫn nhấn mạnh ý niệm “quản lý”, vốn đề cao vai trò của chính quyền trong tư cách một hệ thống kiểm soát các quan hệ xã hội và thực thi các quyết định chính sách.
Mưa lớn suốt dọc miền Trung ngày 6/10 khiến người dân trên đường về quê gặp nhiều gian nan. Ảnh: Quốc Huy
Do đề cao vai trò quản lý của chính quyền, những mệnh lệnh giãn cách xã hội hoặc kiểm soát việc đi lại được ban hành dễ dàng. Tính chất cưỡng ép, buộc phải tuân thủ của các quy định hành chính nêu trên không chỉ tạo ra trách nhiệm thực thi cho đội ngũ cán bộ mà còn gây ra những rắc rối về thủ tục, bức bối về tinh thần, tăng thêm sự vất vả cho những người thực sự muốn về quê.
Những dòng người hồi hương bằng xe máy hoặc đi bộ cho thấy, dù với bất cứ lý do nào thì chúng ta cũng sẽ không thể ngăn chặn nhu cầu về quê rất chính đáng của người dân. Tuy nhiên, thực tế cũng lại cho thấy nhiều địa phương đã bị động về kịch bản ứng phó với làn sóng người lao động hồi hương.
Những nguy cơ về sự mất an toàn trong thời gian di chuyển, nguy cơ lây lan dịch bệnh là có thật, cùng với biết bao hoàn cảnh khó khăn, rất cần sự hỗ trợ trên đường đầy gian truân. Những gì đã và đang diễn ra với hàng vạn người lao động muốn về quê gợi ra rằng, để có thể trường kỳ ứng phó với các vấn đề liên quan đến dịch bệnh, chúng ta cần nhanh chóng chuyển từ tư duy “quản lý” đến tư duy “quản trị” các vấn đề xã hội.
Quản trị các vấn đề xã hội
Ngay từ giữa tháng 7, một số địa phương đã chủ động phối hợp với nhiều cá nhân, tổ chức để ứng phó với nhu cầu hồi hương của người lao động.
Chẳng hạn, Hội đồng hương Đà Nẵng đã khảo sát và ghi nhận được nhu cầu của người lao động Đà Nẵng tại TP.HCM là được giúp đỡ tài chính, lương thực, thực phẩm và hỗ trợ để trở về. Trên cơ sở đó, chính quyền thành phố cùng Hội đồng hương đã thống nhất hỗ trợ, trong đó ưu tiên người già, bệnh tật, neo đơn, trẻ nhỏ và người đăng ký trước để vận chuyển bằng ô tô về Đà Nẵng.
Đến cuối tháng 7, những hành động hỗ trợ với mô hình tương tự cũng được triển khai với người dân các tỉnh Phú Yên, Nghệ An, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh.
Những gì diễn ra với các địa phương nêu trên phản ánh tinh thần cốt lõi của tư duy quản trị trong việc ứng phó với các vấn đề xã hội. Hướng đến đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người dân, tư duy quản trị sẽ kết nối chính quyền cũng như các chủ thể tư nhân, các tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận, và vai trò ngày càng tích cực của mỗi công dân.
Với tư duy quản trị, bên cạnh hệ thống chính quyền và các động lực thị trường , các nhà lãnh đạo quốc gia có thêm các mạng lưới kết nối chủ thể đa dạng để có thể huy động vào thực hiện các hành động tập thể.
Quá trình ban hành và thực thi các quyết định chính sách sẽ tính đến không chỉ các lợi ích công mà cả các lợi ích tư nhân, nhóm, và cộng đồng xã hội. Nhờ đó, các hành động ứng phó với các vấn đề mới nảy sinh sẽ thu hút được sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội, huy động được nhiều nguồn lực hơn, các hành động trở nên linh hoạt và mềm dẻo hơn, đáp ứng đúng nhu cầu của người dân hơn.
TS Nguyễn Văn Đáng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Áp thấp nhiệt đới cách Phú Yên 280km, có thể thành bão trong hôm nay
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Sơ đồ hướng đi áp thấp nhiệt đới - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h sáng nay 23-9, tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Phú Yên khoảng 280km, cách bờ biển Bình Định khoảng 290km, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 500km.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 19h ngày 23-9, vị trí tâm bão ở khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Bình Định khoảng 130km, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 270km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 7h ngày 24-9, tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía tây kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão nên ở vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động mạnh.
Từ chiều nay, vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm các huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và Cù Lao Chàm) gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động rất mạnh.
Ở vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động.
Trên đất liền, từ tối và đêm nay, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có gió giật mạnh cấp 6-8.
Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to
Từ hôm nay đến ngày 24-9, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to đến rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.
Từ ngày 24, 25-9, ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Một người chết, gần 60 nhà tốc mái do bão số 5 Do ảnh hưởng của bão số 5 (Conson), nhiều tỉnh miền Trung đã có mưa lớn và ngập lụt diễn ra ở nhiều nơi. Cập nhật mới nhất, bão số 5 đã làm một người chết, gần 60 nhà bị tốc mái. Đêm qua (11/9), bão số 5 đi vào vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi đã suy yếu thành áp...