Đồng nghiệp “sốc” vì hành vi táng tận lương tâm của bác sĩ Tường
Cộng đồng sửng sốt không phải vì lần đầu tiên có một nạn nhân mất mạng vì làm đẹp, mà chính bởi hành vi táng tận lương tâm, vứt xác phi tang của chính người vốn được coi là từ mẫu.
Chia sẻ trên các diễn đàn, nhiều người “dậy sóng” trước hành vi độc ác, không còn tính người của bác sĩ phẫu thuật. “Sự việc bác sĩ ném xác bệnh nhân để phi tang là nỗi buồn của ngành y tế, của mỗi người ngành y, là nỗi đau của tất cả những bác sĩ chân chính, làm nghề vì một tấm lòng. Chúng ta, những người chưa mắc lỗi hay chưa bị phát hiện lỗi, hãy tự nhìn nhận lại mình và lấy sự việc này làm bài học kinh nghiệm….” admin diên đàn Bác sĩ nội trú chia sẻ.
Một bác sĩ trẻ đã thốt lên: “Là một người ôm ấp những giá trị của ngành y, em thấy sốc, thấy đau. Đó là nỗi đau của một phần cơ thể mình bị hoại mục, phải cắt bỏ. Hành vi ném xác bệnh nhân để phi tang là một việc làm xấu hổ, đáng tủi nhục khi đang mất bình tĩnh”.
Bạn Xuân Trường, hòm thư xuantruong…@yahoo.com bày tỏ: “Thât tiêc cho môt BS,lam hê luy thêm nhiêu ngươi khác…. Đây la môt tai nan nghê nghiêp… Nêu xay ra sư cô thi binh tinh tim moi cach câp cưu bênh nhân,nêu trương hơp xâu nhât xảy ra thi cư giư nguyên moi hiên trương va bao cho cơ quan chưc năng thi vu viêc đâu đên nôi như thê nay ? Vi sơ qua nên hoa rô…. Xin chia buôn cung gia đinh nan nhân. Đây cung la bai hoc chung cho ca ngươi hanh nghê cung như cac bênh nhân…”.
Một bạn đọc chia sẻ: “Là một người anh mình đã biết từ lâu qua công việc, đây là con người dễ gần, tốt với mọi người..mình vẫn tin vào bản chất tốt đẹp bên trong con người anh. Việc xảy ra làm mình vẫn chưa hết bàng hoàng, gây phẫn nộ trong xã hội.Tuy nhiên đứng trên quan điểm khách quan cho thấy, khi sự việc xảy ra đứng trước nguy cơ tiêu tan sự nghiêp (vì có thể sẽ vĩnh viễn không được làm trong ngành y..) , tính bản năng của anh đã xâm lấn lý trí (vì bản năng con người là tự vệ và bảo vệ bản thân ) nên dẫn đến những hành động sai lầm làm không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà con đến rất nhiều người khác. Pháp luật sẽ trừng phạt người có tội .Về cá nhân tôi thấy tiếc cho một BS thực sự có tâm và có tầm”.
Video đang HOT
Trong khi đó, một bác sĩ giấu tên chia sẻ: “Tôi là một Bác sĩ, tôi không chấp nhận một đồng nghiệp phản y đức -Thất đức. Đề nghị Bộ Y tế xem lại cái nhãn BS dán trên người ông Nguyễn Mạnh Tường”.
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, không chỉ riêng ông mà cả Ban giám đốc và cả bệnh viện Bạch Mai đều đã rất sốc trước thông tin bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, bác sĩ khoa Ngoại (BV Bạch Mai) lại có hành vi ném xác bệnh nhân xuống sông để phi tang. Giám đốc bệnh viện đã lặng đi khi nhận được thông tin này.
Theo ông Hiền, BS Tường là bác sĩ ngoại khoa chuyên ngành xương khớp, được đánh giá có chuyên môn tốt và cũng chưa từng có vi phạm kỷ luật về nghiệp vụ, đạo đức. Bản thân ông cũng không biết bác sĩ Tường mở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường ở gần đối diện Bệnh viện Bạch Mai.
Ông cho biết, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với mất mát của gia đình chị Huyền. Ngày mai, bệnh viện sẽ họp để ổn định tinh thần bác sĩ, tăng cường quản lý chuyên môn.
Theo một bác sĩ thẩm mĩ, làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ, nhưng nhiều chị em lại trở thành nạn nhân bởi sự thiếu hiểu biết. Bởi hầu hết ca tai biến đều xảy ra ở những cơ sở thẩm mỹ hoạt động chui, chưa được cấp phép, hoạt động quá chuyên môn được cấp phép… Vì thế, muốn đi “tút tát” nhan sắc, chị em cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo hoa mỹ, cần đến các cơ sở được cấp phép đầy đủ điều kiện để sẵn sàng xử lý những tai biến (nếu có) bởi trong bất cứ phẫu thuật, thủ thuật nào đều có thể tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Băng Thu – Thu Phương
Theo Dantri
Gia tăng bệnh nhân bị rắn độc cắn
Thời điểm này, tại Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai, lượng bệnh nhân vào cấp cứu do bị rắn độc cắn tăng cao, nhiều đêm có tới 4-5 trường hợp nhập viện. Theo các bác sĩ, hiện đang là mùa sinh sản của rắn nên cũng là thời điểm số người bị rắn tấn công tăng nhiều nhất trong năm.
Bệnh nhân bị rắn độc cắn phải truyền tới 46 lít máu để cấp cứu
Suýt tử vong vì rắn cắn
Mới đây, Trung tâm chống độc - BV Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân H., 20 tuổi, ở Thường Tín (Hà Nội) bị rắn cạp nia tấn công trong lúc đi tập thể dục buổi tối. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch với biểu hiện sụp mi, đồng tử giãn to, hôn mê, co giật, khó thở, liệt cơ toàn thân..., nguy cơ tử vong cao. Nhờ được cấp cứu kịp thời nên hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Trước đó, vào cuối tháng 8-2013, BV này đã cứu sống 2 ca bệnh rất nặng do bị rắn cắn, trong đó một bệnh nhân ở Hà Giang đã phải truyền lượng máu lên tới 46 lít. Trường hợp khá thương tâm khác là bệnh nhân Nguyễn Thị Kh. (SN 1953, ở Duy Tiên, Hà Nam) bị rắn cạp nia cắn vào cổ tay phải, nhập viện trong tình trạng thập tử nhất sinh. Vừa được cứu sống qua cơn nguy kịch, tiên lượng còn rất xấu và phải tiếp tục nằm máy thở nhưng gia đình bệnh nhân đã xin cho bệnh nhân về vì... không còn khả năng trả tiền điều trị.
TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai cho biết, vào mùa mưa, số ca bị rắn cắn nhập viện bao giờ cũng tăng mạnh, cao điểm nhất là tháng 8-10 hàng năm. Không chỉ người dân ở khu vực nông thôn mà ngay cả trong các khu vực nội thành cũng có trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, nạn nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn, rối loạn nhịp thở, giảm phản xạ gân xương. Ở các tỉnh miền Bắc, nạn nhân bị rắn cạp nia cắn dẫn đến nguy kịch phổ biến nhất. Thống kê của Trung tâm Chống độc trong 2 năm qua, chỉ tính riêng số nạn nhân bị rắn cạp nia cắn, Trung tâm đã tiếp nhận tới 57 trường hợp...
Sơ cứu đúng cách
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc- BV Bạch Mai, tình trạng nguy kịch khi bị rắn cắn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như loại rắn cắn, kích cỡ con rắn, mức độ vết thương, số nhát cắn... Trong hầu hết các trường hợp nọc độc xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết và trở nên nhanh hơn khi cơ thể vận động. Do vậy, khi bị rắn cắn, người bị cắn cần hạn chế vận động để nọc độc chậm tấn công cơ thể. Biện pháp sơ cứu hợp lý khi bị rắn cắn là nhanh chóng cố định vết cắn bằng nẹp (chú ý không băng ép khi rắn lục cắn), rửa sạch vết cắn bằng dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước sôi để nguội pha ít muối hay xà phòng. Dùng ống hút hay bơm tiêm 5 ml để rút nọc. Sau đó lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, các bác sĩ Trung tâm Chống độc còn khuyến cáo, khi bị rắn độc cắn, người bệnh cần phải cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể các đồ dùng này sẽ gây chèn ép khi vùng tổn thương bị sưng nề. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường) để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...). Đặc biệt không nên mất thời gian đi tìm thầy lang, thuốc lá để chữa trị vì có thể làm chậm thời gian cấp cứu, song nếu có sẵn các bài thuốc cổ truyền thì vẫn nên dùng và ngay sau đó phải đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt.
Duy Tiến
Theo ANTD
Sinh viên y ngơ ngơ như bò đội nón! Những vụ việc lùm xùm trong ngành y vừa qua khiến dư luận đặt câu hỏi lớn có hay không chất lượng đào tạo nhân lực ngành y xuống cấp? ảnh minh họa Câu hỏi này, trả lời tốt nhất không ai khác phải là lãnh đạo Bộ Y tế, các nhà quản lý các bệnh viện, viện nghiên cứu, các giáo viên...