Đông Nam Bộ: Sầu riêng, chôm chôm chưa vào mùa giá đã tụt, dân lo sốt vó
Tại nhiều tỉnh Đông Nam Bộ, nhiều loại trái cây sắp vào vụ thu hoạch nhưng giá đang giảm, tiêu thụ khó khăn.
Đầu mùa trái cây đã rớt giá
Nhiều người trồng cây ăn trái tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, năm nay khô hạn kéo dài, ít mưa, nên trái cây vào mùa cũng muộn hơn những năm trước.
Những năm trước, thời điểm này trái cây rất được giá. Nhưng năm nay, trái cây lại mất giá ngay từ những ngày đầu vụ thu hoạch.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, sản lượng cây ăn trái của tỉnh khá lớn. Trong đó, chôm chôm đạt 10.000 ha, sầu riêng hơn 4.000 ha. Năm nay, do giông lốc khiến sầu bị rụng nhiều, nên sản lượng cũng giảm sút.
Sầu riêng năm nay mất giá, không còn giữ mức cao như nhiều năm trước. Tương tự, với cây mít, toàn tỉnh có gần 5.600 ha nhưng giá cũng giảm. Nguyên nhân trái cây rớt giá là do việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn…
Ghi nhận thực tế của phóng viên tại một số nhà vườn thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.Long Khánh, huyện Định Quán, huyện Xuân Lộc, huyện Thống Nhất, huyện Cẩm Mỹ – thuộc tỉnh Đồng Nai, chỉ còn khoảng hơn 1 tuần nữa trái cây vụ hè sẽ bắt đầu chín rộ, nhưng giá rất thấp.
Hiện giá chôm chôm, nhãn Thái dao động từ 7.000 – 12.000 đồng/kg, chôm chôm thường khoảng 5.000 đồng/kg, sầu riêng từ 28.000 – 31.000 đồng/kg. Với mức giá này các hộ trồng cây ăn trái không có lãi như những năm trước.
Nhãn cũng đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch nhưng năm nay giá thấp hơn những năm trước
Video đang HOT
Các nhà vườn ở vùng trồng sầu riêng thuộc huyện Cẩm Mỹ, TP.Long Khánh, giá sầu riêng những ngày gần đây giảm mạnh. Cách đây một thời gian thương lái vào tận vườn thu mua sầu riêng Thái 65.000 đồng/kg, Ri6 55.000 đồng/kg nhưng thời điểm hiện tại, 2 loại này lần lượt có giá khoảng 30.000 – 35.000 đồng/kg.
Khó khăn chung
Theo các hộ trồng sầu riêng, những năm trước, sầu riêng thường được thương lái mua trọn vườn, giá cao vào đầu vụ, ổn định ở chính vụ, rồi giảm dần ở cuối vụ.
Năm nay từ cách đây hơn nửa tháng sầu riêng đã bắt đầu thu hoạch nhưng hầu như không có thương lái đi đặt cọc, giá sầu riêng giảm đột ngột.
Giá giảm sâu, cộng thêm các đợt mưa lớn kèm gió lốc trong thời gian gần đây làm nhiều diện tích sầu riêng bị bật gốc, rụng trái khiến nhiều nông dân thua lỗ.
Nông dân phải bán lẻ trái cây hoặc bán trên mạng, không được thương lái săn đón như nhiều năm trước
Thương lái Nguyễn Văn Nam, chuyên thu mua trái cây cho biết từ đầu năm đến nay do dịch Covid-19 nên việc thu mua, tiêu thụ trái cây tươi gặp khó khăn. Lượng tiêu thụ giảm mạnh khiến trái cây bị mất giá.
“Năm nay, trái cây có sản lượng nhiều nhưng lại khá xấu và nhỏ do khô hạn kéo dài. Vì thế đầu ra của các sản phẩm trái cây khó khăn hơn nhiều” – ông Nam nói.
Chị Nguyễn Thị Hương ngụ Đồng Nai chia sẻ: “Đầu mùa thường có giá cao nhưng năm nay lại mất giá nên chúng tôi cũng lo là giữa vụ giá trái cây cũng không được như ý. Nếu nguyên vụ giá cứ thấp hoặc thấp hẳn sẽ khiến nông dân lỗ nặng. Đành chấp nhận vì cũng chẳng biết phải làm như thế nào cả”.
Bà Hoàng Thị Minh, nông dân tại TP.Long Khánh cho biết: “Vườn chôm chôm của tôi đợt thu hoạch đầu vụ hầu như không bán được vì ảnh hưởng của đợt hạn cuối mùa khô khiến trái nhỏ, vị chua nên thương lái không thu mua. Hơn tuần nữa, vườn chôm chôm sẽ rộ thu hoạch, các lứa sau, trái to, chất lượng ngon hơn nhưng với giá cả hiện nay, nhà vườn cầm chắc thua lỗ”.
Giá cả tại chợ nông sản cũng ở mức thấp
Ông Phùng Thanh Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp – dịch vụ – thương mại Bình Lộc cho biết, vụ thu hoạch năm nay, giá nhiều loại trái cây hè như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… đều thấp hơn nhiều so với mọi năm.
Ông Tâm cho biết thêm, may mắn nhiều hộ dân Bình Lộc biết cách làm du lịch, vừa bán được trái cây vừa kết hợp làm du lịch tham quan nên cũng phần nào đỡ khó khăn.
Nhiều vườn cà phê "xoá trắng", Đồng Nai rà soát đầu tư cà phê đặc sản
Diện tích cà phê ở Đồng Nai ngày càng thu hẹp do giá hạt cà phê nguyên liệu liên tục giảm.
Tuy nhiên, do cà phê vẫn là mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu, do đó tỉnh này đang rà soát lại diện tích, đánh giá chất lượng cà phê từng vùng để đầu tư theo chiều sâu.
Nhiều vườn cà phê "xóa trắng"
Trò chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Văn Khởi - nông dân tại huyện Trảng Bom kể, từ năm 2018, ông đã chặt bỏ gần 1ha cà phê trong vườn do giá giảm thấp. Đến vụ thu hoạch năm 2019, tình trạng giá thấp vẫn kéo dài nên ông chặt bỏ hết những cây cà phê xen canh còn lại, nhường đất cho sầu riêng.
Cà phê vốn là cây truyền thống của tỉnh Đồng Nai trong 50 năm qua. Đây cũng từng là cây trồng chủ lực của huyện Trảng Bom, với diện tích rất lớn. "Nhiều người có hàng chục năm gắn bó, từng khá giả lên nhờ cây trồng này. Nhưng đến nay, nhiều vùng cây cà phê hầu như bị xóa trắng" - ông Khởi kể.
Tại huyện Cẩm Mỹ, mùa cà phê năm nay vẫn đang tiếp tục đối diện khó khăn do khô hạn kéo dài suốt từ tháng 3, lại đúng vào thời điểm cà phê ra hoa. Ông Đỗ Ngọc Nhân (ngụ huyện Cẩm Mỹ) thông tin, nắng hạn không chỉ làm giảm mạnh nguồn nước thủy lợi trong các ao hồ mà nước ngầm cũng sụt giảm đáng kể. Nhiều nông dân trong vùng đang lo lắng tình trạng thiếu nước làm ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Nông dân thu hoạch cà phê ở Đồng Nai. Ảnh: Hương Giang
Bộ Công Thương mới đây cho biết, tình trạng thiếu nước cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê ở khu vực Tây Nguyên. Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân giúp giá cà phê tại thị trường nội địa tăng trở lại kể từ đầu tháng 5/2020, có nơi giá đã tăng lên 32.000 đồng/kg.
Tuy nhiên ông Nhân cho rằng, mức giá trên vẫn không thấm tháp vào đâu so với công sức đầu tư của người trồng. Vụ thu hoạch tháng 11 năm ngoái, giá cà phê giảm xuống còn 29.000 - 30.000 đồng/kg, được xem là thấp nhất trong 10 năm qua.
Nay giá mới nhấp nhổm tăng trở lại, ổn định ở mức trung bình 31.000 đồng/kg. Thực tế, mức giá này vẫn chưa đủ làm người trồng cà phê yên tâm vì thu không đủ bù chi.
"Mùa thu hoạch năm nay nếu giá không khá hơn, tôi cũng chặt bỏ cà phê để đầu tư cây trồng khác" - ông Nhân chia sẻ.
Ông Trần Lâm Sinh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, diện tích cà phê trong tỉnh hiện chỉ còn khoảng 10.000ha. Con số này đã giảm 20% so năm 2018, giảm 50% so cách đây hơn chục năm về trước. Hơn nữa, giá cà phê giảm thấp liên tục và kéo dài nên nhiều nông dân bỏ bê chăm sóc. Một số nơi đã chuyển đổi sang cây trồng khác có lợi thế hơn.
"Đến nay, 80% diện tích cà phê trên địa bàn đang được người dân trồng xen với cây trồng khác. Tỷ lệ tái canh cà phê bằng giống mới vẫn chưa cao, chỉ khoảng 15%" - ông Sinh nói.
"Thu gọn" diện tích, đầu tư theo chiều sâu
Tuy nhiên, do cà phê vẫn là mặt hàng chủ lực có thế mạnh nên Đồng Nai vẫn đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng này.
Thực tế cho thấy, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Đồng Nai bị ảnh hưởng nặng nhưng cà phê vẫn là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu tăng cao.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Đồng Nai đã xuất khẩu được gần 107.000 tấn cà phê, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường xuất khẩu cà phê của Đồng Nai là hơn 30 quốc gia, trong đó thị trường chính vẫn là Mỹ, châu Âu và Ấn Độ. Giá cà phê xuất khẩu những tháng đầu năm nay cũng tương đương với năm trước, gần 1.720USD/tấn.
Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, phần lớn các dòng thuế sẽ giảm về 0%. Cùng với các sản phẩm chủ lực khác của tỉnh như dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm từ gỗ, mặt hàng cà phê sẽ được hưởng lợi từ việc xóa bỏ thuế nhập khẩu từ các thị trường tham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA.
Hiện Đồng Nai đã xây dựng xong đề án nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Một trong những nội dung được chú trọng là nghiên cứu về thị trường nội tỉnh, thị trường trong và ngoài nước với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế. Đây là cơ sở để định hướng cho nông dân sản xuất đúng với nhu cầu của thị trường.
Ông Trần Lâm Sinh cho biết, Sở NNPTNT cũng đang đề xuất UBND tỉnh không mở rộng diện tích cà phê, thay vào đó sẽ rà soát lại, thu gọn để tập trung vào những khu vực trồng cho chất lượng cao, tiến tới hình thành các sản phẩm đặc sản.
TBR 97 (GL 97) là giống lúa gì mà nông dân Thường Tín thích mê? Giống lúa TBR 97 (GL 97) được các chuyên gia, nông dân đánh giá có khả năng chống đổ, đẻ nhánh và tái sinh khỏe. Năng suất vụ xuân 2020 dự kiến đạt 65 tạ/ha. Ngày 22/5, tại xã Khánh Hà (huyện Thường Tín, Hà Nội) Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm phối...