Đông Nam Á ứng phó đại dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở Đông Nam Á và khu vực này cần hành động quyết liệt hơn.

Đông Nam Á ứng phó đại dịch COVID-19 - Hình 1

Người dân vội vã trở về Singapore vài giờ trước khi Malaysia áp đặt lệnh phong tỏa . Ảnh Reuters

Số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt tại Đông Nam Á trong những tuần gần đây, buộc một số quốc gia áp dụng nhiều biện pháp từ lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại cho đến đóng cửa biên giới, theo AFP.

“Nhiều cụm lây nhiễm trong cộng đồng đang được xác nhận tại khu vực. Chính vì thế, các chính phủ cần phải tăng cường biện pháp dập dịch, bao gồm truy vết, mở rộng xét nghiệm. Toàn xã hội cũng phải tham gia để ngăn chặn sự lây lan của vi rút Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19″, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO Poonam Khetrapal Singh nói.

“Điểm nóng” Malaysia

Hiện Malaysia có số ca nhiễm cao nhất ở Đông Nam Á với 900 trường hợp và 2 ca tử vong. Nhiều ca nhiễm ở Malaysia có liên quan đến một sự kiện Hồi giáo diễn ra từ 27.2 – 1.3 với sự tham gia của gần 16.000 người, trong đó có khoảng 14.500 người Malaysia, 1.500 người nước ngoài, bao gồm 130 người Việt Nam, theo tờ The Straits Times. Nhà chức trách Malaysia đang truy vết những người tham dự sự kiện này và khuyến khích họ tự khai báo với chính quyền địa phương để được hỗ trợ y tế và xét nghiệm.

Trước diễn biến phức tạp, Malaysia trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố phong tỏa toàn quốc trong 2 tuần (từ ngày 18.3). Theo đó, Malaysia đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại, đóng cửa tất cả trường học và yêu cầu các doanh nghiệp không thiết yếu phải đóng cửa trong 14 ngày tới, đồng thời cấm công dân đi nước ngoài.

Theo Bloomberg, chính phủ Malaysia tuyên bố sẽ điều động quân đội để đảm bảo lệnh phong tỏa được thực thi nghiêm do vẫn còn ghi nhận nhiều người dân không chấp hành. “Mọi người hãy ở nhà và tuân thủ lệnh phong tỏa để bảo vệ chính mình cùng gia đình. Chúng ta có cơ hội mong manh để phá vỡ đường lây nhiễm. Thất bại không phải là một lựa chọn ở đây. Nếu vẫn duy trì thái độ thờ ơ, chúng ta sẽ phải đối mặt làn sóng thứ 3 của dịch Covid-19, lớn hơn sóng thần”, Bộ trưởng Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah viết trên Facebook.

Đông Nam Á ứng phó đại dịch COVID-19 - Hình 2

Cảnh sát phun thuốc khử trùng tại TP.Makassar, Indonesia ngày 16.3 Ảnh: Reuters

Các nước tất bật vào cuộc

Tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo chỉ đạo tăng cường số lượng bộ kit và trung tâm xét nghiệm để đảm bảo phát hiện kịp thời, ngăn chặn đường lây lan của Covid-19, sau khi số ca nhiễm tăng vọt lên hơn 300 với 25 người chết ở nước này.

Trong khi đó, cảnh sát Indonesia giám sát và yêu cầu các nhà bán lẻ phân phối đều nhu yếu phẩm, giới hạn số lượng bán cho từng người để tránh tình trạng người dân hoảng loạn mua tích trữ quá mức.

Rút kinh nghiệm từ Malaysia, chính quyền Indonesia hôm qua yêu cầu đình chỉ sự kiện cầu nguyện Hồi giáo ở thị trấn Gowa. Hơn 8.600 người hành hương từ khắp nơi ở Indonesia, châu Á và Trung Đông đã có mặt tại thị trấn này. Người tổ chức sự kiện Mustari Bahranuddin tuyên bố không sợ Covid-19, quyết tiến hành lễ cầu nguyện, nhưng sau đó nghe lời động viên của giới chức địa phương nên đã hủy bỏ sự kiện.

Tại Thái Lan, với hơn 270 ca nhiễm và 1 người chết, chính phủ yêu cầu người dân hạn chế đi lại, ra lệnh đóng cửa tất cả trường học, quán bar, rạp chiếu phim và trung tâm giải trí khác.

Dù Lào không ghi nhận ca nhiễm nhưng đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc và Myanmar. Trong khi đó, Myanmar chuẩn bị ngân sách 200.000 USD để mua trang thiết bị y tế phòng khi có dịch.

Video đang HOT

Philippines đã sớm ban bố tình trạng khẩn cấp, tiến hành phong tỏa thủ đô Manila và toàn bộ đảo Luzon.

Campuchia có 37 ca nhiễm, đã tuyên bố đóng cửa trường học ở Phnom Penh và địa điểm du lịch tại Siem Reap, đồng thời cấm nhập cảnh hành khách từ Mỹ và một số nước châu Âu trong 30 ngày. Tại Brunei, với gần 75 ca nhiễm, nước này cấm toàn bộ công dân lẫn người nước ngoài xuất cảnh nhằm ngăn dịch.

Singapore hiện đã có hơn 310 ca nhiễm, buộc chính phủ yêu cầu người đến từ nước ngoài phải tự cách ly 14 ngày.

Việt Nam đề nghị lùi Hội nghị Cấp cao ASEAN đến tháng 6

Tối 19.3, Bộ Ngoại giao ra thông báo: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi lãnh đạo các nước ASEAN và New Zealand đề nghị lùi thời điểm tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và Hội nghị Các nhà lãnh đạo ASEAN – New Zealand dự kiến vào ngày 8 – 9.4.2020 tại Đà Nẵng tới cuối tháng 6.2020.

Trong thư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam tới nay đã cơ bản hoàn tất công tác tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. Tuy nhiên, Việt Nam cho rằng sự điều chỉnh thời gian họp của hội nghị là cần thiết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ngày càng lan rộng trong khu vực và trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.

Vũ Hân (thanhnien.vn)

Hiểm họa "cuộc chiến nước" từ các đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong

Việc Trung Quốc có khả năng ngăn nước sông Mekong chảy qua các quốc gia Đông Nam Á bằng việc xây hàng loạt đập thủy điện đã cho thấy đây là một điểm nóng mới trong khu vực.

Nhà báo David Hutt chuyên về chính trị châu Âu, các vấn đề quốc tế và quan hệ Á-Âu đã có bài viết trên báo Asia Times phân tích về nguy cơ cuộc chiến về nước đang gia tăng trên dòng sông Mekong.

Dưới đây là lược dịch bài viết của nhà báo Anh.

Hiểm họa cuộc chiến nước từ các đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong - Hình 1

Mạng lưới các đập thủy điện dày đặc trên sông Mekong (Nguồn: International Rivers)

Sông Mekong, con sông bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua 5 quốc gia Đông Nam Á là Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đang nổi lên là một điểm nóng an ninh mới, không khác nào các căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông.

Trung Quốc đã xây 11 đập và có kế hoạch xây 8 đập khác dọc vùng thượng lưu sông Mekong, vốn bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua phần lớn đất liền ở Đông Nam Á và đổ ra Biển Đông tại Việt Nam.

Ngoài các tác động tới môi trường, có một vấn đề chiến lược đang nổi lên đối với các con đập vốn làm giảm lực đòn bẩy của các quốc gia Đông Nam Á đối với Trung Quốc và các tham vọng lớn hơn của nước này đối với khu vực.

Trung Quốc giờ đây có khả năng ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy của sông Mekong tới các quốc gia ở hạ lưu, và có thể sử dụng khả năng này để gây tổn thất cho các nền kinh tế phủ yếu dựa nông nghiệp, gây ra tình trạng khan hiếm lương thực trong trường hợp xảy ra xung đột.

Bắc Kinh cũng có thể dùng mối đe dọa đó để đảm bảo sự nhượng bộ lớn hơn từ các quốc gia Đông Nam Á, hoặc trừng phạt những nước phản đối chính sách bành trướng của Bắc Kinh, trong đó có Biển Đông và sáng kiến Vành đai, Con đường trong khu vực.

" Vũ khí vô hình"

Hiểm họa cuộc chiến nước từ các đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong - Hình 2

Mực nước sông Mekong hiện thường ở mức thấp do các đập thủy điện của Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Phát biểu hôm 1/8 vừa qua tại một cuộc họp của Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong ở Bangkok (Thái Lan), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận thấy việc xây dựng đập bừa bãi ở đầu nguồn nhằm tập trung kiểm soát dòng chảy ở phía hạ lưu".

Các học giả cũng nhận nhận định rằng sông Mekong sẽ là "Biển Đông tiếp theo" xét về phương diện điểm nóng đang nổi.

Vào năm 2017, nhà phân tích độc lập Eugene Chow đã miêu tả các con đập của Trung Quốc là "vũ khí vô hình" vốn "cho phép Trung Quốc có thể giữ 1/4 dân số thế giới làm con tin mà không cần nổ súng".

Tình thế dễ bị tổn thương của các quốc gia ở hạ nguồn do các đập thủy điện của Trung Quốc là điều dễ nhìn thấy. Vào năm 2016, các chính phủ Đông Nam Á đã yêu cầu Trung Quốc xả nước từ các đập ở thượng lưu để giảm bớt tình trạng hạn hán khắc nghiệt. Bắc Kinh đã xả nước, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng vụ việc đã cho thấy việc Trung Quốc gần đây có thể kiểm soát dòng chảy tới mức nào.

"Lần kế tiếp, Trung Quốc có thể đưa ra yêu cầu gì đó để đổi lấy việc xả nước, và một quốc gia đang bị thiếu nước có thể không từ chối được. Khi đó, Trung Quốc có thể dùng các con đập như một vũ khí", Brahma Chellaney, một giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi (Ấn Độ), viết gần đây.

"Khi các trận hạn hán ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng, mạng lưới đập của Trung Quốc cho phép nước ngày càng có sức nặng đối với các quốc gia ở hạ lưu", ông Chellaney nói thêm.

Một vụ việc tương tự đã xảy ra hồi đầu năm nay. Giới chức Trung Quốc khi đó đã mở cửa đập Jinghong (Cảnh Hồng) để bảo dưỡng, gây ngập lụt ở Lào và Thái Lan, làm phá hủy các mùa màng và nghề cá.

Sau khi hoàn tất công việc sửa chữa, giới chức Trung Quốc lại đổ đầy nước cho các con đập trống rỗng, khiến mực nước ở hạ lưu giảm. Do công việc bảo dưỡng trên diễn ra đúng lúc hạn hán xảy ra tại các quốc gia Đông Nam Á hồi tháng 7, mực nước sông đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên, khiến một quốc gia Đông Nam Á lại phải yêu cầu Trung Quốc xả nước ở thượng lưu.

Bắc Kinh nói rằng các cáo buộc về việc vũ khí hóa dòng sông là không có thật và không công bằng khi khiến Trung Quốc bị xem như là một quốc gia bắt nạt trong khu vực.

" Ngoại giao van vòi"

Hiểm họa cuộc chiến nước từ các đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong - Hình 3

Đập thủy điện Cảnh Hồng trên sông Mekong ở thành phố Cảnh Hồng, tây nam Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Nhưng các mối đe dọa tiềm tàng và sự ảnh hưởng thực sự đang quyết định chính sách ngoại giao. "Giờ đây, Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát dòng nước. Từ giờ trở đi, có lo ngại rằng con sông sẽ bị những người xây đập kiểm soát", Premrudee Deoruong, từ nhóm môi trường Giám sát đầu tư đập tại Lào, nhận định về sông Mekong hồi tháng 7.

Thực tế, nếu chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bị xem là một dạng "ngoại giao pháo hạm" thì hành động của nước này trên sông Mekong là "ngoại giao van vòi", vốn tinh vi và nguy hiểm hơn.

Các chuyên gia nhận định, các nước ở hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu Trung Quốc chặn dòng chảy của sông. Ví dụ, Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng tới Lào, một quốc gia phụ thuộc lớn vào các đập thủy điện, nhiều trong số đó do các công ty xây dựng của Trung Quốc xây dựng, hoặc bằng tiền vay từ Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đang xây các đập tại Lào và Campuchia (và có một dự án đập lớn đã bị ngừng ở Myanmar), vốn đã trở thành một cách thức hữu hiệu để các công ty xây dựng lớn của Trung Quốc tìm các nguồn vốn mới trong bối cảnh sự tăng trưởng và các cơ hội thương mại giảm đi ở trong nước.

Vào đầu những năm 2000, Ủy ban Sông Mekong dự đoán rằng các nền kinh tế của các thành viên có thể hưởng lợi tới 30 tỷ USD từ việc xây dập dọc con sông.

Nhưng, New York Times hồi tuần này nhấn mạnh rằng con số trên đã bị đảo chiều chuyển sang mức thiệt hại 7 tỷ USD.

Xuất khẩu điện và khai mỏ chiếm khoảng 1/3 GDP của Lào. Nếu Trung Quốc đe dọa cắt nguồn nước tới Lào, nền kinh tế nước này sẽ bất ổn.

Chắc chắn Bắc Kinh không thể cắt nguồn nước cho một quốc gia, vì việc này cũng ảnh hưởng các nước khác mà con sông chảy qua. Nếu bất kỳ một động thái nào như vậy được thực hiện thì điều này cũng ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Bất kỳ một động thái nào như vậy cũng được xem là một hành động tập thể chống lại toàn bộ Đông Nam Á, thay vì chỉ một quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng mối đe dọa này làm suy yếu tính đoàn kết của Đông Nam Á.

Nếu xảy ra một cuộc chiến nước ở Đông Nam Á thì cuộc xung đột ở Mekong sẽ phức tạp hơn nhiều các tranh chấp hiện nay trên Biển Đông. Những tranh chấp ở Biển Đông chỉ giới hạn ở việc các thực thể nào nằm trong vùng biển thuộc quốc gia nào và có thể được giải quyết bằng luật pháp quốc tế.

Nhưng đối với Mekong, chủ quyền đối với dòng sông không bị tranh chấp. Phần nào chảy trong lãnh thổ Trung Quốc thì thuộc chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh quản lý đoạn sông đó thế nào là trách nhiệm riêng của Bắc Kinh và không bị quyết định hay ảnh hưởng bởi quốc tế hay các quốc gia Mekong khác.

Do đó, đây không phải là một câu hỏi về chủ quyền quốc gia mà là sở hữu chung, một khuôn khổ và khái niệm ít rõ ràng hơn nhiều theo luật pháp quốc tế và trong cộng đồng quốc tế. Nhưng một điều rõ ràng là, Trung Quốc "nắm đằng chuôi" khi là quốc gia ở thượng nguồn.

Các quốc gia Đông Nam Á chia sẻ sông Mekong đã cố gắng đi đến thương lượng tập thể nhưng không thành công. Vào năm 1995, họ đã cho ra đời Ủy ban sông Mekong (MRC) trong nỗ lực nhằm tạo sự đoàn kết và để phát triển một chính sách chung cho con sông. Nhưng rất khó để duy trì tinh thần chung.

Thế giới ngày càng chú ý tới vấn đề Mekong

Hiểm họa cuộc chiến nước từ các đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong - Hình 4

Một ngư dân đánh bắt trên sông Mekong tại Wiang Kaen, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan (Ảnh: AFP)

Các lo ngại chiến lược đối với việc Trung Quốc kiểm soát Mekong đang gây quan ngại cả ở bên ngoài khu vực. Vào năm 2012, các cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo rằng "trong 10 năm tới, các vấn đề về nước sẽ góp phần vào sự bất ổn tại các quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ".

Bảy năm sau đó, dường như Washington ngày càng tập trung vào vấn đề này.

Hồi tháng 8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh rằng "Mekong đã xuống mực nước thấp nhất trong một thập niên qua - một vấn đề có liên quan tới quyết định của Trung Quốc nhằm chặn dòng chảy ở thượng nguồn. Trung Quốc cũng có kế hoạch nạo vét lòng sông. Trung Quốc thực hiện các cuộc tuần tra ngoài lãnh thổ sông".

Một tài liệu được Nghị viện châu Âu công bố hồi năm ngoái nói rằng "Trung Quốc không tham vấn các quốc gia ở hạ lưu về các dự án xây đập và cũng thường xuyên xả lượng lớn nước từ các hồ chứa mà hầu như không có cảnh báo trước, gây ngập lụt ở hạ lưu".

Nhưng cộng đồng quốc tế không có nhiều lựa chọn nhằm gây ảnh hưởng đối với các vấn đề Mekong như ở Biển Đông, nơi Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu đã tham gia vào các hoạt động được gọi là tự do hàng hải. Không rõ là các quốc gia bên ngoài có thể hoặc sẽ tạo áp lực tương tự đối với Trung Quốc về Mekong hay không.

Mỹ gần đây đã đưa ra sáng kiến Đối tác Năng lượng Mekong Mỹ-Nhật Bản (JUMP), vốn nhằm giúp phát triển các nguồn cung cấp điện của khu vực. Hồi tháng 8, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã công bố một gói hỗ trợ ban đầu trị giá 14 triệu USD cho các nước lưu vực Mekong nhằm chống tội phạm và buôn lậu xuyên quốc gia. Các nguồn quỹ tương tự khác dành cho sông Mekong có thể sớm được triển khai.

Hồi tháng trước, quốc hội Mỹ đã tranh luận về việc liệu có lập một "Quỹ chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc" trị giá khoảng 375 triệu USD, trong đó ít nhất 25 triệu "sẽ dành trợ giúp các quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam cho một chương trình thực thi pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia trên sông Mekong".

Nhưng bất kỳ cuộc tuần tra nào được Mỹ hậu thuẫn hoặc tài trợ sẽ trở nên vô nghĩa nếu Trung Quốc quyết định thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngăn dòng chảy vào Đông Nam Á để gây ra một cuộc khủng hoảng mới trên dòng Mekong.

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?
15:12:05 09/01/2025
Thực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dàiThực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dài
08:43:58 09/01/2025
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIPLễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIP
13:55:44 09/01/2025
Phát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở MỹPhát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở Mỹ
22:37:45 07/01/2025
Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?
11:47:37 08/01/2025
Những nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald TrumpNhững nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald Trump
22:48:19 08/01/2025
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung QuốcNhững điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
05:11:53 08/01/2025
Chuyên gia chỉ ra ba yếu tố khiến đảo Greenland đặc biệt hấp dẫn với ông TrumpChuyên gia chỉ ra ba yếu tố khiến đảo Greenland đặc biệt hấp dẫn với ông Trump
20:35:32 08/01/2025

Tin đang nóng

Tài xế taxi công nghệ tử vong nhiều ngày trong phòng trọ ở Bình DươngTài xế taxi công nghệ tử vong nhiều ngày trong phòng trọ ở Bình Dương
15:49:00 09/01/2025
Bật dậy lúc 12h đêm trong bệnh viện, cảnh tượng người nhà gây ra khiến bệnh nhân ngượng chín mặtBật dậy lúc 12h đêm trong bệnh viện, cảnh tượng người nhà gây ra khiến bệnh nhân ngượng chín mặt
18:09:34 09/01/2025
Đang ngồi cáp treo với mẹ, bé gái bất ngờ rơi xuống đấtĐang ngồi cáp treo với mẹ, bé gái bất ngờ rơi xuống đất
18:57:00 09/01/2025
Thiên tài máy tính mắc bệnh ung thư, trước khi qua đời để lại 6 chữ cho con, ai hiểu được sẽ có ngay "kho báu"!Thiên tài máy tính mắc bệnh ung thư, trước khi qua đời để lại 6 chữ cho con, ai hiểu được sẽ có ngay "kho báu"!
18:31:47 09/01/2025
Giữa tháng 1 Dương lịch, 4 con giáp sẽ được tài tinh chiếu mệnh, sự nghiệp thăng tiến như diều gặp gióGiữa tháng 1 Dương lịch, 4 con giáp sẽ được tài tinh chiếu mệnh, sự nghiệp thăng tiến như diều gặp gió
20:02:20 09/01/2025
Cú twist không ngờ vụ tài tử Reply 1988 bị tố chụp ảnh khiêu dâm cùng phụ nữ!Cú twist không ngờ vụ tài tử Reply 1988 bị tố chụp ảnh khiêu dâm cùng phụ nữ!
18:01:40 09/01/2025
Ái nữ duy nhất nhà tỷ phú Madam Pang: Sở hữu 2 bằng cử nhân, 24 tuổi đã giữ chức Phó chủ tịchÁi nữ duy nhất nhà tỷ phú Madam Pang: Sở hữu 2 bằng cử nhân, 24 tuổi đã giữ chức Phó chủ tịch
18:48:52 09/01/2025
Cậu bé Bình Phước có nửa khuôn mặt bị khối u che kín 19 năm trước: Được bố mẹ Mỹ nhận nuôi, dạy dỗ cực khéoCậu bé Bình Phước có nửa khuôn mặt bị khối u che kín 19 năm trước: Được bố mẹ Mỹ nhận nuôi, dạy dỗ cực khéo
17:40:59 09/01/2025

Tin mới nhất

Bình đẳng và đồng sáng tạo

Bình đẳng và đồng sáng tạo

21:18:21 09/01/2025
Theo kế hoạch, trong chặng dừng chân đầu tiên, nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ hội đàm với Thủ tướng Anwar Ibrahim của Malaysia, quốc gia đã chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Nga về thách thức ngày càng tăng ở Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Nga về thách thức ngày càng tăng ở Ukraine

21:07:18 09/01/2025
Ông Austin nhận định rằng ngay cả khi Liên bang Nga đạt được mọi mục tiêu từ cuộc chiến tại Ukraine thì điều đó vẫn khiến họ phải trả giá đắt trong tương lai.
Hé lộ cách tiếp cận mới của Mỹ dưới thời ông Trump đối với Greenland

Hé lộ cách tiếp cận mới của Mỹ dưới thời ông Trump đối với Greenland

21:01:53 09/01/2025
Trong cuộc họp báo mới đây tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida, ông Trump không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu này.
Hàn Quốc trấn an cộng đồng quốc tế về an toàn xã hội

Hàn Quốc trấn an cộng đồng quốc tế về an toàn xã hội

20:59:35 09/01/2025
Về phần mình, Đại sứ Đới Binh tin tưởng sức mạnh phục hồi của nền dân chủ Hàn Quốc sẽ giúp nước này điều hướng thành công tình hình chính trị trong nước.
Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng

Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng

20:54:47 09/01/2025
Từ sáng 7 đến tối 8/1 (theo giờ địa phương), những cơn cuồng phong kết hợp lửa dữ đã tấn công một khu vực rộng lớn, với diện tích 7.600 km2 và gần 10 triệu dân. Ngọn lửa bùng lên như hỏa ngục đã tàn phá các cộng đồng thuộc mọi tầng lớp ...
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump gây quỹ cao kỷ lục cho lễ nhậm chức

Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump gây quỹ cao kỷ lục cho lễ nhậm chức

20:51:33 09/01/2025
Các khoản đóng góp cá nhân thường được sử dụng để chi trả cho các sự kiện xung quanh lễ nhậm chức, như chi phí liên quan đến lễ tuyên thệ nhậm chức, một cuộc diễu hành và các buổi khiêu vũ.
Trung Quốc lần đầu phát hiện chủng đột biến mới của virus đậu mùa khỉ

Trung Quốc lần đầu phát hiện chủng đột biến mới của virus đậu mùa khỉ

20:49:44 09/01/2025
Theo đó, bệnh nhân tại Trung Quốc đã xác định là nhiễm chủng đậu mùa khỉ nhánh Ib với truy vết nguồn gốc liên quan đến một công dân nước ngoài đã đi du lịch và có thời gian sinh sống tại Congo.
Thêm dấu hiệu căng thẳng giữa Iran và Nga liên quan đến tình hình Syria

Thêm dấu hiệu căng thẳng giữa Iran và Nga liên quan đến tình hình Syria

20:47:25 09/01/2025
Ngoài ra, vị tướng này cũng lên án Nga vì đã tắt radar khi Israel tiến hành các cuộc không kích vào Syria trong năm 2024, khiến các lực lượng Israel tấn công hiệu quả hơn.
Trung Quốc tăng cường quan hệ với châu Phi

Trung Quốc tăng cường quan hệ với châu Phi

19:45:25 09/01/2025
Tổng thống CH Congo cho biết cơ sở hạ tầng, điện, nông nghiệp và công nghiệp hóa là những vấn đề quan trọng mà CH Congo và các quốc gia châu Phi khác cần giải quyết để đạt được sự phát triển.
Thế giới 2024: Indonesia xây hàng ngàn ngôi nhà cho nạn nhân thiên tai

Thế giới 2024: Indonesia xây hàng ngàn ngôi nhà cho nạn nhân thiên tai

19:44:38 09/01/2025
BNPB phối hợp với quân đội Indonesia, cũng đã xây dựng nhà cửa làm nơi tạm lánh cho 135 gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào của núi Lewotobi Laki-laki ở Đông Flores, Đông Nusa Tenggara.
Israel tiếp tục rút khỏi các thị trấn miền Nam Liban

Israel tiếp tục rút khỏi các thị trấn miền Nam Liban

19:07:07 09/01/2025
Quân đội Liban sẽ mở rộng hoạt động triển khai đến các khu vực trên vào thời điểm được ấn định sau khi phối hợp với Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL).
Giá lạnh kéo dài bao trùm Hàn Quốc

Giá lạnh kéo dài bao trùm Hàn Quốc

19:03:50 09/01/2025
Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết tính đến sáng cùng ngày, nhiệt độ thấp nhất ở Seoul là âm 10,2 độ C và chỉ số nhiệt thấp nhất tính trung bình trên cả nước là âm 16,7 độ C.

Có thể bạn quan tâm

Em Vũ Linh ra đòn hiểm với cháu gái Hồng Loan, có 15% căn nhà?

Em Vũ Linh ra đòn hiểm với cháu gái Hồng Loan, có 15% căn nhà?

Sao việt

21:37:44 09/01/2025
Ngày 7/1, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế, đòi nhà cho ở nhờ giữa nguyên đơn Võ Thị Hồng Nhung, 61 tuổi, với bị đơn là Võ Thị Hồng Loan, 38 tuổi (con của cố nghệ sĩ Vũ Linh).
Song Hye Kyo: "Tôi có rất nhiều kẻ thù"

Song Hye Kyo: "Tôi có rất nhiều kẻ thù"

Sao châu á

21:32:28 09/01/2025
Những kẻ thù ghét này luôn tìm cách tạo ra những tin đồn, bình luận ác ý, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của Song Hye Kyo.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 10/01: Bạch Dương khó khăn, Bọ Cạp chậm trễ

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 10/01: Bạch Dương khó khăn, Bọ Cạp chậm trễ

Trắc nghiệm

21:06:17 09/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 10/01 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Bạch Dương hãy tiếp tục nỗ lực, Bọ Cạp cần nghiêm túc hơn.
Vpop 2024 bùng nổ với những màn trình diễn ấn tượng từ loạt gameshow, Anh Trai - Anh Tài đua nhau chiếm top trending

Vpop 2024 bùng nổ với những màn trình diễn ấn tượng từ loạt gameshow, Anh Trai - Anh Tài đua nhau chiếm top trending

Nhạc việt

21:01:57 09/01/2025
2024 chứng kiến sự chuyển mình đầy ấn tượng trong quy mô trình diễn sân khấu trong phạm vi Vpop, khi làn sóng gameshow và mô hình thần tượng đã và đang phủ sóng toàn thị trường âm nhạc nước nhà.
Căn hộ chỉ 6 m2, giường ngủ ngay sát nhà vệ sinh ở Nhật Bản

Căn hộ chỉ 6 m2, giường ngủ ngay sát nhà vệ sinh ở Nhật Bản

Sáng tạo

19:37:52 09/01/2025
Với diện tích 6 m2, căn hộ có bồn cầu vệ sinh ngay sát giường ngủ trong không gian chật chội ở Tokyo, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Định gây bất ngờ cho bà nội, chàng trai sốc ngược khi ngó mắt vào camera giám sát thấy 1 cảnh

Định gây bất ngờ cho bà nội, chàng trai sốc ngược khi ngó mắt vào camera giám sát thấy 1 cảnh

Netizen

18:39:48 09/01/2025
Đối với những con cháu chọn đi làm xa để mưu sinh, lúc nào cũng canh cánh trong lòng việc không biết ông bà ở quê sống thế nào, có ăn uống đúng bữa hay ngủ nghỉ đúng giờ hay không.
Bến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở

Bến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở

Sức khỏe

18:22:18 09/01/2025
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre đề nghị nhà trường tiếp tục theo dõi tình hình bệnh thủy đậu mỗi ngày, nếu phát hiện ca mắc mới cần thông báo ngay đến trạm y tế; thường xuyên thông báo học sinh đeo khẩu trang, khử khuẩn.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas đang đạt được tiến triển khả quan

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas đang đạt được tiến triển khả quan

17:57:55 09/01/2025
Ông Blinken thể hiện sự đồng quan điểm của người đồng cấp Pháp khi cho rằng lệnh ngừng bắn tại Liban vẫn đang được duy trì và tạo ra khả năng cho một tương lai khác biệt và tốt đẹp hơn nhiều cho đất nước này cũng như cho mối quan hệ với...
Không quảng cáo rầm rộ, phim "Chị dâu" vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu

Không quảng cáo rầm rộ, phim "Chị dâu" vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu

Hậu trường phim

17:57:54 09/01/2025
Bộ phim Chị dâu có Việt Hương, Hồng Đào tham gia đóng chính, sau hơn 2 tuần ra rạp đang tiến mốc doanh thu 100 tỷ đồng dù không được pr rầm rộ. Các chuyên gia lý giải sức hút.
2 món ngon Brazil khiến Xuân Son mê mẩn

2 món ngon Brazil khiến Xuân Son mê mẩn

Ẩm thực

17:50:15 09/01/2025
Nếu ở Việt Nam, Xuân Son được biết đến là tín đồ của món bánh chuối chiên thì ở Brazil, anh cũng có những niềm yêu thích đặc biệt với ẩm thực quê nhà.