Đông Nam Á tiếp tục nếm trái đắng vũ khí Trung Quốc
Các nước Đông Nam Á nhập khẩu vũ khí Trung Quốc tiếp tục rút ra những bài học cay đắng đằng sau cái lợi trước mắt về giá.
Trung Quốc đã sử dụng quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á và Thổ Nhĩ Kỳ làm đòn bẩy chính để thúc đẩy bán vũ khí sang các thị trường này. Kết luận trên được tạp chí quốc phòng Kanwa đưa ra trong bài viết mới đây.
Việc hoàn tất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nối Vân Nam với các nước Thái Lan và Malaysia đã giúp thu hút sự quan tâm tăng cường thương mại của các nước này với Trung Quốc. Đây chính là lý do khiến vũ khí do Trung Quốc sản xuất được tăng cường xuất khẩu vào thị trường Đông Nam Á.
Thế nhưng, các chuyên gia của tạp chí Kanwa đã chỉ ra rằng chất lượng kém đang khiến vũ khí Trung Quốc đánh mất thị trường này dù có lợi thế về giá rẻ. Trước đây là trường hợp của các chiến hạm lớp Giang Hồ II (Type 053H1), còn bây giờ là xe tăng, xe bọc thép và các vũ khí tên lửa.
Chiến hạm lớp Giang Hồ II – bài học cay đắng về hàng giá rẻ của Trung Quốc
Trong 15 năm trở lại đây, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang Myanmar, Malaysia hay Thái Lan trải qua những thăng trầm khác nhau, có tăng có giảm. Một số loại vũ khí Trung Quốc xuất sang các thị trường này giảm mạnh, thậm chí hoàn toàn biến mất. Điển hình là các loại vũ khí cơ bản của bộ binh, hải quân và không quân giảm mạnh. Trong khi đó, lượng xuất khẩu các hệ thống phản lực phóng loạt MLRS và các loại vũ khí tên lửa khác lại tăng mạnh, chủ yếu nhờ vào ưu thế về giá cạnh tranh.
Khoảng 10 năm trước đây, Myanmar và Thái Lan sử dụng rộng rãi các loại vũ khí trang thiết bị lục quân, trong đó chủ yếu là các loại tăng chiến đấu chủ lực (MBT) và xe chiến đấu bọc thép (BMP) do Trung Quốc sản xuất. Hiện tại, Thái Lan đã dừng hẳn việc mua hai loại vũ khí này của Trung Quốc và thay thế bằng các mẫu do Ukraine sản xuất.
Các chuyên gia của Kanwa bình luận: “Điều đó cho thấy lục quân và hải quân Thái Lan đã nhận ra rằng vũ khí giá rẻ không phải lúc nào cũng hiệu quả”.
Xe bọc thép BTR-3RK mà Ukraine mới chạy thử nghiệm để bán cho Thái Lan
Lục quân Thái Lan từng mua một số lượng lớn xe tăng T-85 của Trung Quốc. Tuy nhiên, do không có đủ thiết bị thay thế đồng bộ nên những chiếc xe tăng này thường xuyên trục trặc. Giới chuyên gia cho rằng Thái Lan không thể loại bỏ cùng lúc tất cả T-85 vì hiện chúng có số lượng rất nhiều.
Video đang HOT
Kinh nghiệm khai thác những chiếc tăng T-85 và T-69-2 do Trung Quốc sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn tới việc xuất khẩu các loại xe bọc thép của Trung Quốc sang Đông Nam Á. Một trong những vấn đề then chốt nhất chính là việc bảo đảm dịch vụ hậu cần và bảo trì sau bán hàng. Theo các chuyên gia của Kanwa sau khi tới thăm một nhà máy sản xuất T-69-2 và các loại xe bọc thép khác của Trung Quốc thì vấn đề nghiêm trọng nhất của Trung Quốc chính là các thiết bị thay thế của nước này không được tiêu chuẩn hóa một cách đồng bộ. Bên cạnh đó là sự thiếu vắng hệ thống dịch vụ hậu cần bảo đảm kỹ thuật kết nối.
Xe tăng T-85 (Type-85) do Trung Quốc sản xuất từ năm 1988
Trong 3 năm trở lại đây, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Myanmar đã giảm sút đáng kể và các hợp đồng cung cấp vũ khí chính đã bị đình chỉ. Myanmar bắt đầu quay sang nhập các loại vũ khí khí tài từ Mỹ, châu Âu và Ukraine.
Ngoài các mẫu vũ khí sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc, các loại vũ khí Trung Quốc được sản xuất lắp ráp tại Pakistan hiện cũng được xuất khẩu sang nhiều nước. Điển hình là các tổ hợp tên lửa phòng không ANZA Mk2/QW-1 và tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-8.
Tên lửa vác vai ANZA Mk2/QW-1
Tuy nhiên, chất lượng của các loại vũ khí này cũng đang bị đặt dấu hỏi. Theo Kanwa, trước đây, khi lục quân Malaysia tiến hành thử nghiệm, tổ hợp tên lửa phòng không ANZA Mk2/QW-1 của Trung Quốc đã không thể tiêu diệt mục tiêu giả định.
Đã có thời kỳ việc xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không của Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á tăng mạnh. Ví dụ như Indonesia đã mua các tổ hợp QW-3, hải quân Thái Lan mua QW-18, Myanmar cũng mua các tổ hợp tên lửa phòng không HY-6 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện các nước cũng đã dè dặt đối với sản phẩm của Trung Quốc. Các chuyên gia tạp chí Kanwa cho biết Thái Lan mua QW-18 với số lượng hạn chế để trang bị cho hải quân. Quốc gia Đông Nam Á này ưa thích các tổ hợp Igla của Nga hơn và sẽ thay thế các mẫu HY-5 từng mua của Trung Quốc trước đây.
Kanwa dẫn nguồn tin quân sự Thái Lan cho biết chỉ số tin cậy trong tiêu diệt mục tiêu của các tổ hợp HY-5 chỉ đạt dưới 0,5. Ngoài ra, trong quá trình phóng tên lửa, các tổ hợp này thường xuyên gặp trục trặc, thậm chí bị kẹt trong ống phóng dẫn tới các vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Theo Báo Đất Việt
Sức mạnh loại tên lửa "khủng" sẽ bảo vệ Moscow
Hôm 17/3, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tập trận tại khu vực Moscow Zvenigorod nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ các mục tiêu chính trị, các khu công nghiệp quan trọng gần thủ đô Moscow với tổ hợp tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumph. Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự góp mặt của hệ thống tên lửa Pantsir-S vô cùng nổi tiếng của Nga
S-400 là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất - đối - không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược và chiến thuật có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Thông thường, một tiểu đoàn S-400 thường biên chế: xe radar trinh sát, xe đài điều khiển hỏa lực và 8-12 xe mang bệ phóng tên lửa.
Mỗi xe mang bệ phóng mang theo 4 quả đạn tên lửa đặt trong ống bảo quản (thời hạn tới 15 năm). S-400 thiết kế để phóng nhiều loại tên lửa có tầm bắn khác nhau, bao gồm đạn 48N6E (150km), 48N6E2 (200km), 9M96E (40km), 9M96E2 (120km) và 9M38M/9M82M (400km).
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.
Tên lửa 48N6E được triển khai trên S-400
Mỗi hệ thống S-400 đều có một số thiết bị trọng yếu. Ngoài bệ phóng còn có một trạm chỉ huy và 2 radar. Trong đó, một radar giám sát bầu trời, tìm kiếm mục tiêu. Sau khi mục tiêu rơi vào tầm ngắm, chiếc radar thứ hai sẽ bắt đầu bám theo hành trình của nó. Lúc này, bộ phận chỉ huy sẽ xin lệnh có loại bỏ mục tiêu hay không.
Hiện nay, lực lượng phòng không Nga đã triển khai được tất cả 4 trung đoàn, trong đó 2 trung đoàn đầu tiên được bố trí ở ngoại ô thủ đô Moscow. Trung đoàn S-400 thứ ba được triển khai ở vùng Baltic (Leningrad) và trung đoàn thứ tư vừa được triển khai ở khu vực Nakhodka (vùng lãnh thổ Primorsky Krai), gần sát với phần lãnh thổ phía Đông Bắc của Trung Quốc và phía Bắc của Triều Tiên vào hôm 16/8.
Nhiều nước rất muốn sở hữu S-400 của Nga. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, Nga khẳng định, nước này chưa có kế hoạch xuất khẩu S-400. Tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này chỉ được sản xuất để phục vụ cho Lực lượng Vũ trang Nga.
Tuy nhiên, theo dự kiến, tới khi nào S-400 đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Quân đội Nga thì nước này sẽ bắt đầu xuất khẩu (khoảng từ năm 2015) loại tên lửa tối tân này. Trong đó, các khách hàng tiềm năng sẽ được mua hệ thống S-400 là Trung Quốc , Belarus , Kazakhstan và có thể cả Việt Nam . Hiện trong biên chế, lực lượng phòng không Việt Nam có 2 tiểu đoàn S-300PMU1 hiện đại.
Nga hiện tại cũng đang nỗ lực phát triển hệ thống S-500 trên phiên bản S-400. Dự kiến năm 2015, Nga sẽ trình làng loại siêu tên lửa này.
Đan Khanh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ukraine lún sâu vào khủng hoảng Bán đảo Crimea của Ukraine mỗi ngày một "nóng" hơn với nhiều diễn biến dồn dập sau chính biến ở thủ đô Kiev. Khu vực tự trị này ngày 2/3 tiếp tục là tâm điểm của thế giới sau khi quốc hội Nga "bật đèn xanh" cho Tổng thống Vladimir Putin sử dụng quân đội Nga với mục đích nhân đạo. Đứng trước...