Đông Nam Á tăng tốc bao phủ vaccine

Theo dõi VGT trên

Cơn cuồng phong COVID-19 mang biến thể siêu lây nhiễm Delta đang tấn công khu vực Đông Nam Á, khiến số ca mắc bệnh và tử vong trong những ngày gần đây ở nhiều nước luôn ở mức cao chưa từng thấy.

Thực trạng này khiến chính phủ các nước khẩn trương siết chặt nhiều biện pháp để kiểm soát nguồn bệnh lây lan, đồng thời tăng tốc chiến dịch tiêm chủng đại trà nhằm đẩy nhanh bao phủ vaccine, tiến tới miễn dịch cộng đồng sớm nhất có thể.

Đông Nam Á tăng tốc bao phủ vaccine - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tất cả các nước Đông Nam Á đều đặt mục tiêu sẽ tiêm vaccine COVID-19 cho phần lớn người dân vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022. Ngoài Singapore và Campuchia là hai nước dẫn đầu về độ bao phủ vaccine ở Đông Nam Á, các quốc gia khác đều đang nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng đại trà. Mục tiêu của Việt Nam là tiêm chủng cho ít nhất 75% dân số trong năm nay. Tương tự, Brunei lên kế hoạch tiêm vaccine cho 70% dân số; Lào là 50%; còn Myanmar là 40%…

Tuy nhiên, thách thức là không hề nhỏ trong bối cảnh lượng vaccine trên toàn thế giới hiện “cung không đủ cầu”, tình trạng bất bình đẳng về vaccine vẫn là vấn đề đáng lo ngại, nhiều nước đã mở rộng diện đối tượng tiêm chủng và một số nước bắt đầu tích trữ vaccine để tiêm liều tăng cường cho người dân do lo ngại biến thể Delta. Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã phải chuyển hướng, tìm mọi cách đa dạng hóa nguồn cung vaccine thông qua nhiều cơ chế khác nhau, như kêu gọi viện trợ từ nước ngoài, điển hình là chương trình “ngoại giao vaccine” đang được Việt Nam triển khai quyết liệt và bài bản; đặt mua trực tiếp từ các hãng dược phẩm; khuyến khích sự hỗ trợ từ các công ty tư nhân, bên cạnh việc đẩy mạnh nghiên cứu để tự phát triển vaccine nội địa, như Việt Nam và Thái Lan đang thực hiện.

Để giải quyết bài toán nguồn cung, đa dạng hóa các loại vaccine là giải pháp được nhiều nước lựa chọn. Tới nay Malaysia đã cấp phép sử dụng 7 lại vaccine khác nhau, mới nhất là phê duyệt có điều kiện việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna (Mỹ). Trước đó, Malaysia đã phê duyệt sử dụng 6 loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer, AstraZeneca, Sinovac, Jansen, CanSino và Sinopharm. Malaysia cũng cho phép chính quyền các bang và các bệnh viện tư nhân tự mua và phân phối vaccine COVID-19.

Indonesia đã phê duyệt 5 loại vaccine cho chương trình tiêm chủng quốc gia, bao gồm của các hãng Sinovac, AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Novavax. Ngoài ra, quốc gia này cũng phê duyệt 4 loại vaccine khác cho chương trình tiêm chủng tư nhân Gotong Royong (Hợp tác Cùng nhau), gồm vaccine của các hãng Sinopharm, CanSino và Anhui Zhifei Longcom, cùng vaccine Sputnik V của Nga. Nước này đang chuẩn bị cả vaccine và nguồn nhân lực để có thể sớm triển khai kế hoạch tăng tốc tiêm chủng với mục tiêu đạt 2 triệu liều mỗi ngày, qua đó tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 208 triệu dân để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Video đang HOT

Tương tự, Thái Lan cũng tìm kiếm vaccine của nhiều hãng dược khác nhau với hy vọng giải bài toán chậm trễ nguồn cung từ hãng AstraZeneca. Viện Vaccine Quốc gia Thái Lan đã liên hệ với Liên minh vaccine Gavi, bày tỏ mong muốn tham gia sáng kiến COVAX với hy vọng có thể sớm tiếp nhận nhiều vaccine hơn. Nước này cũng đang đàm phán với hãng Pfizer và dự kiến đặt thêm 5 triệu liều từ Johnson & Johnson. Ngoài ra, hãng dược Siam Bioscience (thuộc sở hữu của Hoàng gia Thái Lan) đã bắt đầu sản xuất vaccine COVID-19 của AstraZeneca để phục vụ nhu cầu trong nước.

Trong khi đó, Philippines đã bắt đầu nhận được vaccine từ Moderna và Pfizer/BioNTech. Nước này cũng đang đàm phán mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga. Trước đó, phần lớn vaccine Philippines nhận được trong nửa đầu năm nay là củA công ty công nghệ sinh học Sinovac (Trung Quốc).

Đông Nam Á tăng tốc bao phủ vaccine - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines, ngày 20/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nước Đông Nam Á cũng nỗ lực để nhận nguồn hỗ trợ của các nước có nguồn vaccine dồi dào. Theo thông báo từ Nhà Trắng, Indonesia hiện là quốc gia Đông Nam Á được Mỹ cung cấp nhiều vaccine ngừa COVID-19 nhất (8 triệu liều), tiếp đến là Philippines (6.239.000 liều) và Việt Nam (5 triệu). Trung Quốc cho biết đã tài trợ 119 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và sẽ tiếp tục cung ứng vaccine cho khu vực Đông Nam Á. Từ giữa tháng 7, Nhật Bản cũng bắt đầu cung cấp hàng triệu liều vaccine của AstraZeneca cho các quốc gia Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nguồn cung một số loại vaccine bị gián đoạn, để bảo đảm tiêm mũi vaccine thứ hai đúng hạn, một số nước như Thái Lan đã quyết định triển khai tiêm kết hợp 2 loại vaccine (mũi thứ nhất và mũi thứ hai là 2 loại vaccine khác nhau). Biện pháp này vốn đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, với sự tham gia tiên phong của nhiều nguyên thủ như Thủ tướng Đức Angela Merken, Thủ tướng Italy Mario Draghi hay Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh trên toàn cầu, nhiều quốc gia đang phát triển đã áp dụng biện pháp này. Argentina là quốc gia mới nhất triển khai tiêm kết hợp, sử dụng vaccine của hãng Moderna và của AstraZeneca để tiêm mũi thứ hai cho những người đã tiêm mũi đầu vaccine Sputnik V của Nga, khi việc bàn giao vaccine này bị gián đoạn.

Sự điều chỉnh này được thực hiện sau khi một số nghiên cứu khoa học và các cuộc thử nghiệm tại Tây Ban Nha hay Vương quốc Anh đã chứng minh rằng việc tiêm kết hợp hai loại vaccine có thể nâng cao hiệu quả trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, cũng giống như phương pháp đã được sử dụng để chống lại dịch Ebola, bởi việc kết hợp có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn, do vaccine kích thích các khu vực khác nhau của hệ thống miễn dịch hoặc “huấn luyện” hệ thống miễn dịch phát hiện mầm bệnh xâm nhập theo nhiều cách khác nhau. Kết quả nghiên cứu mới được công bố tại Hàn Quốc cho thấy việc tiêm kết hợp mũi đầu là vaccine của AstraZeneca và mũi 2 là vaccine của Pfizer/BioNTech sẽ giúp sản sinh nhiều kháng thể hơn gấp 6 lần so với việc tiêm cả 2 mũi là vaccine của AstraZeneca. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng cần có thêm dữ liệu khoa học để chứng minh hiệu quả của phương án này.

Riêng khu vực Đông Nam Á, tại Thái Lan, vaccine của AstraZeneca được sử dụng làm liều tiêm thứ hai cho những người đã tiêm liều đầu với vaccine của Sinovac. Indonesia thông báo tiêm kết hợp mũi hai là vaccine của Moderna sau mũi một là vaccine Sinovac. Philippines dự định kết hợp vaccine của Sinovac với các loại của AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sputnik V. Trong khi đó, Bộ Y tế Việt Nam hướng dẫn sử dụng vaccine của Pfizer làm mũi hai cho những người đã tiêm mũi một với vaccine của AstraZeneca “trong trường hợp số lượng vaccine hạn chế”. Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.

Đông Nam Á tăng tốc bao phủ vaccine - Hình 3
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Samut Prakan, Thái Lan, ngày 26/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Phương án khác cũng đang được một số nước xem xét là sử dụng vaccine với một lượng ít hơn để kéo dài khả năng đáp ứng khi nguồn cung cạn kiệt. Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Hong Kong (Trung Quốc) và Đại học Chicago (Mỹ), việc giảm liều lượng vaccine vẫn có thể thúc đẩy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Một thử nghiệm đối với vaccine của Pfizer-BioNTech cho thấy liều lượng vaccine giảm 1/3 tạo ra phản ứng miễn dịch “tương đương” với 1 liều tiêu chuẩn.

Một nghiên cứu quy mô lớn của Anh cũng đã đưa ra bằng chứng về mức độ hiệu quả khi giảm liều lượng vaccine. Các nhà khoa học đã báo cáo hiệu quả dao động từ 67%-97% sau khi người được tiêm sử dụng 1/2 liều vaccine của AstraZeneca và 1 liều đầy đủ vào 12 tuần sau đó. Trong khi đó, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Miễn dịch học La Jolla ở San Diego (Mỹ), 1/4 liều vaccine của Moderna đã có thể tạo ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Ông Ben Cowling, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong và là một trong những tác giả của các nghiên cứu trên, nêu rõ: “Nguồn cung vaccine vẫn sẽ hạn chế trong ít nhất 1 năm nữa. Do đó, việc sử dụng liều lượng vaccine thấp hơn là một chiến lược có thể áp dụng với các loại vaccine hiện tại”.

Biện pháp này từng được ứng dụng thành công trong việc chống lại các bệnh truyền nhiễm khác. Năm 2016, WHO đã phê duyệt 1/5 liều vaccine sốt vàng da như một biện pháp khẩn cấp trong các đợt bùng phát dịch lớn ở Angola và Cộng hòa Dân chủ Congo. Phương pháp này cũng đã được áp dụng trong chiến dịch tiêm chủng bệnh sốt vàng da ở Brazil năm 2018. Mặc dù vậy, người phát ngôn của WHO Tarik Jaarević cho biết vẫn chưa có đủ bằng chứng để đưa ra các khuyến nghị về việc giảm liều lượng đối với vaccine ngừa COVID-19, do đó cần nghiên cứu thêm để chứng minh hiệu quả chống căn bệnh này một cách rõ ràng.

Đông Nam Á hiện được coi là “tâm dịch” COVID-19 với sự lây lan của biến thể Delta, bởi vậy các nước khu vực đều đang nỗ lực để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine. Bên cạnh giải pháp của từng nước, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 54 vừa diễn ra dưới hình thức trực tuyến, các nước Đông Nam Á đã đề cập tới việc thúc đẩy hợp tác khu vực để thực hiện mục tiêu bao phủ tiêm chủng đại trà. Indonesia đã kêu gọi các nước hợp tác về vaccine và y tế trong khu vực, theo đó đề xuất thăm dò khả năng thiết lập cơ chế chia sẻ vaccine của ASEAN và thăm dò hợp tác nghiên cứu và sản xuất vaccine giữa ASEAN và các công ty ở các nước đối tác có giấy phép sản xuất vaccine và thuốc chữa trị COVID-19.

Trong khi đó, Việt Nam đề nghị ASEAN tận dụng hiệu quả các cơ hội hợp tác với các đối tác, nhất là trong mua sắm và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Trong bối cảnh các nước khu vực đều mong muốn đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, việc tăng cường hợp tác và chung tay trong ASEAN sẽ tạo cơ hội để Đông Nam Á đạt mục tiêu đặt ra một cách bền vững và lâu dài.

Trung Quốc: Ngăn chặn đà lây lan biến thể Delta bằng vaccine và các biện pháp kết hợp

Trả lời họp báo tại Bắc Kinh về tình hình dịch bệnh trong nước, đại diện của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) khẳng định vaccine phòng COVID-19 mà người dân tại quốc gia này đã được tiêm đang phát huy hiệu quả bảo vệ và ngăn chặn tốt trước biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.

Trung Quốc: Ngăn chặn đà lây lan biến thể Delta bằng vaccine và các biện pháp kết hợp - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ thành niên tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo NHC, Trung Quốc đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 3 loại vaccine phòng COVID-19, trong đó những vaccine được đưa vào sử dụng từ sớm trong chương trình tiêm phòng quốc gia phải kể đến là vaccine BBIBP- CorV của Sinopharm và vaccine CoronaVac của Sinovac Biotech. Không chỉ được sử dụng tại Trung Quốc, cả 2 loại này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hàng chục quốc gia khác trên thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp. Đến hết tháng 7, Trung Quốc tiêm được hơn 1,6 tỷ liều vaccine phòng COVID-19.

Đại diện của NHC cũng khẳng định các biện pháp nhằm khống chế dịch COVID-19 hiện được áp dụng tại Trung Quốc đang phát huy hiệu quả ngăn chặn biến thể Delta. Để tăng cường các lớp phòng vệ tại các thành phố cảng, cơ quan chuyên trách phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Trung Quốc đã cử 20 nhóm chuyên gia tới các thành phố này để hỗ trợ các nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Theo đó, các nhóm chuyên gia sẽ giám sát và hướng dẫn các thành phố cảng khắc phục những lỗ hổng trong các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh câm nhập, ứng phó khi phát sinh những ổ dịch mới.

Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh mới tấn công đúng mùa cao điểm du lịch tại Trung Quốc, nước này cũng đang đẩy mạnh các nỗ lực nhằm khống chế đà lây lan dịch bệnh trong các ngành liên quan du lịch và văn hóa. Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc kêu gọi tất cả các công ty du lịch và các nền tảng cung cấp dịch vụ trực tuyến trong lĩnh vực này tránh tổ chức những chương trình đến các vùng có nguy cơ dịch bệnh ở mức cao và trung bình. Các doanh nghiệp này cũng được yêu cầu theo dõi sát sao tình hình dịch COVID-19 tại những địa điểm du lịch, sẵn sàng điều chỉnh hoặc hủy những chương trình du lịch đang thực hiện nếu tình hình dịch bệnh không cho phép.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng không loại trừ khả năng lùi thời gian khai giảng năm học mới của những trường học trong các vùng có nguy cơ dịch bệnh cao hoặc trung bình. Giới chức giáo dục các địa phương và các trường đều được yêu cầu chuẩn bị kỹ cho những kịch bản khác nhau để đảm bảo việc khai giảng năm học mới diễn ra an toàn và suôn sẻ. Các cơ sở giáo dục sẽ phối hợp với các cơ quan y tế địa phương để triển khai tiêm phòng cho nhóm học sinh từ 12-17 tuổi một cách hợp lý trên tinh thần tự nguyện tham gia của học sinh và cha mẹ hoặc người bảo hộ.

Ngày 5/8 cũng là lần đầu tiên trong tuần qua Trung Quốc ghi nhận số ca mắc bệnh do lây nhiễm trong nước giảm, với 62 ca trong tổng số 85 ca phát hiện trong 24 giờ trước đó là các ca lây nhiễm trong nước, thấp hơn mức 71 ca thông báo một ngày trước đó. Phó Thủ tướng Trun Quốc Tôn Xuân Lan đánh giá diễn biến các ổ dịch mới vẫn chưa được kiểm soát , đồng thời phê bình một số chính quyền địa phương vì lơ là cảnh giác dẫn tới tình trạng biến thể Delta lây lan từ nhiều nguồn.

Từ cuối tháng 7, hàng chục thành phố tại Trung Quốc, trong đó có Vũ Hán, Bắc Kinh và Thượng Hải bắt đầu ghi nhận những ca mắc mới sau thời gian dài yên ổn. Giới chức y tế Trung Quốc nhận định đây là đợt bùng phát nghiêm trọng nhất kể từ khi quốc gia này trải qua đỉnh dịch vào mùa Xuân năm 2020. Để ứng phó một số thành phố đã lập tức kích hoạt các đợt xét nghiệm trên diện rộng để nhanh chóng phát hiện người bệnh.

Các biện pháp hạn chế di chuyển giữa các thành phố cũng được áp dụng trở lại, các địa điểm giải trí, nơi công cộng tụ tập đông người cũng bị hạn chế hoặc đóng cửa. Thủ đô Bắc Kinh nhanh chóng giới hạn lượng hành khách tại các ga tầu điện ngầm vào giờ cao điểm buổi sáng để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh, yêu cầu hủy các sự kiện giải trí và các triển lãm quy mô lớn không cần thiết trong tháng 8. Tính đến ngày 4/8, Trung Quốc địa lục ghi nhận 93.374 ca mắc bệnh, trong đó có 4.636 ca tử vong.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024

Tin đang nóng

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang
23:28:51 17/11/2024
Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'
23:39:23 17/11/2024
Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi
23:43:42 17/11/2024
Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt
22:21:47 17/11/2024
Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"
22:18:01 17/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Ảnh hậu 10X của Kim Kê 2024 gây tranh cãi
23:19:05 17/11/2024

Tin mới nhất

Israel bắt giữ 3 nghi phạm tấn công dinh thự thủ tướng

07:31:13 18/11/2024
Tháng trước, tư dinh của Thủ tướng Netanyahu cũng là mục tiêu trong vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái do lực lượng Hezbollah ở Liban tiến hành. Sự việc cũng xảy ra trong lúc ông Netanyahu và gia đình đi vắng.

Nga tấn công Ukraine, Ba Lan huy động máy bay chiến đấu sẵn sàng bảo vệ không phận

07:29:39 18/11/2024
Trong khi đó, theo Thống đốc thành phố Mykolaiv, ông Vitalii Kim, ít nhất hai người thiệt mạng và sáu người bị thương ở thành phố này trong cuộc tấn công lớn bằng UAV và tên lửa của Nga.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Trên 20.000 người Haiti phải di dời do bạo lực băng nhóm tội phạm

06:11:31 18/11/2024
Tội phạm bạo lực ở Port-au-Prince vẫn ở mức cao, với các băng nhóm được trang bị vũ khí tốt kiểm soát khoảng 80% thành phố, dù một lực lượng quốc tế do Kenya đứng đầu đã được triển khai để giúp cảnh sát Haiti khôi phục trật tự.

Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1

05:48:15 18/11/2024
Theo đó, người này gần đây đã đến Đông Phi, được chẩn đoán và điều trị ngay sau khi trở về Mỹ tại một cơ sở y tế địa phương và hiện đã được xuất viện. Kể từ đó, người này đã được cách ly tại nhà và các triệu chứng đang cải thiện.

APEC 2024: Chủ tịch Trung Quốc nêu loạt đề xuất nhằm thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương phát triển

05:46:02 18/11/2024
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc rất coi trọng hợp tác châu Á - Thái Bình và nước này sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao APEC năm 2026.

Australia: Cháy rừng hoành hành tại bang Victoria, hàng trăm người sơ tán

05:43:24 18/11/2024
Ủy viên quản lý tình trạng khẩn cấp của bang Victoria, Rick Nugent cho biết hai vụ cháy đã thiêu rụi hơn 1.900 ha, gây thiệt hại về vật nuôi và nông nghiệp. Nhà chức trách đang tiếp tục đánh giá mức độ thiệt hại.

Tiếp tục leo thang các vụ tấn công lẫn nhau giữa Israel - Hezbollah

05:41:22 18/11/2024
Trong khi đó, quân đội Israel báo cáo về một trận mưa tên lửa dữ dội vào thành phố Haifa và cho biết một giáo đường Do Thái đã bị tấn công, khiến hai thường dân bị thương.

Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc sẽ phải trả giá đắt vì rải truyền đơn

05:38:47 18/11/2024
Triều Tiên đã nhiều lần phản ứng giận dữ khi các nhà hoạt động Hàn Quốc thả bóng bay mang theo các tờ rơi tuyên truyền chống Bình Nhưỡng và hàng tiêu dùng Hàn Quốc qua biên giới.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế

05:33:58 18/11/2024
Các quan chức Liên hợp quốc và các đại biểu khác tại Baku hy vọng rằng một thông điệp mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo G20 có thể giúp tạo động lực chính trị cho một thỏa thuận COP29 về tài chính khí hậu.

Trí tuệ nhân tạo: Mỹ, Trung Quốc nhất trí không nên để AI kiểm soát vũ khí hạt nhân

05:31:02 18/11/2024
Mỹ và Trung Quốc lần đầu đàm phán chính thức về vấn đề AI hồi tháng 5 tại Thụy Sĩ, nhưng dường như không đề cập đến quá trình quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

Siêu bão Man-yi tấn công Philippines 'có khả năng gây thảm họa'

05:29:12 18/11/2024
Cơ quan núi lửa cũng cảnh báo mưa lớn do Man-yi đổ xuống có thể gây ra dòng trầm tích núi lửa, hay còn gọi là bùn, từ ba ngọn núi lửa, bao gồm cả Taal, phía Nam Manila.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của 'Vịnh Hạ Long' trên cạn ở Thanh Hóa

Du lịch

06:50:54 18/11/2024
Được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, Vườn Quốc gia Bến En nổi tiếng bởi cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ với 21 đảo lớn nhỏ cùng làn nước trong xanh, tĩnh lặng đang trở thành điểm đến du lịch thú vị ở Thanh Hóa.

Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?

Sao việt

06:26:59 18/11/2024
Mới đây, nhóm nghệ sĩ Ngũ Long Du Ký đã tới thăm nhà ca sĩ Tô Thanh Phương. Từ khi biết tin Tô Thanh Phương bệnh nặng, nhóm nghệ sĩ đã nhiều lần thăm hỏi anh.

Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay

Sao châu á

06:20:12 18/11/2024
Trong loạt ảnh cam thường, Ngu Thư Hân gây ấn tượng với làn da trắng sáng, visual xinh đẹp, vóc dáng thon thả và tỷ lệ cơ thể cân đối.

Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

05:58:43 18/11/2024
Cho tới hôm trước, sau khi lo giỗ đầu chồng em hoàn tất, trước mặt bao nhiêu họ hàng đằng nhà chồng, bố chồng gọi em vào và bảo thẳng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.

APEC 2024: Hàn Quốc, Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác trong bối cảnh an ninh khu vực bất ổn

05:26:01 18/11/2024
Do đó, cuộc gặp này rất có ý nghĩa khi sự phối hợp chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản hiện quan trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm hiện nay.