Đông Nam Á đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư
Hơn 1.000 người tháo chạy để thoát tình trạng ngược đãi ở Myanmar và nghèo đói ở Bangladesh hôm qua lên bờ tại nhiều vùng ở Đông Nam Á, nhưng các nước tuyên bố họ không được chào đón tại đây.
Người di cư Rohingya bơi ra để nhận đồ ăn cứu trợ trực thăng quân đội Thái Lan thả xuống biển Andaman hôm 14/5. Ảnh: AFP
Một tàu hôm qua được tìm thấy ở tỉnh Aceh, Indonesia, chở 790 người, trong đó có 61 trẻ em và 61 phụ nữ, nhiều người suy kiệt vì thiếu đồ ăn thức uống, Thiếu tá Sunarya nói. Những ngư dân phát hiện con tàu sắp chìm và kéo nó về làng ở Langsa.
“Một số người nói với cảnh sát họ bị bỏ mặc lênh đênh trên biển nhiều ngày và chính quyền Malaysia đã quay lưng với tàu của họ”, Sunarya, cảnh sát trưởng Langsa nói. Ông cho biết những người di cư đến từ Myanmar và Bangladesh.
Cách Langsa khoảng 25 km về phía nam, ngư dân giải cứu được một tàu nhỏ hơn chở 47 người trong tình trạng mất nước và đói, còn ở tỉnh Bắc Sumatra, ngư dân giải cứu được một tàu thứ ba, không có động cơ, chở 96 người.
Trong khi đó, 106 người khác được phát hiện trên một hòn đảo ở Thái Lan và được đưa về đất liền, giới chức cho biết. “Không rõ làm thế nào họ lại lên đảo”, AP dẫn lời Prayoon Rattanasenee, một lãnh đạo tỉnh Phang Nga, Thái Lan nói. Nhóm cho biết họ là người Rohingya từ Myanmar. “Chúng tôi đang xác định danh tính để xem liệu họ có phải là nạn nhân buôn người hay không. Những người này sau đó được đưa tới cơ quan cảnh sát nhập cư ở phía nam Phang Nga.
Đầu tuần này, khoảng 1.600 người di cư được hải quân Malaysia và Indonesia giải cứu, nhưng cả hai nước sau đó gửi trả các tàu. Hiện chưa rõ liệu những tàu cập bờ hôm qua có bị các nước khác “quay lưng” trước đó hay không.
Trong bình luận chính thức đầu tiên kể khi cuộc khủng hoảng leo thang trong hai tuần vừa qua, Myanmar cho biết nước này sẽ không tiếp nhận lại những người di cư tự nhận là người Rohingya. Đây là một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi, không được cấp quốc tịch ở Myanmar và ở trong tình trạng không quốc tịch.
Video đang HOT
“Chúng tôi không thể nói người di cư là người Myanmar nếu chúng tôi không thể xác định danh tính của họ”, Ye Htut, phát ngôn viên chính phủ, nói. “Hầu hết các nạn nhân buôn người nói họ đến từ Myanmar vì cách đó rất dễ và tiện với họ”.
Những người di cư mới đến hôm 15/5 ngồi trong nhà tạm tại Langsa, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP
Một quan chức khác có tên Zaw Htay cho rằng Myanmar sẽ không dự hội nghị khu vực do Thái Lan tổ chức nếu người “Rohingya” được đề cập trong giấy mời. Kể cả cái tên cũng là một điều cấm kỵ ở Myanmar. Nước này gọi họ là những người Bengal và khẳng định họ là người nhập cư trái phép từ Bangladesh, dù người Rohingya đã sống ở đất nước Phật giáo này suốt nhiều thế hệ.
Thái Lan tổ chức một cuộc họp các quan chức cấp cao về cuộc khủng hoảng Vịnh Bengal vào ngày 29/5, nhưng bình luận của các quan chức Myanmar cho thấy khó khăn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang leo thang.
Trong ba năm gần đây, hơn 120.000 người Rohingya đã lên tàu sang các nước khác và trả những khoản tiền lớn cho những kẻ buôn người. Nhưng sau những vụ bắt giữ và các động thái triệt phá khác trong khu vực, một số thuyền trưởng và kẻ buôn người đã bỏ tàu, buộc người di cư phải tự xoay sở, theo các nhân viên cứu trợ và tổ chức nhân quyền. Riêng trong ba tháng đầu năm nay, khoảng 25.000 người đã cố vượt qua Vịnh Bengal để tới Thái Lan, Indonesia và Malaysia, IBTimes dẫn số liệu của Liên Hợp Quốc cho biết.
Hầu hết được cho là đang tới Malaysia, một đất nước Hồi giáo đã đón hơn 45.000 người Rohingya trong nhiều năm. Tuy nhiên, nước này tuyên bố không thể nhận thêm. Indonesia và Thái Lan có những lập trường tương tự.
Người Rohingya ở Myanmar không được tiếp cận đầy đủ với nền giáo dục và y tế, và không thể tự do đi lại. Họ bị quân đội tấn công và bị những đám đông Phật giáo cực đoan đuổi khỏi nhà cửa, đất đai. Các nước láng giềng lo ngại việc chấp nhận một vài người Rohingya sẽ kéo theo một dòng người di cư nghèo, không có tri thức.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói ông thấy “báo động trước những thông tin một số nước có thể đang từ chối nhận các tàu chở người tị nạn và di cư”, văn phòng của ông tuyên bố hôm 14/5. Ông Ban kêu gọi các chính phủ trong khu vực “tạo điều kiện kịp thời để đón người lên bờ, và mở biên giới, cảng nhằm giúp những người dễ bị tổn thương đang cần hỗ trợ”.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua gia hạn một năm quyền hạn của ông trong việc duy trì lệnh trừng phạt với Myanmar. Nhà Trắng đã báo với Quốc hội về việc gia hạn, 5 ngày trước khi quyền lực hiện thời hết hạn. Nhà Trắng cho biết bất chấp những tiến triển đáng kể trong một số cuộc cải cách, mối lo ngại vẫn dai dẳng đối với xung đột và việc vi phạm nhân quyền, đặc biệt là ở các khu vực dân tộc thiểu số và bang Rakhine.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc từng bác bỏ 'đảo nhân tạo' do Nhật xây dựng
Việc xây đảo nhân tạo để củng cố chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc không phải là một chiến lược mới ở châu Á. Nhật Bản cũng từng xây các đảo nhân tạo, nhưng luật quốc tế không công nhận chúng là "đảo". Bắc Kinh cũng tuyên bố đây chỉ là bãi đá ngầm.
Thị trưởng Tokyo, ông Shintaro Ishihara ra thăm và cắm cờ Nhật Bản tại đảo Okinotori hồi năm 2005 - Ảnh: AFP
Nhật Bản nỗ lực xây dựng Okinotori, một bãi đá ngầm không người ở cách thủ đô Tokyo 1.600 km về phía nam thành một đảo nhân tạo. Việc xây dựng đảo nhân tạo Okinotori giúp Nhật Bản có được vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) quanh nó và tàu Nhật Bản có thể đến đánh bắt cá, tìm tài nguyên, theo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 14.5.
Nhưng trong cuộc hội đàm song phương năm 2004, các nhà ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Nhật Bản tuyên bố Okinotori là đảo. Bắc Kinh khẳng định Okinotori chỉ là bãi đá ngầm, đồng thời bác bỏ tuyên bố EEZ của Tokyo ở Okinotori.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển định nghĩa một hòn đảo là "vùng đất được hình thành tự nhiên, bao quanh bởi nước, nằm trên mặt nước khi thủy triều dâng cao", và các quốc gia có thể tuyên bố EEZ quanh một hòn đảo khi đảo có người dân sinh sống và có hoạt động kinh tế.
Nhật Bản lần đầu tiên tăng cường xây dựng Okinotori trong chiến tranh thế giới thứ 2 với kế hoạch xây một ngọn hải đăng. Ngọn hải đăng này chưa bao giờ được hoàn thành, nhưng nền móng xây hải đăng tại đây vẫn tồn tại đến ngày nay.
Kể từ thập niên 1980, Nhật Bản tiếp tục hoạt động bồi đắp Okinotori. Để khẳng định tình trạng Okinotori là "đảo", Nhật Bản đã xây dựng một đài quan sát thời tiết.
Nỗ lực xây đảo nhân tạo Okinotori của Nhật Bản kết thúc trong thảm kịch vào năm 2014. Trong quá trình thực hiện dự án xây cầu cảng tại Okinotori, một vụ tai nạn lao động xảy ra khiến 5 công nhân xây dựng thiệt mạng.
Gần Okinotori là một bãi đá ngầm được Nhật Bản gọi là đảo Minamitori. Tại đây, Nhật Bản cũng đang nỗ xây dựng đảo nhân tạo và một đường băng.
Giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc leo thang quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông những năm gần đây, các quan chức Nhật Bản tăng cường biệp pháp nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này tại các đảo xa bờ.
Trung Quốc mặc dù phản đối Nhật Bản về Okinotori, nhưng tăng cường hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông khiến các nước láng giềng lo ngại. Mỹ đang cân nhắc điều máy bay quân sự và tàu chiến tuần tra, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Ngư dân Indonesia cứu 600 người di cư Hơn 600 người di cư từ Bangladesh và Myanmar trên một chiếc tàu đang chìm bị chính quyền các nước từ chối đã được các ngư dân Indonesia cứu, đưa lên tỉnh Aceh của nước này vào sáng sớm hôm nay 15.5. Hơn 600 người di cư trên biển đã được các ngư dân Indonesia cứu sáng 15.5 - Ảnh: AFP Các ngư...