Đông Nam Á củng cố hải quân trước căng thẳng Biển Đông
Các nước Đông Nam Á đang ưu tiên củng cố sức mạnh của hải quân và tuần duyên, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
Một tàu tuần tra (trái) và tàu tuần duyên của Singapore di chuyển gần nơi tổ chức IMDEX châu Á 2015. Ảnh: Reuters
Chi tiêu quốc phòng hàng năm ở khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ đạt mức 52 tỷ USD đến năm 2020, từ mức dự kiến 42 tỷ USD năm nay, theo IHS Janes Defence Weekly.
10 quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ chi 58 tỷ USD vào thiết bị quân sự mới trong vòng 5 năm tới, trong đó việc thu mua thiết bị hải quân sẽ chiếm phần nhiều. Phần lớn thiết bị này có khả năng được sử dụng tại và xung quanh Biển Đông, nơi Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo, khiến một số nước châu Á lo ngại và làm dấy lên căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.
“Khi sức mạnh trên biển của các nước được cải tiến, thì phạm vi và mức độ nguy hiểm của lực lượng tấn công Đông Nam Á cũng sẽ gia tăng”, Tim Huxley, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở châu Á nói. “Nếu có đối đầu và leo thang căng thẳng, thì mức độ xung đột có thể sẽ ác liệt hơn”.
Sự quan tâm của các nước với sức mạnh hải quân được thể hiện rõ ràng tại Triển lãm Phòng thủ Trên biển Quốc tế (IMDEX) châu Á, được tổ chức ở Singapore, nơi các tham mưu hải quân và quan chức phụ trách thu mua quốc phòng trong khu vực gặp gỡ nhà thầu đến từ Mỹ, châu Âu, Israel và các vùng khác ở châu Á.
Mô hình thử nghiệm tàu ngầm, tàu chiến, tuần tra, đổ bộ cũng như máy bay trinh sát và không người lái tối tân đã được trưng bày trong sự kiện.
“Tôi không có lúc nào rảnh. Không ít quan chức cấp cao đến thăm gian hàng của chúng tôi và rất quan tâm đến sản phẩm chúng tôi cung cấp”, giám đốc điều hành một nhà thầu quốc phòng lớn của châu Âu cho biết.
Củng cố lực lượng
Video đang HOT
Tuy muốn nâng cao sức mạnh hải quân, ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á còn khá hạn hẹp, ngoại trừ Singapore. “Nhân viên quân sự được yêu cầu sửa chữa và tiếp tục sử dụng những thiết bị đáng nhẽ nên được thay thế từ nhiều thập kỷ trước”, một quan chức giấu tên nói bên lề IMDEX.
Một nguồn tin từ quân đội Indonesia cho biết chính quyền mới của Tổng thống Joko Widodo đang tập trung vào việc phòng thủ trên biển, nhưng việc củng cố lực lượng sẽ mất nhiều thời gian.
Các nước Đông Nam Á đã có những động thái có tính toán, để giúp hải quân hoạt động hiệu quả hơn trong các vùng ven biển. Sau khi Singapore cùng nhà thầu hải quân Pháp DCNS đóng 6 tàu khu trục lớp Formidable, các nước khác cũng làm theo, ông Richard Bitzinger, một chuyên gia an ninh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore nói.
Malaysia đặt mua 6 tàu hộ tống trị giá khoảng 2,5 tỷ USD từ DCNS. Indonesia, Việt Nam và Thái Lan cũng đang đàm phán với các nhà cung cấp từ Nga và châu Âu.
Việt Nam đặt hàng 6 tàu ngầm tấn công Kilo của Nga và đã nhận được 3 chiếc. Singapore, nước có 4 tàu ngầm cũ, đã đặt hàng thêm hai chiếc từ ThyssenKrupp Marine Systems của Đức. Indonesia cũng đặt hàng ba chiếc từ công ty đóng tàu Daewoo, Hàn Quốc.
“Sự phát triển của lực lượng tàu ngầm cho thấy hải quân các nước đang cảnh giác trước việc phô diễn sức mạnh hàng hải trong khu vực”, Rukmani Gupta, nhà phân tích cấp cao tại IHS Janes nói.
Tàu đổ bộ cũng đang là thiết bị thịnh hành. Loại tàu này có thể chở xe tăng, máy bay trực thăng, quân đội, thực hiện sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ. ST Engineering của Singapore đang đóng 4 tàu lớp Endurance cho hải quân nước này và một chiếc cho Thái Lan, trong khi Indonesia và Philippines đang xem xét việc bổ sung các tàu tương tự vào hạm đội của mình.
“Các tàu đa mục đích có thể được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ. Vì vậy, những tàu này là lựa chọn lý tưởng cho hải quân Đông Nam Á, nơi có ngân sách nhỏ nhưng lại có nhiều nhu cầu”, Huxley nói.
Philippines hy vọng đến cuối năm sẽ nhận được 10 tàu bảo vệ bờ biển đầu tiên từ Nhật Bản. Tokyo cũng đang cung cấp tàu tuần tra cũ cho Việt Nam. Các nước cũng quan tâm đến máy bay cánh cố định, trực thăng và máy bay không người lái (UAV) để cải thiện khả năng tuần tra trên biển.
Đầu năm nay, tại một hội chợ quốc phòng Malaysia, Boeing đã giới thiệu máy bay trinh sát trên biển, có radar và cảm biến giống như P-8 Poseidon, máy bay trinh sát hiện đại nhất Mỹ đang sử dụng, nhưng không có khả năng chống ngầm.
“Khi lực lượng hải quân Đông Nam Á tăng cường khả năng chiến đấu thì bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai ở khu vực cũng có thể đến nhanh hơn, ác liệt và nguy hiểm hơn, và vì vậy, có mức tàn phá cao hơn”, Bitzinger viết.
Phương Vũ
Theo Reuters
Trung Quốc không thể dùng đảo nhân tạo để củng cố chủ quyền Biển Đông
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông Daniel Russel ngày 13.5 cho biết hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng khu vực và không thể giúp Bắc Kinh củng cố những tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông Daniel Russel - Ảnh: Reuters
Ông Russel đưa ra phát biểu trên trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 13.5, trước thềm chuyến thăm Trung Quốc cùng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào cuối tuần này, theo hãng tin AP (Mỹ).
Theo ông Russel, dù cho Trung Quốc có xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam có lớn đến cỡ nào đi chăng nữa thì Bắc Kinh cũng không thể "sản xuất ra chủ quyền" của nước này tại đây.
Ông Russel cho biết, Mỹ kêu gọi các bên kiềm chế trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và những hành động gây hấn của Trung Quốc làm tổn hại đến chính hình ảnh của nước này. Mỹ có vai trò đảm bảo an ninh khu vực, "Nếu chiến lược của Trung Quốc nhắm vào việc loại trừ chúng tôi, nước này sẽ bị phản pháo, nhưng ngoại giao vẫn tiếp tục là giải pháp đầu tiên", ông Russel nói.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ tiến hành phiên điều trần sau khi Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc điều động máy bay quân sự và tàu chiến tuần tra quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây trái phép ở Trường Sa, nhằm đảm bảo tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông.
Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố những đảo nhân tạo thuộc chủ quyển của nước này. Nhưng ông David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, khẳng định rằng Trung Quốc không có chủ quyền tại những đảo nhân tạo mà họ đang xây dựng.
Các công trình Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên nền đảo nhân tạo trên Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tháng 2.2015 - Ảnh: Asahi Shimbun
Trong phiên điều trần, các thượng nghị sĩ Mỹ đã bày tỏ lo ngại và yêu cầu chính quyền Tổng thống Barack Obama có những biện pháp mạnh mẽ hơn đối với những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Bob Corker, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ phàn nàn chính quyền ông Obama thiếu "chính sách chặt chẽ", và tranh cãi về quan điểm của chính quyền Obama cho rằng Trung Quốc đang mất dần tầm vóc quốc tế vì những hành động gây hấn của họ.
"Tôi thấy Trung Quốc chẳng phải trả giá gì cho những hành động của họ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hoàn toàn không. Sự thật tôi thấy chính chúng ta mới phải trả giá. Chúng ta nhìn thấy bạn bè của chúng ta lo ngại, tự hỏi chúng ta đang ở đâu, cam kết bảo vệ họ ở mức độ nào", ông Corker nói.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin cũng không hài lòng khi cho rằng đôi lúc Mỹ chỉ phản ứng trước những hành động gây hấn của Trung Quốc bằng "thông cáo báo chí".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Indonesia tuyên bố tạo ổn định cho Biển Đông 'bằng nhiều cách' Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục gia tăng sự ổn định tại Biển Đông thông qua nhiều phương pháp khác nhau, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia, ông Abdurrahman Mohammad Fachir tuyên bố ngày 11.5. Một tàu chiến của Hải quân Indonesia đang tuần tra tại biển Java - Ảnh: Reuters "Chúng tôi sẽ tiếp tục hướng tới lợi ích chung thông qua việc...