Đông Nam Á có bị ảnh hưởng cơn bão địa chính trị
Thế giới đang nằm trong những cơn bão địa chính trị dữ dội nhất kể từ đầu những năm 1990 đến nay. Nhưng như một ngoại lệ, Đông Nam Á, với sự cố gắng của tất cả các thành viên đang hưởng những ngày khá yên tĩnh. Ngoại trừ Biển Đông đang đè nặng lên suy tư của mỗi người dân khu vực, tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng đó không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một hoặc vài năm. Nó đòi hỏi sự nỗ lực trong sự thống nhất quan điểm của các thành viên khu vực trong nhiều năm mới có thể biến Biển Đông thành một vùng biển hòa bình thịnh vượng. Vậy, Đông Nam Á có thể trông đợi những gì cho năm mới, 2015?
Về vụ kiện Trung Quốc của Philippines, Tòa Trọng tài tại La Hay sẽ ra phán quyết vào cuối năm 2015, và điều quan trọng là quyết định này có thể sẽ là quyết định quan trọng nhất mà các cơ quan xét xử thuộc Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc đưa ra. Không những vậy, quyết định này sẽ đánh dấu ranh giới cho các tranh chấp ở Biển Đông, bởi vì các Thẩm phán hầu như chắc chắn họ sẽ nói rằng đường chín đoạn của Trung Quốc là tuyên bố không có giá trị đối với lĩnh vực hàng hải. Việt Nam mới đây đã “bày tỏ lập trường” đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài Liên hiệp quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài về lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trước đó đã tuyên bố: “Việt Nam sẽ làm hết sức mình, bằng các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của mình và biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, là một biện pháp tiến bộ, văn minh, trong giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, kể cả chủ quyền lãnh thổ”.
Đối với một số sự kiện chính trị nội bộ các nước Đông Nam Á như quá trình trở lại của nền dân chủ Thái Lan hoặc cuộc bầu cử tại Myanmar, cho đến thời điểm này, không thấy có bất kỳ một dấu hiệu nào cản trở sự ổn định của nền chính trị các nước này. Cuộc bầu cử Quốc hội Myanmar dự kiến được tổ chức vào cuối năm 2015, sẽ là một bước tiến mới của tiến trình chuyển tiếp kéo dài gần 4 năm tại nước này, từ chính quyền quân nhân sang chính quyền dân sự, diễn ra một cách bền vững. Cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối năm 2015 do Chính phủ quân sự tạm quyền tuyên bố, trong đó, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và các tướng lĩnh tham gia đảo chính hồi tháng năm nay không tham gia kỳ bầu cử như họ từng cam kết chắc chắn sẽ mang tới cho Thái Lan một giai đoạn ổn định về chính trị.
Về kinh tế, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại những cơ hội và thách thức mới cho khu vực. Theo dự kiến, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành và phát triển vào nửa cuối năm 2015 để khối ASEAN có thể có những bước tiến lớn trong việc giảm bớt các rào cản thương mại trong khu vực vào trước hạn chót 31-12-2015… AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, hướng tới mô hình cộng đồng kinh tế – an ninh – xã hội theo kiểu Liên minh châu Âu. Kinh tế khu vực dự kiến sẽ được nâng cao tính cạnh tranh, giúp ASEAN trở thành một thị trường rộng lớn đồng thời là nhà xuất khẩu lớn của thế giới. Nếu được thành lập, AEC sẽ là một thị trường chung có quy mô lớn với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm vào khoảng 2.000 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 7,36% kim ngạch xuất khẩu và 8,5% kim ngạch nhập khẩu.
Video đang HOT
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mặc dù chỉ có 4 nước khu vực Đông Nam Á tham gia, nhưng chắc chắn sau khi hiệp định được phê chuẩn, TPP sẽ đem lại một diện mạo mới cho kinh tế khu vực. Ông Michael Froman, đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho rằng kiến thỏa thuận giữa 12 thành viên TPP sẽ được chốt lại vào giữa năm 2015, để Quốc hội Mỹ có thể phê chuẩn vào cuối năm tới, trước khi kỳ tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 bước vào hồi quyết liệt. TPP sẽ tạo ra sân chơi mới với sự đóng góp của 40% GDP cùng 30% trao đổi thương mại toàn cầu. Việt Nam cũng như các nước sẽ phải thay đổi nhiều để có thể hưởng lợi từ TPP.
Theo An Ninh Thủ Đô
Bắc Kinh lại thách thức dư luận, rêu rao Việt-Phi chống Trung Quốc
"Chúng tôi sẽ không gây rắc rối, nhưng sẽ phản ứng theo cách cần thiết trước các hành động khiêu khích của các nước liên quan", Tập Cận Bình tuyên bố.
Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua lại lên giọng thách thức, dọa nạt khu vực.
Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xã ngày 15/12 tuyên truyền xuyên tạc: Việt Nam ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, hợp lực chống Trung Quốc!? Tờ báo Trung Quốc dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định: Lập trường của Việt Nam có tác động hỗ trợ thúc đẩy các bên trên Biển Đông giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phi bạo lực, căn cứ trên luật pháp quốc tế và tuân thủ luật pháp quốc tế. Dựa vào thông báo này, Tin tức Tham khảo bình luận, Việt Nam và Philippines đã kết thúc thời kỳ không tin tưởng lẫn nhau, liên thủ với nhau đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông?!
Báo Trung Quốc không biết đã căn cứ vào đâu để nhận định rằng, Việt Nam và Philippines "có mấy chục năn không tin tưởng nhau" và dường như điều này đã kết thúc. Để chứng minh cho cái gọi là "kết thúc" này, Tin tức Tham khảo liệt kê các hoạt động hợp tác Việt Nam - Philippines làm dẫn chứng: Năm ngoái, hai bên hội đàm hải quân, tháng trước 2 tàu hải quân hiện đại nhất Việt Nam thăm Philippines, sang năm 2 nước tổ chức đối thoại quốc phòng lần thứ nhất.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 11/12, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam đối với vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: "Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam".
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách &'các quyền lịch sử' của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong &'đường đứt đoạn' do Trung Quốc đơn phương đưa ra."
Ông Tập Cận Bình không chỉ một lần tuyên bố đáp trả các hành động mà Bắc Kinh xem là "khiêu khích" họ ở Biển Đông.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam đã công khai khẳng định rõ lập trường của mình chỉ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, kiên quyết bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như đường đứt đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, đường chữ U vô lý và phi pháp mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam không liên minh với nước nào để chống Trung Quốc - PV.
Với chủ trương Việt Nam muốn làm bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Philippines không ngừng phát triển là việc hết sức bình thường. Mặc dù thực tế Philippines là một bên yêu sách ở Biển Đông và có chồng lấn lên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng không có chuyện hai nước không tin tưởng lẫn nhau như Tin tức Tham khảo bình luận. Việc hai nước bảo vệ yêu sách của mình trước sự bành trướng, lấn lướt, đe dọa và áp đặt của Trung Quốc là việc bình thường, nhưng tuyệt nhiên không phải liên minh hay liên thủ để chống Trung Quốc - PV.
Cũng trong ngày 15/12, website Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời Tần Cương, người phát ngôn cơ quan này tiếp tục lên giọng thách thức dư luận và có biểu hiện đe dọa các bên liên quan khi tuyên bố: "Quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc không thay đổi. Nếu bên nào đó có những hành động đơn phương khiêu khích, Trung Quốc chắc chắn sẽ có phản ứng cần thiết"?!
Trong tháng 5 năm nay, Trung Quốc từng kéo giàn khoan khổng lồ 981 cùng hạm đội hàng trăm tàu công vụ, tàu chiến hùng hổ kéo vào hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bất chấp mọi phản đối của Việt Nam cũng như dư luận quốc tế. Liệu phản ứng của các bên liên quan khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, lợi ích hợp pháp của mình có bị Bắc Kinh xem là "hành động đơn phương khiêu khích" để "có phản ứng"? Rồi đây Bắc Kinh sẽ còn "phản ứng" như thế nào?
Tàu hải cảnh Trung Quốc hung hãn đâm va, phụt vòi rồng ngăn cản tàu công vụ Việt Nam thực thi pháp luật trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam gần nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981.
Không khó để tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất từ chính miệng lưỡi Trung Quốc. Tân Hoa Xã ngày 15/12 đăng lại một loạt phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 2014 về Biển Đông: Ngày 5/6 Hồng Lỗi "kêu gọi Việt Nam chấm dứt (cái gọi là) gây rối ở giàn khoan 981 và rút hết tàu khỏi hiện trường"?! Ngày 9/6 Hoa Xuân Oánh gọi hoạt động giao lưu giữa hải quân Việt Nam và Philippines ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là "trò hề vụng về" và "yêu cầu 2 nước ngừng khuấy tranh cãi và gây sự" ở Biển Đông?! Tuy nhiên trả lời cho câu hỏi thứ hai không dễ, nhưng trong một thế giới văn minh như ngày nay Biển Đông không phải nơi Bắc Kinh muốn làm gì thì làm - PV.
Cũng trong bản tin này Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc hôm 30/5 nói rằng, "Trung Quốc trân trọng hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông và không chấp nhận các hành động làm phức tạp, mở rộng hoặc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" trong cuộc gặp với Thủ tướng Malaysia Najib Razak. "Chúng tôi sẽ không gây rắc rối, nhưng sẽ phản ứng theo cách cần thiết trước các hành động khiêu khích của các nước liên quan", Tập Cận Bình tuyên bố.
Theo Giáo Dục
BBC: Manila khen Hà Nội trong vụ kiện Biển Đông Philippines nói Viêt Nam "giúp giữ hòa bình" ở Biển Đông bằng viêc ủng hô vụ kiên Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc. Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc hiên đang thụ lý vụ kiên của Philippines đối với yêu sách "đường chín đoạn", còn gọi là "đường lưỡi bò", vô căn cứ của Trung Quốc tại Biển Đông. Về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ thông qua thương vụ bán 20 chiếc F-16 cho Philippines

Mỹ điều oanh tạc cơ, tàu sân bay đến Trung Đông sau tuyên bố của ông Trump

Nổ lớn tại nhà máy pháo hoa lậu, hơn 20 người chết

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân

Thương chiến toàn cầu trước nguy cơ leo thang 'nóng'

Trung Đông sục sôi trước nhiều diễn biến mới

Nhiều nước lên tiếng về giải pháp cho khủng hoảng Ukraine

Philippines nói khó tránh liên quan nếu Đài Loan bị tấn công

Động đất Myanmar: Cứu sống một người sau gần 4 ngày, số người chết gần vượt 3.000

Ông Trump thích kịch bản 'đấu' với ông Obama tranh chức tổng thống nhiệm kỳ 3

Tấm gương hai chiều gây bão ở toilet công viên Bangkok

Hành khách tìm cách mở cửa, máy bay Jetstar chở hơn 200 người phải quay đầu
Có thể bạn quan tâm

BLACKPINK đang bị đe doạ: Lộ hàng loạt video riêng tư ở quá khứ, tình thế ngày càng nguy hiểm!
Sao châu á
6 phút trước
Danh tính 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở TPHCM
Tin nổi bật
8 phút trước
"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột
Phim việt
56 phút trước
Hoàng Thuỳ Linh trực tiếp nhắc chuyện có bầu, yêu cầu ekip làm gấp 1 chuyện giữa nơi công cộng!
Sao việt
1 giờ trước
Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình
Du lịch
1 giờ trước
Kiểu họa tiết dẫn đầu xu hướng 2025
Thời trang
1 giờ trước
Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe
Pháp luật
1 giờ trước
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
2 giờ trước
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt
Sức khỏe
2 giờ trước