Đông Nam Á có 400 triệu người dùng Internet
Lượng người dùng Internet tại Đông Nam Á đã tăng trưởng mạnh trong đại dịch, đứng thứ ba thế giới tính theo khu vực.
Đây là số liệu được ông Satvinder Singh, Phó tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN chia sẻ tại Hội nghị đổi mới số Huawei APAC 2022. Theo ông Singh, kể từ khi bắt đầu đại dịch, đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số trong khu vực ASEAN.
Với số người dùng Internet lớn thứ ba thế giới, doanh thu kỹ thuật số trong khu vực có thể đạt 363 tỷ USD vào năm 2025. Để tiếp tục tăng trưởng, theo ông Singh, việc hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi số là rất quan trọng.
“Chuyển đổi số cần hành động hợp tác từ những đơn vị lớn, đặc biệt là lĩnh vực tư nhân để phát triển hết tiềm năng của ASEAN”, ông Singh nhận định.
Ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên Huawei.
Nhìn rộng hơn, châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đang là khu vực có tốc độ chuyển đổi số rất nhanh. Theo số liệu của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), vùng phủ sóng di động trong khu vực gần như đạt 100%.
Chỉ 10 năm trước, một số quốc gia APAC hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở hạ tầng 3G hoặc 4G nào. Giờ đây, dữ liệu ước tính của Hiệp hội GSM (GSMA) chỉ ra sẽ có 1,2 tỷ thiết bị kết nối 5G tại APAC năm 2025.
“Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những khu vực đa dạng về văn hóa và kinh tế nhất trong thế giới. Khu vực này từng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, và sẽ tiếp tục giữ vị thế trong sáng tạo số”, Ken Hu, Chủ tịch luân phiên Huawei nhận định.
Tại sự kiện, nhiều đại diện các cơ quan về chuyển đổi số trong khu vực cũng chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số. Ông Sandiaga Uno, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo của Indonesia cho rằng công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng để đổi mới các ngành như du lịch, công nghiệp.
Trong khi đó, Bộ trưởng Công nghệ và Đổi mới Adham Baba của Malaysia cho biết nước này đã thực hiện chương trình MyDIGITAL, với trọng tâm là tăng trưởng bền vững nền kinh tế số bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào phát triển cả thiết bị và phần mềm.
Video đang HOT
Theo ông Hu, ngoài vấn đề kết nối, việc tạo ứng dụng công nghệ và xây dựng nhân lực trong lĩnh vực công nghệ số cũng rất quan trọng. Đến năm 2030, lực lượng lao động của APAC ước tính đạt 2,2 tỷ người, với lợi thế về độ tuổi.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Korn Ferry, vào cùng thời điểm khu vực sẽ thiếu khoảng 47 triệu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ. Do đó, đào tạo đội ngũ nhân sự công nghệ là yếu tố quan trọng, theo bà Yang Mee Eng, Giám đốc Quỹ ASEAN.
“Chỉ khi có được đội ngũ nhân tài về công nghệ, chúng ta mới có thể phát triển kinh tế số hiệu quả tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, bà Eng cho biết.
Ngoài ba trụ cột về kết nối, ứng dụng và nhân sự, hội nghị cũng mở ra nhiều phiên thảo luận về kế hoạch phát triển nền kinh tế xanh, nhằm đạt được các cam kết về trung hòa carbon. Đây cũng là một lĩnh vực mới mà Huawei đang nhắm tới, khi hãng này phát triển các công nghệ cho điện mặt trời.
Hẹn hò tình ái trên mạng, cẩn thận "tiền mất, tật mang"
Nhiều người dùng Internet tại Việt Nam nói riêng và tại khu vực Đông Nam Á nói chung đã trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo thông qua hình thức hẹn hò trực tuyến.
Kể từ năm 2020, khi đại dịch bùng phát mạng trên toàn cầu dẫn đến việc hạn chế đi lại và giao tiếp, mạng Internet và các nền tảng mạng xã hội đã trở thành phương tiện kết nối quan trọng của mọi người, bao gồm cả hẹn hò trực tuyến.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi hãng nghiên cứu bảo mật Kaspersky, 18% trong tổng số 1.007 người trưởng thành tại khu vực Đông Nam Á tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng mạng xã hội chủ yếu để tìm kiếm mối quan hệ tình cảm và phần lớn trong số đó (76%) xác nhận rằng mạng xã hội đang mang lại cho họ kết nối quan trọng trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Hãy tỉnh táo khi có một mối quan hệ trực tuyến để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ xấu
Ngoài ra, gần một phần tư (24%) người tham gia khảo sát tại khu vực Đông Nam Á cho biết họ đã xây dựng được tình bạn ngoài đời thực với những người họ gặp lần đầu tiên trên mạng xã hội, 18% khác cho biết họ đã từng hẹn hò với một người đã làm quen trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật của Kaspersky cảnh báo việc tìm kiếm bạn tình thông qua mạng Internet và các nền tảng mạng xã hội sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro, cả về cảm xúc lẫn tài chính.
Theo một nghiên cứu khác của Kaspersky, có đến gần một phần hai (45%) người dùng Internet trong khu vực Đông Nam Á đã bị mất tiền vì những trò lừa đảo thông qua hình thức hẹn hò trên mạng.
Hầu hết các vụ lừa đảo gây tổn thất dưới 100 USD (22%). Trong đó, những người càng lớn tuổi được ghi nhận là có mức tổn thất cao nhất, với gần hai phần năm (gần 40%) trong số họ thừa nhận mất từ 5.000 đến 10.000 USD từ các trò lừa đảo tình ái trên mạng.
Cuối cùng, một phần nhỏ (8%) người dùng trong thế hệ Gen Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2009) cho biết tội phạm mạng đã khiến họ phải gánh chịu tổn thất tới hơn 10.000 USD từ những trò lừa đảo hẹn hò trực tuyến.
Vào năm 2021, các cơ quan thực thi pháp luật từ Singapore và Malaysia đã hợp tác để truy tìm một nhóm chuyên lừa đảo tình ái qua mạng. Tổ chức tội phạm này bị cáo buộc đứng sau ít nhất tám vụ lừa đảo ở cả hai quốc gia, bao gồm trường hợp của một phụ nữ Singapore 41 tuổi đã bị lừa mất 28.000 đô la.
Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Khi còn trẻ, chúng ta có xu hướng tò mò và liều lĩnh hơn một chút. Khi trưởng thành hơn, chúng ta có rất nhiều thời gian và thường là có quỹ nghỉ hưu trong tài khoản ngân hàng. Giới tội phạm mạng hiểu rõ những thực tế này cũng như xu hướng con người của chúng ta là cô đơn và khao khát được bầu bạn khi buộc phải ở nhà một mình,".
Các chuyên gia bảo mật của Kaspersky cũng đưa ra những dấu hiệu cảnh báo cho thấy một mối quan hệ trực tuyến là lừa đảo để mọi người cảnh giác:
- Thể hiện cảm xúc mãnh liệt chỉ trong thời gian rất ngắn.
- Nhanh chóng chuyển từ các trang web hoặc ứng dụng hẹn hò sang các kênh riêng tư.
- Kẻ lừa đảo hỏi rất nhiều câu về bản thân bạn. Điều này là vì càng biết nhiều về bạn, chúng càng dễ thao túng bạn.
- Câu chuyện của chúng không nhất quán. Những kẻ lừa đảo đôi khi hoạt động theo nhóm, trong đó những kẻ lừa đảo khác nhau cùng ẩn sau một danh tính. Vì vậy, hãy nghi ngờ nếu người bạn đang nói chuyện tỏ ra không nhất quán.
- Chúng không để lại dấu vết trên mạng. Mặc dù có một số người không sử dụng mạng xã hội và cố gắng giảm thiểu lượng thông tin cá nhân về họ trên internet, nhưng bạn nên nghi ngờ khi không thể tìm được bất kỳ dấu vết nào của một ai đó trên mạng.
- Không gọi điện video hoặc gặp mặt trực tiếp. Những người bị lừa thường nói rằng người nói chuyện với họ thường xuyên viện lý do tránh sử dụng camera. Lý do rõ ràng là chúng không giống với người trong ảnh đại diện. Chúng cũng muốn tránh bị nhận dạng để phòng ngừa việc bị theo dõi sau đó.
- Mượn tiền để giải quyết khó khăn cá nhân, ví dụ: người thân bị bệnh hoặc công việc kinh doanh thất bại...
Làm thế nào để phòng tránh lừa đảo hẹn hò trực tuyến?
Để phòng tránh lừa đảo tình ái, cần thận trọng với bất kỳ mối quan hệ trực tuyến nào phát triển quá nhanh. Dưới đây là một số phương cách khác để giữ an toàn cho trái tim và chiếc ví của bạn:
- Khi sử dụng các trang mạng xã hội, không chấp nhận lời mời kết bạn từ những người mà bạn không biết.
- Tránh tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân trong hồ sơ hẹn hò hoặc tiết lộ cho người mà bạn chỉ trò chuyện trực tuyến.
- Không quá vội vàng. Đặt câu hỏi cho đối tượng tiềm năng và chú ý đến những điểm không nhất quán để có thể vạch mặt kẻ mạo danh.
- Sử dụng các trang web, ứng dụng hẹn hò trực tuyến có uy tín và hãy sử dụng dịch vụ nhắn tin của các trang web này để giao tiếp. Những kẻ lừa đảo sẽ muốn bạn nhanh chóng chuyển sang nhắn tin, sử dụng mạng xã hội hoặc điện thoại, để chúng không để lại bằng chứng nào trên trang web hẹn hò về việc chúng vay mượn tiền của bạn.
- Đừng bao giờ đưa tiền cho người khác, trừ khi bạn cũng có mối quan hệ trực tiếp với họ.
- Để được an toàn khi hẹn hò trực tiếp với người khác, hãy cho bạn bè và người thân biết bạn sẽ ở đâu.
Cáp quang biển APG khôi phục 100% dung lượng sau khi cấu hình lại nguồn Từ ngày 22/4, sau khi cấu hình lại nguồn, tuyến cáp quang biển quốc tế APG đã khôi phục được 100% dung lượng trên tuyến. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có lịch sửa chữa sự cố xảy ra ngày 15/4 trên tuyến cáp biển này. Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016....