Đông Nam Á chống Covid-19 bằng vaccine thế nào?
Đông Nam Á sử dụng nhiều loại vaccine từ phương Tây cũng như Nga, Trung Quốc. Nước đang dẫn đầu về tốc độ là Singapore với 20% dân đã tiêm đủ liều.
Tiêm phòng Covid-19 ở Đông Nam Á bắt đầu từ cuối năm 2020 với nước đầu tiên triển khai là Singapore. Đến giữa tháng 4/2021, tất cả các nước đã bắt đầu tiêm vaccine miễn phí cho công dân và ngoại kiều. Riêng tại Thái Lan, người dân có thêm lựa chọn tiêm trả phí ở các phòng khám và bệnh viện tư.
Thái Lan mong muốn tiêm chủng cho khoảng 50% dân số vào cuối năm nay. Ngày 21/1, cơ quan quản lý phê duyệt khẩn cấp vaccine đầu tiên, AstraZeneca. Nước này cũng đặt hàng vaccine do Sinovac của Trung Quốc phát triển. Tháng 3, Thái Lan cấp phép thêm vaccine Johnson & Johnson.
Thái Lan cho biết không mua vaccine thông qua chương trình Covax vì các điều kiện quá nghiêm ngặt.
Trong quý I năm nay, nước này đã nhận 2 triệu liều vaccine Sinovac và 61 triệu liều AstraZeneca. Một số vaccine AstraZeneca sẽ được Siam Bioscience sản xuất trong nước thông qua chuyển giao công nghệ.
Không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung nước ngoài, Thái Lan tự phát triển vaccine nội địa. Dự án nghiên cứu do Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) và Khoa Y học Nhiệt đới, Đại học Mahidol tiến hành, đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai. Đây là vaccine mRNA, có thể ra mắt cuối năm nay. Loại vaccine khác do BioNet-Asia điều chế, dựa trên công nghệ DNA, sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn một trong năm nay.
Đến nay, 1,4 triệu người (2,27% dân số) Thái Lan đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. Tốc độ tiêm chủng tăng đều đặn kể từ tháng 4.
Người dân Bangkok được tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 3/2021. Ảnh: NY Times
Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181 triệu người tức hai phần ba dân số vào tháng 3/2022. Nước này dự kiến chi 73 nghìn tỷ rupiah (5,2 tỷ USD) cho chương trình tiêm chủng. Chính phủ mong muốn tiêm vaccine cho 16 triệu người mỗi tháng. Với 13.000 trung tâm y tế và 9.000 bệnh viện khắp cả nước, Indonesia tự tin có thể hoàn thành mục tiêu tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay.
Indonesia mua vaccine từ phương Tây và Trung Quốc: đặt hàng 125,5 triệu liều Sinovac, 50 triệu liều từ AstraZeneca và 50 triệu liều vaccine điều chế bằng protein nCoV từ Novavax. Chính phủ cũng mua 23,1 triệu liều vaccine AstraZeneca thông qua Covax và đàm phán trực tiếp với Pfizer để có thêm 50 triệu liều vaccine.
Video đang HOT
Nước này đang phát triển loại vaccine nội địa có tên Merah Putih (trắng và đỏ, hai màu trên quốc kỳ). Hai đơn vị riêng biệt cùng nghiên cứu vaccine này.Dự án thứ nhất của Đại học Airlangga Surabaya, đã bước vào giai đoạn tiền lâm sàng, dự kiến được thử nghiệm lâm sàng trong quý 4. Dự án thứ hai của Viện sinh học phân tử Eijkman và Công ty Biofarma, bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào tháng 3.
12 triệu người, tương đương 5% dân số, đã tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Malaysia chi 504 triệu USD để mua vaccine cho 26,5 triệu người, khoảng 80% dân số, bắt đầu tiêm chủng từ tháng 2. Bộ trưởng Khoa học Khairy Jamaluddin cho biết chính phủ đặt mục tiêu thu hút nhiều người tiêm chủng nhất có thể trong vòng một năm.
Thông qua cơ chế Covax, Malaysia có 12,8 triệu liều vaccine AstraZeneca, đủ tiêm 20% dân. Pfizer phân phối thêm 25 triệu liều, đủ tiêm cho 39% dân số. Vaccine Pfizer sử dụng cho người ở khu vực thành thị do cần bảo quản siêu lạnh. Vaccine AstraZeneca được triển khai ở nông thôn.
Malaysia cònmua 12 triệu liều vaccine từ Sinovac, 3,5 triệu liều vaccine từ CanSino của Trung Quốc và 6,4 triệu liều Sputnik V của Nga. Chính phủ đang đàm phán mua thêm vaccine của Johnson & Johnson và Moderna.
Nước này không tự phát triển vaccine, song là điểm thử nghiệm giai đoạn ba của một loại vaccine do Viện Sinh học Y khoa, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc điều chế.
Đến nay, 1,4 triệu người Malaysia (hơn 4% dân số) đã tiêm vaccine, trong đó hơn 800.000 người tiêm đủ hai liều.
Một nhân viên y tế tại Manila, Philippines được tiêm vaccine Covid-19, tháng 1/2021. Ảnh: Reuters
Philippines đặt mua 30 triệu liều vaccine Covovax từ Viện Huyết thanh Ấn Độ và 17 triệu liều từ AstraZeneca. Viện Gamaleya cung cấp cho nước này 25 triệu liều Sputnik V. Lô 25 triệu liều vaccine từ Sinovac đã cập bến hồi tháng 2.Nước này dự kiến mua thêm vaccine Pfizer và Johnson & Johnson. Moderna đầu tháng 5 đã hoàn thành giao 500.000 liều vaccine đầu tiên đến Philippines.
Philippines lên kế hoạch mua tổng cộng 148 triệu liều vaccine Covid-19 để tiêm cho 70 triệu người trong năm nay, tức một nửa dân số. Chính phủ dự định mua thêm 30 triệu liều nữa để có thể đủ tiêm cho 92 triệu dân.
Ngày 11/5, nước này nhận được 200.000 liều vaccine Pfizer đầu tiên trong số gần 2 triệu liều thỏa thuận với cơ chế Covax. Philippines đã tiêm vaccine cho khoảng 2% dân số.
Singapore tiêm chủng bằng vaccine của Moderna, Pfizer và Sinovac. Nước này ước tính sẽ tiêm đủ cho 5,5 triệu dân vào quý 3.
Chính phủ ưu tiên nhân viên y tế, người cao tuổi và người làm việc tại môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao. Singapore đặt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành. Công dân và những người nhập cư dài hạn sẽ được tiêm phòng miễn phí.
Singapore nhận lô vaccine Pfizer đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái. Tháng 3 năm nay, cơ quan quản lý phê duyệt khẩn cấp vaccine Moderna cho người từ 18 tuổi trở lên.
Trường Y Duke-NUS của Singapore cũng hợp tác với công ty công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics để phát triển vaccine nội địa có tên ARCT-021, dựa trên công nghệ mRNA. Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn một cho thấy vaccine hiệu quả và chỉ cần dùng một liều. Thử nghiệm giai đoạn hai khởi động tháng 4 năm nay.
Singapore dẫn đầu Đông Nam Á với hơn 20% dân số đã tiêm hai liều vaccine. Tỷ lệ người đã tiêm chủng trên 100 dân là 54,7.
Myanmar bắt đầu tiêm chủng cho gần 55 triệu dân vào tháng 1/2021. Nhóm ưu tiên trong giai đoạn đầu là nhân viên y tế, quan chức chính phủ chủ chốt, tiếp đến là nhóm dễ tổn thương, trên 65 tuổi.
Myanmar đã đặt hàng 30 triệu liều vaccine AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, đủ tiêm chủng 15 triệu người. Lô hàng đầu tiên đã đến hồi tháng 2. Nước này cũng nhập 27 triệu liều vaccine thông qua cơ chế Covax.
Myanmar đã tiêm ít nhất một liều vaccine cho hơn 3% dân số, tương đương 1,6 triệu người.
Moderna cấp 500 triệu liều vaccine Covid-19 cho Covax
Moderna sẽ cung cấp 500 triệu liều vaccine Covid-19 liên minh Covax vào quý 4 năm nay và đầu năm sau.
Thỏa thuận công bố ngày 3/5, ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp vaccine Moderna. Đây là điều cần thiết cho sáng kiến cung cấp vaccine cho các nước nghèo đang gặp phải tình trạng thiếu hụt kinh phí, khan hiếm nguồn cung trầm trọng. Hãng sẽ triển khai 34 triệu liều vaccine với mức giá thấp nhất vào cuối năm 2021, thêm 466 triệu liều khác vào đầu năm 2022.
Quyết định này đưa Moderna đến gần hơn với các đối thủ như Pfizer và AstraZeneca. Giám đốc điều hành Stéphane Bancel cho biết: "Đây là cột mốc quan trọng. Chúng tôi đang làm việc để đảm bảo mọi người trên thế giới có thể tiếp cận với vaccine Covid-19".
Seth Berkley, Giám đốc điều hành Liên minh Vaccine Gavi, nhận định: "Chúng tôi rất vui mừng được ký thỏa thuận mới với Moderna, cho phép các nước thành viên Covax tiếp cận loại vaccine hiệu quả cao".
Ngày càng nhiều người kêu gọi các nhà sản xuất vaccine và quốc gia giàu có nỗ lực hơn nữa để giải quyết khoảng cách tiêm chủng giữa các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới.
Tuần trước, Mỹ cho biết sẽ chia sẻ 60 triệu liều vaccine Covid-19 với các quốc gia khác. Hôm 3/5, Thuỵ Điển tuyên bố sẽ cung cấp 1 triệu liều AstraZeneca cho Covax nhằm "giúp giải quyết tình trạng chậm cung ứng trước mắt".
Một lô vaccine Covid-19 của Moderna chuyển đến Toronto, Canada, ngày 28/4. Ảnh: AP
Thoả thuận Moderna là tin tốt nhưng đến muộn. Vaccine của hãng có tác dụng 94% trong các thử nghiệm lâm sàng, một trong những loại hiệu quả nhất tính đến nay. Vaccine cũng có thể bảo vệ người dùng khỏi các biến thể mới, đặc biệt là biến thể Anh.
Lượng vaccine từ Moderna giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung ngắn hạn và trung hạn. Covax đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều trong năm nay, tiếp cận 20% dân số các nước thu nhập thấp và trung bình. Đến nay, chương trình đã cung cấp 49 triệu liều.
Sáng kiến bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 Ấn Độ. Covax chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ Viện Huyết thanh nước này. Khi số người chết do nhiễm nCoV của Ấn Độ tăng lên, chính phủ đình chỉ xuất khẩu. Covax cho biết họ cần đa dạng hóa vaccine. Song nguồn cung hạn chế và quyết định tạm ngừng tiêm chủng để điều tra chứng đông máu hồi tháng 3, tháng 4 khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Ngày 3/5, Đan Mạch loại vaccine Johnson & Johnson khỏi chương trình tiêm chủng, khiến các quốc gia lo lắng và đặt nhiều câu hỏi về danh mục vaccine của Covax.
Bộ Y tế Việt Nam đã tiếp nhận hơn 800.000 liều vaccine AstraZeneca từ Covax cung ứng và phân bổ tới 28 địa phương. Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, ngày 28/4 có thêm 92.445 người được tiêm chủng vaccine Covid-19. Đây là ngày kỷ lục về số người tiêm kể từ ngày 8/3 đến nay. Như vậy, hiện tổng cộng đã thực hiện tiêm đợt 1 và 2 tại các tỉnh, thành phố cho 425.638 người.
Vì sao khủng hoảng COVID-19 tại Ấn Độ là vấn đề cấp bách đối với toàn thế giới? Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ - cơ sở cung cấp vaccine cho chương trình COVAX giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trong nước. Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy miễn phí tại Ghaziabad, Ấn Độ ngày 24/4/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN Theo báo Anh Guardian, thảm họa đang xảy ra...