Đồng Nai:Một học sinh bị ép cung?
Chỉ vì bị nghi lấy điện thoại của người hàng xóm, một học sinh lớp 7 đã bị một công an xã bắt giữ trong đêm, đánh đập, ép cung và ký vào tờ giấy trắng buộc khai là lấy điện thoại. Ngay cả mẹ của cháu bé cũng bị “dụ” ký khống khi hay tin con mình bị bắt (!?).
Quá bức xúc vì việc con trai là Sú Say Váy chưa đầy 13 tuổi (sinh ngày 30-11-1999, học sinh lớp 7A2 Trường trung học cơ sở Sông Ray, Cẩm Mỹ) bị một công an xã bắt giữ và đánh đập dã man, bà Tằng Mỹ Lãy (ngụ tại tổ 15, ấp 10, xã Xuân Tây) đã đến tòa soạn Báo CATP kêu oan.
Theo đơn trình bày của bà Lãy, khoảng 20 giờ ngày 22-6-2012, ông Tăng (em rể của ông An, hiện là Công an ấp 8, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ) đến nhà bắt Sú Say Váy đưa đi. Gần ba giờ đồng hồ sau, con gái ông An sang nhà bà Lãy báo: “Cô lên UBND xã Sông Ray làm đơn bảo lãnh để đưa thằng Váy về…”. Không hiểu chuyện gì xảy ra, bà Lãy tức tốc nhờ người quen chở lên UBND xã Sông Ray và làm theo chỉ dẫn của những người ở đây. Thế nhưng khi làm xong đơn bảo lãnh, họ vẫn không cho bà đưa con về. Ông Tăng yêu cầu Sú Say Váy ký khống vào tờ giấy trắng, sau đó yêu cầu bà Lãy ký vào một tờ giấy trắng tương tự. Thấy có điều gì đó bất thường, bà Lãy không chịu ký. Người đàn ông tên Tăng tỏ thái độ hung hãn: “Ký thì làm việc xong mau, không ký thì khỏi về…” và xé tờ giấy trắng trước mặt bà Lãy. Không được bảo lãnh con, bà Lãy đành ra về.
Em Sú Say Váy bị đánh trước khi được đưa về (ảnh do gia đình cung cấp)
Sáng hôm sau khoảng 9 giờ, ông Thành, Công an ấp 10, chở Sú Say Váy về nhà với thương tích đầy người. Nhiều người hàng xóm đã đến nhà bà Lãy tỏ thái độ bức xúc khi thấy trên mặt, đầu, lưng cháu có nhiều vết thương do bị vật cứng đánh vào; các ngón tay bên phải bị phỏng. Thậm chí chân còn bị vết trầy (rất có thể do bị còng bằng còng số 8). Khi được đưa về nhà, Váy chỉ khóc và có kể việc mình bị ông Tăng và một người đàn ông khác đánh đập, dùng roi điện chích vào lưng, đốt vào tay… và ép buộc em nhận đã lấy điện thoại của Uyên – con gái bà Hương (nhà hàng xóm mà Váy thường sang chơi). Vì không chịu được đau, Sú Say Váy đành phải nhận đại là mình đã lấy điện thoại.
Đề nghị Công an huyện Cẩm Mỹ, Công an tỉnh Đồng Nai nhanh chóng vào cuộc để làm rõ sự việc. Dù em Sú Say Váy có thật sự là người lấy điện thoại hay không, thì việc bắt người lại là trẻ dưới tuổi vị thành niên là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải được xử lý nghiêm minh.
Video đang HOT
Theo CATP
Bị cáo bị ép cung, bức cung, nhục hình?
Tại phiên tòa, bị cáo khẳng định mình bị ép cung, bức cung, bị dùng nhục hình và cho uống thuốc xổ.
Ngày 21-12, TAND quận Bình Thạnh - TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trần Vĩnh Phú (26 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) 3 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, biết bà Nguyễn Thị Bích có đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Hùng Hoa chiếm đoạt 1 tỉ đồng, Phú tự xưng là công an làm việc tại PC14 (Công an TPHCM) rồi "bật mí" với bà Hoa là bà Bích đã chi 40 triệu đồng cho công an để bắt giam bà Hoa.
Phú ra "tối hậu thư" với bà Hoa rằng "được lệnh sếp giao nhiệm vụ xử lý vụ việc, muốn êm thấm thì phải chi vài trăm triệu".
Do hoảng sợ nên bà Hoa giao cho Phú 40 triệu đồng và hứa sẽ giao đủ 240 triệu theo yêu cầu trước Tết Nguyên đán 2011. Sau đó, bà Hoa nhiều lần chi cho Phú tổng cộng 57 triệu đồng.
Khi bà Hoa không giao tiền đúng theo lời hứa nên Phú nhiều lần đến nhà bà rút súng đe dọa "nếu không đưa tiền theo yêu cầu sẽ bị xử theo luật của xã hội đen". Cơ hội cuối cho bà Hoa là phải giao số tiền 120 triệu đúng 15 giờ ngày 30-1-2010. Tối cùng ngày, Phú nhận 4 triệu đồng từ bà Hoa thì bị công an bắt quả tang.
Bị cáo Nguyễn Trần Vĩnh Phú
Tại phiên tòa, Phú không thừa nhận bản cáo trạng VKSND quận Bình Thạnh truy tố. Phú khẳng định mình bị ép cung, bức cung, bị dùng nhục hình để lấy lời khai. Cụ thể, Phú cho biết bị điều tra viên chích điện, đánh, đá chảy máu, bị cho uống thuốc xổ...
Vị đại diện VKSND quận Bình Thạnh giữ quyền công tố phiên tòa đã bác bỏ ý kiến này và cho rằng không có chuyện bị nhục hình, bức cung như bị cáo nói vì trong biên bản khám xét dấu vết của Cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh hồi tháng 1-2010 Phú đã ký tên không bị đánh đập.
Trong các bản tự khai, Phú đều ghi ký hiệu CBEC (nghĩa là "cán bộ ép cung", Phú giải thích tại phiên tòa) để cầu cứu cơ quan điều tra cũng như VKSND. Tuy nhiên, lập luận này đã bị bác tại tòa.
Phú cũng khai rằng 3 bản tự khai của Phú trong quá trình điều tra đều bị điều tra viên hướng dẫn, bắt chép y nguyên kể cả dấu chấm, dấu phẩy.
Bào chữa cho bị cáo, luật sư đặt vấn đề tại sao các bản tự khai được lấy vào những thời gian khác nhau mà giống y từng dấu chấm câu, phải chăng cơ quan điều tra muốn hợp thức hóa vụ án?
Ngoài ra, lời khai của bà Bích và bà Hoa hoàn toàn bất nhất, mâu thuẫn. Trong nhiều lời khai, bà Hoa có khi nói bị Phú cưỡng đoạt 52 triệu, có khi 57 triệu và có lúc 61 triệu đồng. Còn tại phiên tòa, bà Bích lại nói rằng nhờ Phú đòi nợ giùm và Phú đã đòi được 42 triệu đồng và đã giao cho mình.
Trong khi đó, chủ tọa phiên tòa lại công bố một bản khai khác, vợ bị cáo Phú nói chồng mình bảo lấy 57 triệu đồng trong tủ nên giao cho công an để bảo lãnh Phú được tại ngoại. Vậy tiền đã đưa bà Bích thì tại sao còn để trong tủ?
Ngoài ra, nhiều vấn đề luật sư đặt ra chưa được đại diện VKSND Bình Thạnh tranh luận thỏa đáng.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng từ các chứng cứ, lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra nên bác toàn bộ lời bào chữa của luật sư cũng như lời khai của bị cáo tại phiên tòa.
Theo Người Lao Động
Tiếp loạt bài "Nghi án bắt tạm giam nhầm người ở Phú Thọ": Người đàn bà quyết tâm đòi lại công bằng cho chồng Trở lại việc cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp tạm giam với bị can Trường, mà PV đã từng phân tích rằng anh Trường không thuộc trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam theo điều 88, Bộ luật tố tụng hình sự. Sáng 30-9, theo dự kiến, TAND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ sẽ mở phiên tòa xét xử...