Đồng Nai xuất hiện ‘làn sóng’ công nhân kéo về quê tự phát
Ngày 30-9, đại tá Trần Tiến Đạt – phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai – cho biết gần đây có hiện tượng người dân, công nhân lao động trên địa bàn tụ tập đông người để về quê tự phát.
Công nhân ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai tụ tập về quê tự phát bằng xe máy nhưng được chính quyền vận động ở lại – Ảnh: N.Đ.N.
Cụ thể, tối 29-9, có khoảng 70 công nhân của các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu và TP Biên Hòa đi xe máy đến chốt kiểm soát tại cầu Hóa An (TP Biên Hòa) để về quê tự phát.
Lực lượng chức năng sau đó đã giữ lại, đề nghị 3 địa phương lên nhận người về. Đến gần 21h tối cùng ngày, còn khoảng 30 người chưa về nên được bố trí nơi ở để tiếp tục xử lý.
Muốn đưa con về quê nhập học
Trước đó, trưa 29-9, khoảng 200 công nhân người Chăm tại địa bàn huyện Vĩnh Cửu cũng tụ tập, khăn gói sẵn sàng để về quê tự phát. Chính quyền địa phương đã đến hiện trường vận động nhiều giờ liền người dân mới chấp nhận ở lại.
Ông Nguyễn Văn Thuộc – bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu – cho biết qua làm việc với đại diện nhóm công dân trên, nguyên nhân công nhân muốn về do tháng 7 nghỉ hè họ đón con vào chơi rồi mắc kẹt, giờ muốn đưa con về quê đi học lại.
Bên cạnh đó, 3 tháng giãn cách, thất nghiệp khiến họ không thể trụ nổi, dù Nhà nước và doanh nghiệp có hỗ trợ nhưng chưa đảm bảo; phòng ốc chật chội, ngột ngạt; hết tiền sinh hoạt… “Yêu cầu duy nhất của họ là được về quê”, ông Thuộc nói.
Ông Thuộc cho biết đã trao đổi với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận về việc tiếp nhận 200 công nhân người Chăm về địa phương nhưng chưa được. Phía Ninh Thuận lý giải bình quân mỗi ngày tiếp nhận 200-300 người từ các tỉnh phía Nam về gây áp lực cho địa phương trong công tác phòng chống dịch. Do đó, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận mong Đồng Nai hỗ trợ, động viên bà con tiếp tục ở lại, hết dịch rồi trở về sau.
Đánh giá vấn đề này, đại tá Đạt cho rằng đang có “làn sóng” kéo về quê tự phát và nhiều công nhân lao động đang trông chờ sau 30-9 mở cửa sẽ đi về quê.
Do đó, ông đề xuất các huyện, thành phố đông công nhân lao động chú ý các khu nhà trọ, ưu tiên tiêm vắc xin và làm tốt công tác an sinh ở khu vực này; sớm tạo điều kiện cho người lao động đi làm lại; vận động chủ trọ giảm tiền thuê phòng, tiền điện nước.
Video đang HOT
Đồng thời đề nghị Sở Lao động – thương binh và xã hội Đồng Nai liên hệ các tỉnh bạn để sắp xếp đưa công nhân lao động có nhu cầu về quê an toàn, đảm bảo phòng chống dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng người dân về quê với lý do chính đáng cần phải hỗ trợ – Ảnh: A LỘC
Nguyện vọng chính đáng cần phải quan tâm
Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Lĩnh – bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai – cho rằng việc người dân muốn về quê là nguyện vọng chính đáng nên phải quan tâm, cố gắng vận động người dân ở lại là quan trọng nhất.
“Gắn vận động với an sinh để người dân đồng thuận với chủ trương. Nguyện vọng nào chính đáng của họ chúng ta đáp ứng được phải đáp ứng ngay. Ví dụ con em họ muốn về quê học thì phối hợp giúp cho con em người ta về quê học. Đây là nguyện vọng quá chính đáng, phải ủng hộ giúp xe đưa về”, ông Lĩnh nói.
Bên cạnh đó, ông Lĩnh cho rằng do đời sống khó khăn, mất việc nên người dân mới muốn bỏ về quê. Khi trở lại trạng thái bình thường mới, nếu người dân được đi làm thì sẽ gắn bó trở lại.
“Mấu chốt là việc làm và đời sống. Ở Đồng Nai họ không còn sống nổi mới bỏ đi. Còn nếu được đi làm, kiếm ăn thì họ sẽ gắn bó. Đó là quy luật muôn thuở”, ông Lĩnh nhấn mạnh.
Mặc thường phục, đi xe bảng trắng kiểm tra tiêu cực tại các chốt
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh chỉ đạo lực lượng quân sự, công an bố trí một bộ phận mặc thường phục, đi xe bảng số trắng để kiểm tra các chốt kiểm soát trên địa bàn có tiêu cực hay không.
Theo ông Lĩnh, một số người dân trực tiếp phản ánh đến ông một số chốt kiểm soát có vi phạm bỏ chốt, làm khó dễ người dân khi đi qua. “Dân phản ánh tôi một số chốt vi phạm chuyện đó, qua là 500.000 đồng mới cho qua. Không có thì kiếm đủ chuyện không cho qua, thậm chí gây khó dễ. Rồi giờ cao điểm, nghỉ ngơi bỏ chốt đi, không trực chốt”, ông Lĩnh nói.
Vận động người dân ký cam kết không lén lút tiếp xúc thủy thủ, tiếp tay nhập cảnh trái phép
Bộ đội biên phòng TP.HCM vận động thuyền viên, chủ đò và người dân ký cam kết không tiếp tay cho xuất nhập cảnh trái phép; không lén lút tiếp xúc với thủy thủ tàu nước ngoài nhập cảnh khi chưa được phép của các cơ quan chức năng.
Cán bộ Bộ đội biên phòng TP.HCM tuần tra giám sát người, thuyền tàu tại cảng biển - Ảnh: H.T
Ngày 26-5, đại tá Tô Danh Út - chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.HCM - cho biết đơn vị đang tổ chức phát động phong trào vận động các tổ an ninh nhân dân, tổ tàu thuyền tự quản, chủ đò cùng các hộ dân ký cam kết không lén lút tiếp xúc, không tiếp tay cho xuất nhập cảnh trái phép.
Đây được đánh giá là giải pháp mới, song song với việc chủ động tuần tra giám sát các hoạt động của tàu thuyền neo đậu tại các cảng biển đề phòng dịch bệnh xâm nhập vào TP.HCM.
Kiểm tra thông tin công nhân lên tàu làm việc - Ảnh: H.T
Theo đại tá Út, hiện nay đơn vị quản lý 59 cảng, 103 cầu cảng, 63 cặp phao neo đậu nằm ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Lưu lượng tàu neo đậu tại khu vực cảng hàng ngày trung bình khoảng 70-80 chiếc; riêng tại cảng Cát lái hàng ngày có khoảng 40.000 lượt người ra vào làm việc.
"Lượng tàu thuyền, thủy thủ tàu nước ngoài đến TP.HCM qua cửa khẩu cảng biển lưu lượng rất lớn. Đây là khu vực có nguy cơ mầm bệnh xâm nhập từ các nước đến Việt Nam và lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng", đại tá Út nói.
Qua công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, cách ly Bộ đội biên phòng TP.HCM cùng các cơ quan chức năng kịp thời xác định có 4 thủy thủ dương tính với COVID-19 xuất phát từ tàu MS SUN đang neo tại bến phao Phước Long 5 (Nhà Bè). Nhờ đó có giải pháp khoanh vùng, cách ly các trường hợp liên quan ngăn ổ dịch trên tàu lây nhiễm ra cộng đồng.
Tuy vậy, vấn đề khó khăn nhất hiện nay, theo đại tá Út, là "lực lượng biên phòng mỏng, trong khi đó phải căng mình trên tất cả các mặt trận", vừa bảo vệ biên giới - cửa khẩu, vừa phối hợp phòng chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, tàu thuyền khi nhập cảnh vào Việt Nam và đến cảng biển TP.HCM khi chưa có kế hoạch vào cảng neo đậu thường "nằm" sửa chữa tại các tuyến phao hoặc làm hàng ở các khu vực chuyển tải dễ phát sinh nhiều hệ lụy.
"Các đối tượng lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu để lén lút tiếp cận, trao đổi hàng hóa, nhu yếu phẩm... gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng biên phòng", đại tá Út nói.
Để giám sát các nguy cơ này, theo đại tá Út, từ đợt dịch lần 2, đơn vị bố trí 29 chốt kiểm tra, giám sát phòng chống dịch tại các khu vực có tàu thuyền nước ngoài neo đậu ngăn chặn nhiều hành vi cố tình tiếp xúc với tàu nước ngoài buôn bán, "trao đổi hàng hóa", xử lý hàng chục vụ công nhân lên tàu không đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch.
Nhân viên y tế đo nhiệt độ cho công nhân trước khi lên và xuống tàu - Ảnh: H.T
Đặc biệt từ ngày 20-5, đơn vị phối hợp với các địa phương tổ chức phát động phong trào "toàn dân tham gia phòng chống dịch", qua đó vận động được 193 tổ an ninh nhân dân, 16 tổ tàu thuyền tự quản, 10 tổ an ninh trật tự, 12 chủ đò, 540 hộ dân ký cam kết không bao che, tiếp tay cho xuất nhập cảnh trái phép; không tiếp cận lên, xuống các tàu nước ngoài nhập cảnh; không lén lút tiếp xúc với thủy thủ tàu nước ngoài nhập cảnh khi chưa được phép của các cơ quan chức năng.
Hiện các xã, thị trấn và bộ đội biên phòng đang tiếp tục vận động người dân ký cam kết.
Quản lý tàu thuyền, con người ở cảng biển thế nào?
Khẳng định vai trò giám sát tàu thuyền, con người ở các cảng biển, đại tá Tô Danh Út cho biết đơn vị quán triệt đội ngũ cán bộ làm công tác cửa khẩu nắm chắc các quy trình, quy định trong quản lý tàu thuyền, con người nhập cảnh trong điều kiện phòng chống dịch. Cụ thể:
- Đối với cán bộ kiểm tra phải có đầy đủ các tran thiết bị phòng chống dịch; rà soát, quản lý chặt chẽ thông tin, đăng ký đối với phương tiện cập mạn.
- Đối với cán bộ, công nhân được phép lên tàu làm việc (trước khi lên xuống tàu) phải được kiểm tra giấy tờ tùy thân, đối chiếu với danh sách đăng ký và kiểm danh, kiểm diện thực tế. Việc quản lý cán bộ, công nhân lên tàu làm việc phải được thực hiện đúng quy trình, chặt chẽ từ thông tin cá nhân đến việc đối chiếu thực tế người làm việc và thực hiện quy định 5K.
- Đối với công nhân đăng ký theo tổ, giao cho tổ trưởng hoặc trực ban tổ có trách nhiệm quản lý công nhân trên tàu.
- Phương tiện cập mạn thì đăng ký với trạm kiểm soát biên phòng và chịu sự kiểm tra giám sát biên phòng; tất cả đề phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch khi làm việc.
Nam công nhân bị cuốn vào máy tử vong Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc khiến 1 nam công nhân tử vong trong quá trình làm việc tại công ty... Nạn nhân được xác định là anh P.N.E (35 tuổi) làm công nhân Công ty Hyosung nằm trong KCN Nhơn Trạch 5. Hiện trường xảy ra vụ việc. Theo các nhân chứng...