Đồng Nai xóa sổ làng gốm 300 tuổi
Trong danh sách di dời lần này có nhiều cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ hàng trăm năm gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Biên Hòa xưa.
Nhiều cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ truyền thống hàng trăm năm tuổi tại phường Tân Vạn, TP Biên Hòa phải di dời trong đợt này. Ảnh: Hoàng Trường
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định buộc 185 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch trong tương lai phải di dời ra khỏi khu đô thị. Trong đó có 37 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ, 20 cơ sở giết mổ, 128 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Trong đó nhiều lò gốm truyền thống hàng trăm tuổi gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Biên Hòa 300 năm phải ngừng hoạt động để vào cụm công nghiệp gốm sứ được quy hoạch tập trung tại xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa. Dù đã có chính sách di dời từ nhiều năm nay song cụm công nghiệp hiện đại này vẫn đìu hiu, vắng vẻ do chưa có doanh nghiệp nào chịu vào do vốn đầu tư quá lớn.
Video đang HOT
Danh sách di dời lần này còn có hàng chục cơ sở, doanh nghiệp do Bộ Tài nguyên Môi trường và một số sở thuộc UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Những cơ sở này thường sản xuất quy mô lớn và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thời điểm để các cơ sở này di dời là hết năm 2015. Một số đơn vị được gia hạn với thời gian dài hơn.
Hoàng Trường
Theo VNE
Nhật Bản có thể bị "xóa sổ" khỏi Trái đất trong khoảng 100 năm tới
Các nhà khoa học vừa lên tiếng cảnh báo về tình trạng núi lửa hoành hành hiện nay sẽ khiến quốc gia "Mặt trời mọc" bị tổn thất nặng nề trong vòng 100 năm nữa.
Theo một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc Đại học Kobe, Nhật Bản cho hay, ngay trong thế kỉ này sẽ có rất nhiều đợt phun trào núi lửa và một vài trong số đó thậm chí sẽ "san phẳng" Nhật Bản, khiến 127 triệu dân của nước này gặp nguy hiểm, phần lớn trong số đó có thể không sống sót.
"Chúng tôi đã ghi nhận và phân tích chu kì phun trào của núi lửa. Và không phải nói quá khi một thảm họa thiên nhiên mà cụ thể là núi lửa phun trào khiến Nhật Bản biến mất", báo cáo cho biết.
Hai chuyên gia đến từ Đại học Kobe là giáo sư Yoshiyuki Tatsumi và Keiko Suzuki - thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu - đã phân tích dựa vào một núi lửa khổng lồ nằm trên đảo Kyushu. Đây là hòn đảo đã xảy ra tới 7 lần phun trào dung nham 120.000 năm qua.
Trong báo cáo, các chuyên gia cho rằng nếu hòn đảo phía Nam Nhật Bản này phun trào, nó sẽ chôn vùi khoảng 7 triệu dân dưới dòng dung nham chỉ trong vài giờ. Đồng thời, gió Tây sẽ mang hàng triệu tấn tro bụi đến đảo Honsu - đảo chính và tập trung nhiều dân nhất (khoảng 120 triệu người) của Nhật Bản khiến cuộc sống nơi đây trở nên "vô vọng". Tất nhiên, các nơi khác cũng sẽ bị lớp tro bụi này làm ảnh hưởng. Tỉ lệ phun trào trở lại trong vòng 100 năm tới của núi lửa là khoảng 1%.
Mặc dù đây là tỉ lệ rất nhỏ nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng mọi người không nên lơ là mất cảnh giác và đánh giá thấp nó. Bởi trong quá khứ, một dự đoán tương tự vào năm 1995 cho một trận động đất mạnh 7,2 độ richter là 1%. Năm đó, trận động đất đã tàn phá thành phố Kobe, khiến 6.400 người chết và 4.400 người bị thương.
"Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một vụ phun trào núi lửa khổng lồ xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian tới", nghiên cứu nhấn mạnh.
Nghiên cứu này được các nhà khoa học cho là lời cảnh tỉnh ở một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, phun trào núi lửa như Nhật Bản. Gần đây nhất vào tháng 9 vừa qua, một núi lửa mang tên Ontake nằm giữa tỉnh Gifu và Nagago đã khiến 51 người chết và một vài trong đó là trẻ em.
Lâm Anh
Theo Dantri
Chính thức xóa sổ sân golf Phan Thiết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Cụ thể, Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Thuận giải quyết các vấn đề liên quan theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường, phát triển bền...