Đồng Nai: Từ 1/10 không được rắc vàng mã trên đường
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký Quyết định 48 ban hành quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thay thế cho Quyết định 36 ngày 6-5-2008.
Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-10. Một trong những điểm mới đáng chú ý của quyết định là các điều khoản quy định thực hiện nếp sống văn minh đối với việc tang.
Theo đó, tại Khoản 2, Điều 12 của Quyết định 48 quy định rõ ràng: “…không rắc rải vàng mã, tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài trên đường đưa tang…”. Theo quy định mới này, các hộ gia đình khi tổ chức đám tang vẫn có thể sử dụng vàng mã nhưng tuyệt đối không được rải trên đường đưa tang mà chỉ được đốt tại nơi tổ chức lễ tang và nghĩa địa để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Quyết định 48 cũng quy định: “Thời gian quàn và đưa tang không quá 72 giờ kể từ khi chết. Trường hợp đặc biệt, muốn kéo dài thời gian tổ chức việc tang thì phải được chính quyền địa phương chấp thuận, thi hài phải được lưu giữ ở điều kiện nhiệt độ lạnh, phòng lạnh của bệnh viện hoặc nhà tang lễ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh trong quàn ướp thi hài”.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Đồng Nai để người dân chấp hành nghiêm những quy định trong thực hiện nếp sống văn minh đối với việc tang, điều quan trọng không kém chính là sự gương mẫu của các gia đình cán bộ, đảng viên. Điều này cũng đã được quy định đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước…có hành vi vi phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo PV (Pháp Luật TPHCM)
Lễ Vu Lan, người sống chi hàng triệu đồng mua hàng hiệu cho người chết
Lễ Vu Lan, rằm tháng 7 là mùa làm ăn lớn của hàng vàng mã bởi mọi người không tiếc tiền mua sắm biệt thự, xe hơi, iPhone, hàng hiệu... cho ông bà tổ tiên.
Với quan niệm sau cái chết, con người cũng có một đời sống, cũng có các nhu cầu như khi đang ở dương thế. Vì vậy, trong dân gian có câu "trần sao thì âm vậy".
Một số người vì quá thương tiếc người thân đã mất, sắm đủ thứ vàng mã để đốt cúng nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ như Rằm tháng 7, Tết Nguyên Tiêu, Tết Nguyên Đán, ngày giỗ..., để người đã chết sử dụng ở cõi âm.
Video đang HOT
Thị trường vàng mã đa dạng nhiều chủng loại
Vào những ngày như vậy, rất nhiều gia đình không tiếc tay chi tiền triệu để sắm sửa vàng mã. Một số loại vàng mã được người dân ưa chuộng như ô tô, xe máy, biệt thự,... thậm chí là iphone giấy.
Vàng mã là mặt hàng không thể thiếu trong Rằm tháng 7.
Theo khảo sát của PV, càng gần đến ngày rằm tháng 7, lượng khách hàng có nhu cầu mua vàng mã tăng nhanh chóng. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, rất nhiều cơ sở sản xuất ngày càng đa dạng mẫu mã để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của người dân.
Tìm về làng Đông Hồ (Bắc Ninh), một trong những địa điểm sản xuất vàng mã cung ứng cho thị trường Hà Nội. Chị Hà, một chủ cơ sở ở đây cho biết: "Xã hội ngày càng phát triển, thì việc tìm đến văn hóa tâm linh ngày càng cao".
Chị này cho biết, trong thời gian gần đây, mặt hàng đắt khách nhất và bán chạy nhất luôn là ô tô, xe SH và đặc biệt là những chiếc Iphone. Giá cả của chúng cũng rất đa dạng. Theo lời chia sẻ của chị Hà, giá tiền phụ thuộc vào kích thước, độ tinh xảo và vật liệu đi kèm, chúng tạm được gọi là vàng mã "hàng hiệu".
"Nếu một chiếc ô tô giá rẻ nhất cũng 50 ngàn đồng. Nhưng nếu có khách đặt hàng ô tô cỡ to, mẫu mã đẹp thì có thể lên tới 500 ngàn đồng, có những mẫu cả triệu đồng. Iphone cũng vậy, những mẫu đại trà thì vài chục nghìn thôi. Nhưng nếu hàng đẹp thì lên cả trăm ngàn là bình thường", chị này cho biết.Những loại ô tô giấy, biệt thự giấy thu hút người mua.
Những loại ô tô giấy, biệt thự giấy hút người mua.
PV tiếp tục tìm đến nơi đổ buôn nổi tiếng của Hà Nội, đó là phố Hàng Mã. Tại đây từ rất lâu, nơi đây đã nổi tiếng về mặt hàng vàng mã. Mỗi dịp cận Tết, hoặc Rằm tháng 7, không khí mua bán vàng mã ở đây rất nhộn nhịp.
Bà Đức, chủ một cửa hàng khi thấy khách có nhu cầu mua hàng cũng ra mời chào: "Em ơi, vào xem hàng mã nhà chị. Em muốn cái gì cũng có".
Theo lời chia sẻ của bà Đức, bất kì thứ gì cũng có thể làm được: "Nếu em muốn hàng đẹp, hay những mẫu lạ mắt thì giá có đắt hơn 1 chút và phải đặt trước 2 - 3 ngày thì bọn chị làm riêng cho em".
Vị chủ cửa hàng này còn cho biết thêm: "Tuy nhiên, bọn chị không đặt làm riêng lẻ tẻ, chị nhận những đơn hàng có giá 1 triệu trở lên".
Chi cả chục triệu mua vàng mã ngày Rằm tháng 7
Tại Hàng Mã, một số mặt hàng bán chạy nhất chủ yếu là tiền âm phủ, vàng, quần áo vì có giá khá bình dân. Một bộ quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người cõi âm loại thường có giá từ 35.000- 80.000 đồng.
Dù có giá không hề rẻ, nhưng gia đình nào cũng muốn cúng lễ Vu Lan tươm tất.
Năm nay thị trường hàng mã xuất hiện các loại quần áo thời trang được thiết kế tinh xảo như thật, có giá 120.000 - 200.000 đồng/bộ. Các loại ô tô, xe máy, biệt thự đầy đủ tiện nghi bên trong có giá từ khoảng 180.000 - 250.000 đồng. Bộ đồ công nghệ gồm điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad có giá 150.000 đồng.
Anh Bình, chủ một quầy vàng mã tại chợ Hôm, cho biết: "Đồ mã hàng hiệu năm nay rất hút khách mặc dù kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu. Từ sáng tới giờ mình bán được khoảng gần trăm căn biệt tự mà vẫn chỉ thấy toàn khách hỏi mua và đặt ô tô với nhà lầu".
Giá mỗi căn biệt thự cũng nhảy múa từ 100 ngàn đồng - 500 ngàn đồng.
Giải thích cho nhu cầu của người dân, chị Đỗ Việt Hà (Lò Đúc) cho rằng: "Cả năm mới có ngày rằm tráng 7 nên việc mua vàng mã là cần thiết".
Chị này nói thêm: "Có nhiều người bảo đây là mê tín dị đoan nhưng chị nghĩ đó là văn hóa rồi, bỏ cũng khó".
Chị Hà bật mí: "Chỉ riêng quần áo, vàng mã không, chị cũng mất 5 - 6 triệu rồi. Còn phải mua cho các cụ điện thoại, ô tô, biệt thự nữa.... chắc phải lên cả chục triệu".
Khi PV hỏi: "Liệu mua điện thoại về dâng lên cho tổ tiên, liệu người âm có dùng được không?", chị Hà nửa đùa, nửa thật: "Chắc là dùng được đó em à".
Xu hướng sắm đồ hiệu, đắt tiền rất thịnh hành ngày Rằm tháng 7 năm nay.
Cùng chung quan điểm với chị Hà, chị Hoàng Liên (Hàng Da) cũng gạt đi khi có người cho rằng việc mua vàng mã là tốn kém, mê tín.
"Tôi cho rằng, việc mua vàng mã là điều tối thiểu mà con cháu có thể làm với người đã khuất. Bản thân tôi là người kinh doanh, việc có lòng tin vào tâm linh giúp tôi làm ăn tốt hơn" (?!), chị Liên nói.
Nhiều chủ cửa hàng trên phố Hàng Mã, chợ Đồng Xuân,... đều khẳng định mặc dù kinh tế khó khăn hơn những năm trước, người dân cắt giảm chi tiêu nhưng độ "thoáng" trong vấn đề chi tiêu mua sắm hàng mã đốt cho người cõi âm của người Hà Nội năm nay lại không hề giảm. Thậm chí xu hướng sắm đồ hiệu, đắt tiền còn cao hơn.
Bà Đức, chủ tiệm vàng mã cho biết: "Giờ ít người mua hàng xấu lắm, toàn đặt hàng từ trước 1 tuần để mua những loại vàng đẹp, giá có đắt hơn 1 chút".
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Người Hà Nội cúng rằm tháng 7 Lễ cúng rằm tháng 7 của gia đình bà Đỗ Thị Duyên gồm một mâm cỗ mặn, một mâm cỗ chay và rất nhiều quần áo giấy, vàng mã. Hàng năm, cứ vào ngày cuối tuần sát rằm tháng 7, gia đình ông Nguyễn Thanh Bình và bà Đỗ Thị Duyên ở Giáp Nhất (Thanh Xuân, Hà Nội) lại chuẩn bị 2 mâm...