Đồng Nai trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16
Đường thưa vắng, nhiều cửa hàng đóng cửa, người dân xếp hàng mua sắm ở siêu thị… trong những ngày TP Biên Hòa giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Đường Nguyễn Ái Quốc nối quốc lộ 1K và 1A với 8 làn xe thông thoáng, sáng 14/7. Đây là một trong những trục đường có lưu lượng xe lớn nhất TP Biên Hòa mỗi ngày. 5 ngày trước, toàn tỉnh Đồng Nai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với tinh thần “người dân hạn chế ra đường”.
Hiện tỉnh ghi nhận 520 ca nhiễm Covid-19, trong đó Biên Hòa 215 ca, tập trung ở các phường Tân Biên, Hóa An, Phước Tân, Long Bình Tân, Hố Nai, Tân Hòa, Hòa Bình.
Xe cấp cứu hú còi trên đường Nguyễn Ái Quốc, đưa các ca bệnh F0 về Bệnh viện dã chiến số 2 tại Ký túc xá Đại học Lạc Hồng.
Xe lác đác tại ngã tư Tân Phong, đối lập với cảnh tấp nập phương tiện hồi tháng 2. Đây được xem là cửa ngõ tới các khu công nghiệp của TP Biên Hòa. Bốn năm trước, để giảm tình trạng kẹt xe tại đây, tỉnh đã xây hầm chui để giảm tải.
Biên Hoà rộng hơn 264 km2, gồm 29 phường và một xã, dân số hơn 1,2 triệu người. Đây là một trong 19 thành phố đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh trong cả nước.
Video đang HOT
Cầu Hóa An nối nội ô TP Biên Hòa đi hướng Bình Dương, TP HCM vắng vẻ trưa 14/7, trái với cảnh nhộn nhịp trước khi giãn cách xã hội.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, các ca dương tính TP Biên Hòa phần lớn liên quan đến các ổ dịch ở TP HCM và Bình Dương.
Quốc lộ 1K đoạn qua xã Hoá An, cũng là trục đường chính vào cửa ngõ TP HCM và Bình Dương vắng xe.
Cơ quan chức năng tuần tra lưu động, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 16 trên đường 30 Tháng 4.
Sáu ngày qua, Công an TP Biên Hòa đã xử lý hơn 200 trường hợp vi phạm phòng dịch như: không đeo khẩu trang, ra đường trong không cần thiết, không chấp hành ngừng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu… với số tiền gần 300 triệu đồng.
Bến xe Biên Hòa ngừng hoạt động, các xe liên tỉnh, xe buýt công cộng đều tập trung tại bến bãi. Đây là một trong hai bến xe lớn nhất tỉnh Đồng Nai, chuyên các tuyến cố định đi miền Tây, miền Đông và Tây Nguyên như: Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre, Đắk Lắk; Bà Rịa – Vũng Tàu… và các tuyến xe buýt nội tỉnh. Mỗi ngày, có gần chục lượt xe xuất bến.
Người dân xếp hàng để vào mua nhu yếu phẩm tại cửa hàng Bách hoá Xanh trên đường Phạm Văn Thuận, chiều 13/7. Chị Oanh, nhân viên văn phòng cho biết do các chợ tại thành phố ngưng hoạt động nên chỉ có các cửa hàng tiện ích và siêu thị mới mua được thực phẩm tươi sống. “Đứng chờ một chút cũng không sao, cũng vì an toàn giãn cách nhằm chống dịch”, chị Oanh nói.
Cửa hàng thông báo người dân nên mua số lượng ít, không tích hàng như rau, trứng. Sở Công thương Đồng Nai cho biết hàng hóa trong những ngày giãn cách luôn dồi dào, không thiếu.
Một cửa hàng chè trên đường 30 Tháng 4 dán thông báo chỉ bán mang về, khách phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2 m khi mua hàng.
Nhu yếu phẩm được cung ứng cho các khu vực bị phong tỏa tại phường Hoá An, hôm 13/7.
TP Biên Hòa đã phong tỏa 6 phường: Tân Hạnh, Hóa An, Tân Biên, Tân Hòa, Hố Nai, Hòa Bình và một phần phường Phước Tân với hơn 320.000 dân. Ngành y tế đã cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các F1 tại các ổ dịch lớn này.
Xử phạt phòng khám đa khoa cấp giấy xét nghiệm 'lệch ngày'
Nữ công nhân tới phòng khám lấy mẫu xét nghiệm từ ngày 11-7 nhưng nhận giấy kết quả xét nghiệm âm tính 'lệch' sang ngày 12-7.
Phòng khám đa khoa quốc tế Sỹ Mỹ (phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) ra giấy kết quả xét nghiệm lùi 1 ngày so với ngày làm xét nghiệm - Ảnh: B.A
Ngày 14-7, ông Dương Hồng Danh - chánh thanh tra Sở Y tế Đồng Nai - xác nhận đã mời đại diện Phòng khám đa khoa quốc tế Sỹ Mỹ (phường An Bình, TP Biên Hòa) làm việc liên quan việc cấp giấy xét nghiệm âm tính "lệch ngày".
Trước đó, ngày 11-7, một nữ công nhân làm việc tại một doanh nghiệp trên địa bàn TP Biên Hòa đến Phòng khám đa khoa quốc tế Sỹ Mỹ lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, trong phiếu kết quả xét nghiệm, toàn bộ ngày lấy mẫu, nhận mẫu, thực hành xét nghiệm và kết luận lại ghi ngày 12-7 với kết quả âm tính. Trong đó, người ký tên kiểm tra là bác sĩ Mã Văn Ngọc và người ký tên, đóng dấu phòng khám là bác sĩ Nguyễn Chi Quyết.
Theo ông Danh, ngay sau khi có thông tin vụ việc, thanh tra sở đã nhanh chóng vào cuộc, phối hợp lực lượng công an xác minh.
Qua làm việc từ 2 phía, bước đầu xác định giấy xét nghiệm âm tính trên không phải giấy "khống", phòng khám Sỹ Mỹ có thực hiện lấu mẫu, xét nghiệm cho nữ công nhân trên.
Nguyên nhân theo ông Danh, do một số công ty yêu cầu công nhân đi làm phải có giấy xét nghiệm âm tính, nếu đi trong giờ hành chính thì mất một buổi làm việc. Do đó một số công nhân đến phòng khám xét nghiệm vào cuối tuần, nhưng thay vì cấp giấy luôn thì họ hợp đồng với phòng khám ghi lùi thời gian cấp vào sáng thứ hai.
Chánh thanh tra sở cho biết sự việc chưa gây ra hậu quả gì do phát hiện trước khi công nhân đi làm. Ngay khi phát hiện, thanh tra sở đã yêu cầu phòng khám thu hồi, song vẫn sót 1-2 giấy không thu hồi kịp. "Này lỗi thì rõ rồi, giấy thiệt hay giả gì cũng xử nghiêm hết, nguyên tắc là không bao che" - ông Danh khẳng định.
Cũng theo ông Danh, hiện quy định xử phạt trường hợp này chưa rõ ràng. Sau khi thống nhất, lực lượng công an quyết định xử phạt hành chính, giám sát chặt chẽ, nếu phòng khám tiếp tục vi phạm sẽ đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở.
Dự kiến, vào ngày mai 15-7, đại diện Phòng khám đa khoa quốc tế Sỹ Mỹ sẽ lên làm việc với thanh tra sở.
Mang rau Đồng Nai lên TP.HCM bị CSGT phạt 2 triệu: 'Trên đây mắc, sao mua nổi' Một người phụ nữ đi xe hơi chở rau và các thực phẩm khác từ Đồng Nai lên TP.HCM bị CSGT thổi phạt 2 triệu vì ra đường không cần thiết bức xúc: Sao lại không cần thiết, rau đây mắc quá sao mua, chết đói thì sao. Người phụ nữ đôi co với CSGT khi bị lập biên bản. ẢNH: ĐỘC LẬP...