Đồng Nai triệt phá đường dây làm mã ‘luồng xanh’, bắt giữ 8 nghi phạm
Ngày 30-9, Công an huyện Trảng Bom (Đồng Nai) cho hay vừa triệt phá đường dây làm giả giấy nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh (luồng xanh), trục lợi bất chính hơn 1 tỉ đồng.
Tang vật công an thu giữ trong vụ án – Ảnh: B.A
Thông tin ban đầu, lợi dụng việc người dân thiếu hiểu biết về quy trình thủ tục xin cấp mã QR “luồng xanh” cho xe tải, một nhóm người gồm nhân viên kinh doanh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu ô tô Miền Nam ( TP Biên Hòa), giám đốc và cộng tác viên của Hợp tác xã An Khang đã đưa ra quy định phải đóng phí và tiền lo lót cho cơ quan có thẩm quyền.
Video đang HOT
Theo đó, nhóm người này móc nối với một chuyên viên của Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (thuộc Phòng quản lý hạ tầng số 1, Sở GTVT TP.HCM) có thẩm quyền cấp thẻ “luồng xanh” tạo thành đường dây vi phạm.
Cụ thể, theo quy trình xét duyệt và cấp mã, thẻ “luồng xanh” được cấp theo thứ tự thời gian đăng ký và theo mặt hàng ưu tiên vận chuyển. Tuy nhiên, với thẩm quyền của mình, nhóm người trên đã xét duyệt và cấp mã QR nhanh, không theo thứ tự thời gian, thứ tự mặt hàng ưu tiên vận chuyển để thu tiền của người dân.
Bước đầu xác định, toàn bộ hoạt động thu nhận hồ sơ, thu nhận tiền của “khách hàng” đều được thực hiện qua Zalo và chuyển khoản qua ngân hàng. Từ ngày 31-8 đến lúc bị phát hiện, đường dây trên đã thu lợi trái phép hơn 1 tỉ đồng.
Công an huyện Trảng Bom đã khởi tố vụ án, khởi tố 8 bị can để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, thu giữ số tiền 1,34 tỉ đồng.
Chi nửa tỷ đồng mua lan đột biến, chơi được vài ngày thì cây ngắc ngoải
Vợ chồng anh V. ở TPHCM bỏ gần nửa tỷ đồng ra mua một cây lan đột biến ở Đồng Nai, đem về nhà chăm sóc được vài ngày thì cây ngắc ngoải, còn ông chủ vườn lan lặn mất tăm.
Ngày 24/4, Công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cho biết, đã tiếp nhận trình báo về vụ việc có dấu hiệu lừa đảo khi mua lan đột biến xảy ra tại ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.
Theo đó, vợ chồng anh V. (ngụ tại TPHCM) thông qua mạng xã hội đã quen biết với anh B.V.D. (sinh năm 1993, ở tỉnh Hòa Bình) là chủ của vườn lan Bình Minh tại ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.
Các giống lan đột biến thu hút rất nhiều người tìm mua nên dễ bị các đối tượng lợi dụng lừa đảo (ảnh minh họa).
Ngày 4/3, vợ chồng anh V. đến vườn lan của anh D. để xem và chọn mua 1 cây hoa lan giống 5 cánh trắng Bạch Tuyết có giá 466 triệu đồng.
Vợ chồng anh V. thanh toán tiền, đem lan về nhà chăm sóc được ít ngày thì cây có dấu hiệu ngắc ngoải nên vội chụp lại ảnh, gọi điện báo cáo tình trạng cho anh D. Sau đó, anh V. được chủ vườn hẹn mang cây lan đến cửa hàng để bảo hành và chăm sóc.
Đến ngày 8/3, vợ chồng anh V. lên vườn lan Bình Minh của anh D. thì phát hiện vườn lan này đã đóng cửa, còn ông chủ vườn đã trả mặt bằng, lặn mất tăm.
Sau đó, vợ chồng anh V. đến Công an huyện Trảng Bom để trình báo toàn bộ sự việc.
Trước tình trạng mua bán, trao đổi lan đột biến sôi động ở nhiều địa phương và có dấu hiệu biến tướng lừa đảo, Công an huyện Trảng Bom khuyến cáo người dân cần cẩn thận, tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh trở thành con mồi của các đối tượng lợi dụng hoạt động mua bán lan đột biến để lừa đảo.
Khởi tố 6 đối tượng chống người thi hành công vụ Nhóm đối tượng do Nguyễn Hà Tùng cầm đầu, uống rượu bia, đánh chấn thương đồng chí Phạm Hồng Quán, cán bộ Đồn Công an KCN Sông Mây - Hố Nai. Ngày 20/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Trảng Bom (Đồng Nai) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 2 tháng đối...