Đồng Nai tìm cách đột phá từ du lịch rừng
Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Đồng Nai liên tục tăng cao do tỉnh có nhiều điểm du lịch sinh thái, gần gũi với thiên nhiên.
Du khách đến các khu du lịch để tận hưởng không khí trong lành của rừng, hồ, thác, sông, vườn cây…
Nhiều điểm đến hấp dẫn
Đồng Nai có nhiều dự án và hoạt động, tour tuyến du lịch sinh thái như: Tour tham quan rừng Nam Cát Tiên, đảo Ó Đồng Trường, Thác Mai – Bàu nước nóng, Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, Chiến khu Đ… kết hợp với thưởng thức đặc sản trái cây.
Hai điểm du lịch rừng được biết đến nhiều nhất là Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu) và rừng Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú). Trong đó, Nam Cát Tiên đang là địa điểm được nhiều bạn trẻ thích du lịch mạo hiểm, khám phá tìm đến. Với rừng nguyên sinh, hệ động thực vật phong phú đa dạng, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên còn được cả giới nhiếp ảnh, nhà khoa học và rất nhiều học sinh sinh viên tìm đến để tham quan, nghiên cứu.
Du khách tham quan tại Bàu Sấu trong Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Ảnh: N.M
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai cũng đang là điểm đến của nhiều người muốn khám phá thiên nhiên. Ngoài hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây còn có một không gian lãng mạn khác là hồ Trị An với Đảo Ó Đồng Trường và đập thủy điện Trị An. Những điểm đến này thời gian qua thu hút nhiều tour trải nghiệm khám phá rừng, chèo thuyền, đẹp xe xuyên rừng, cắm trại trên đảo giữa lòng hồ Trị An…
Video đang HOT
Kéo theo các dịch vụ du lịch rừng, tại một số địa phương ở huyệnTân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu… còn phát triển dịch vụ ăn uống, khách sạn, homestay, nghỉ dưỡng. Các điểm lưu trú còn kết nối, tổ chức tour khám phá rừng, xem thú đêm cho khách khá hiệu quả.
Ngoài ra, tuyến du lịch dọc sông Đồng Nai cũng đang được đầu tư, khai thác. Du khách theo tour được chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp con sông Đồng Nai và xen giữa những cánh rừng thưa là cảnh quan êm đềm của vườn cây ăn trái, đền chùa, làng nghề ở hai bên bờ sông.
Cần phát triển đồng bộ
Đồng Nai co gần 120.000ha rưng tư nhiên, nằm trải dài ở nhiều địa phương như: Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc và TP.Biên Hòa. Theo Sở VHTTDL Đồng Nai, nhưng năm gân đây loại hình du lịch sinh thái của tỉnh kha phat triển. Lương khach mỗi năm tăng 11-12% va dư kiến se con tiếp tuc tăng trương cao khi mơi goi đươc cac doanh nghiêp đầu tư vao loại hình này.
Còn theo ông Trương Công Vững – Giám đốc Công ty TNHH Tre Xanh Nam Cát Tiên, du khách ngày càng tăng đã kéo theo các dịch vụ lưu trú, ăn uống và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư trong vùng phát triển theo. “Kinh doanh dịch vụ du lịch đã giúp bà con nông dân có thêm nguồn thu nhập tốt, các kỹ năng khác như giao tiếp, ứng xử, ý thức giữ gìn môi trường thay đổi rất lớn đã góp phần nâng cao diện mạo nông thôn ở nhữngđịa phương này” – ông Vững nói.
Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành cho biết, điểm yếu của du lịch sinh thái của Đồng nai hiện nay là kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, đường giao thông chật hẹp, trong khi các dự án phục vụ phát triển du lịch chưa được triển khai. Ngoài ra, các tour tuyến cũng cần liên kết với nhau để tạo ra những dịch vụ mang tính chuyên nghiệp, kép kín.
Ông Cao Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian qua, với những thế mạnh về thiên nhiên, khá nhiều nhà đầu tư đã và đang muốn đầu tư quy mô, bài bản, chuyên nghiệp để tạo nên thương hiệu riêng cho du lịch Đồng Nai như: Dự án Khu du lịch sinh thái – nuôi dưỡng động vật bán hoang dã Safari, Công viên Thể thao hàng không Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu), Khu du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu nước nóng (Định Quán), Khu du lịch núi Chứa Chan (Xuân Lộc)… Nhưng hiện một số dự án chưa thể thực hiện do vướng những thủ tục pháp lý liên quan đến đất rừng hoặc đất quốc phòng.
“Đối với những dự án này, ngoài việc lập thủ tục bình thường, các đơn vị quản lý rừng phải có phương án bảo tồn đa dạng sinh học, lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng. Đây cũng là vấn đề đang được UBND tỉnh quan tâm, đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn thành sớm các thủ tục, tạo điều kiện cho nhà đầu tư xúc tiến xây dựng” – ông Dũng nói thêm.
Bệnh nhân 669 mắc COVID-19 mới được công bố tiếp xúc với nhiều bác sĩ
Bệnh nhân 669 có lịch trình đi lại từ Đà Nẵng đến TPHCM và Đồng Nai từ ngày 20 đến ngày 31/7. Trong thời gian này, bệnh nhân 669 có tiếp xúc với nhiều bác sĩ và điều dưỡng.
Trong số 18 ca mắc COVID- 19 mới được Bộ Y tế thông báo chiều ngày 4/8, bệnh nhân 669 (BN669), nam, 50 tuổi, có địa chỉ tại phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, liên quan Bệnh viện Đà Nẵng, là bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. BN 669 là chồng của BN 595 tại Đồng Nai.
Kiểm tra y tế tại Bệnh viện Đồng Nai
Lịch trình của BN 669 được ghi nhận như sau:
Ngày 19/7, BN 669 bay ra Đà Nẵng tới bệnh viện đa khoa Đà Nẵng thăm bố, có gặp bệnh nhân Th. khoảng 5 phút rồi về nhà ở đường Lý Tự Trọng phường Thuận Phúc, Quận Hải Châu. Đi ăn tối với 3 người nhà ở nhà hàng Bé Anh.
Ngày 20/7 tới bệnh viện thăm bố khoảng 30 phút tại khoa Nội tổng hợp gặp bác sĩ A. ở khoa hồi sức tích cực- bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Sau đó bay vào Sài Gòn chuyến VN7131 lúc 16h40.
Ngày 21/7 tham gia 1 khóa học tại bệnh viện C.R. tiếp xúc khoảng 6 người, trong đó có bác sĩ L. bác sĩ N., bác sĩ K. bệnh viện S.M, tiến sĩ T. và bác sĩ Kh. Ngoài ra, ngày này bệnh nhân có đi ăn trưa với bác sĩ L., N, K, và bác sĩ M.
Ngày 22/7 làm việc tại khoa ung bướu, hội chẩn và mổ 3 ca ung thư. Sau đó, làm phòng mạch từ 17h30 đến 19h30, khám 5 bệnh nhân. Tối đi ăn tối với các bác sĩ S., H. và D.
Ngày 23/7 làm việc tại khoa, tiếp đoàn ung bướu khoảng 6 người, tham gia mổ bệnh nhân ung thư buồng trứng với bác sĩ Ph., bác sĩ M. của bệnh viện Ung bưới TP.HCM. Sau đó, bệnh nhân đi ăn trưa với đoàn ở nhà hàng Thiết Mộc Lan.
Ngày 24/7 đi giao ban toàn viện, làm việc tại khoa, mổ ca ung thư buồng trứng khoảng 3 giờ. 13 giờ ăn trưa vs 2 bác sĩ Ung bướu và bác sĩ H. Chiều làm phòng khám từ 17h30 đến 19h30.
Ngày 25/7 - đi viếng đám tang nhân viên bệnh viện với bác sĩ S., gặp 4 người gồm: điều dưỡng phòng mổ B. và chị Tr., điều dưỡng cấp cứu. 10h cùng ngày gặp vợ từ Đà Nẵng vào, đi ăn trưa cả gia đình tại Cơm niêu Huyền Sương.
Chiều 25/7 cả gia đình ăn cơm tại nhà, bệnh nhân ăn riêng với con và không làm phòng mạch.
Ngày 26/7, buổi sáng 2 vợ chồng đi uống cà phê Arobi gần nhà, sau đó về nhà không đi đâu. Đến 17h30-19h30 làm phòng mạch, buổi tối có báo ban giám đốc khi nghe thông tin của một số tỉnh có ca mắc COVID-19.
Ngày 27/7, 2 vợ chồng và con đến bệnh viện đa khoa Đồng Nai xét nghiệm và thực hiện cách ly tại nhà. Đến chiều nhận kết quả cả gia đình âm tính. Không làm phòng mạch.
Đến ngày 31/7 cách ly tại khoa nhiễm bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Giá gia cầm hôm nay 4/8: Giá gà trắng tụt xuống "đầu 2", hàng ế ẩm lái "kêu trời" Trao đổi với chúng tôi, nhiều thương lái cho biết, giá gia cầm hôm nay 4/8 tại các miền có biến động. Cụ thể, giá vịt thịt hôm nay bán ra tại trại dao động từ 34.000 - 38.000 đồng/kg; giá gà thịt công nghiệp hôm nay giao dịch quanh mức 26.000 đồng/kg. Hiện, các mặt hàng gia cầm vẫn tiêu thụ khó,...