Đồng Nai: Tăng cường công tác phòng chống bệnh dại
Tỉnh Đồng Nai tăng cường giám sát, kiểm soát bệnh dại, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định trong phòng, chống dịch và quản lý chó, mèo.
Ngày 7/3, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trong 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn đã ghi nhận có 5 trường hợp người bị chó dại cắn, trong đó có 2 trẻ em.
Các địa phương xảy ra vụ việc bị chó dại cắn là xã Phú Thạnh ( huyện Nhơn Trạch) và xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom).
Một nạn nhân ở tỉnh Đồng Nai bị chó cắn.
Cũng theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai, kết quả tiêm phòng dại từ đầu năm 2023 đến nay là 100.396/139.110 con tổng đàn, đạt tỷ lệ 72,17% là tỷ lệ tiêm phòng cao. Trong khi đó, kết quả điều tra dịch tễ các ổ dịch rất thấp, trung bình dưới 20% tổng đàn.
Theo đó, công tác phòng chống bệnh dại cũng gặp nhiều khó khăn nhất định từ việc thống kê đàn chưa sát với thực tế, có thể thấp hơn rất nhiều lần, dẫn đến nhận định sai trong công tác đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trong năm 2023, toàn tỉnh ghi nhận 20 ổ dịch dại trên chó tại 7 huyện, thành phố, trong đó có những xã ghi nhận 2-3 ổ như xã Túc Trưng (huyện Định Quán) 3 ổ; xã Sông Trầu ( huyện Trảng Bom) 2 ổ; đặc biệt có những ổ dịch, chó dại đã cắn 2-3 người như tại phường Trảng Dài (thành phố Biên Hòa).
Theo ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện tại, tỉnh Đồng Nai đang đứng thứ 3 trong cả nước về rất nhiều chỉ tiêu, cho thấy các biện pháp phòng, chống bệnh dại thời gian qua chưa hiệu quả, dịch bệnh xu hướng ngày càng tăng.
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc đa phần người nuôi chó, mèo còn rất chủ quan, chưa chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Trong khi đó, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người nuôi chó, mèo không chấp hành các quy định về quản lý chó, mèo và tiêm phòng vắc-xin dại cho vật nuôi vẫn chưa triển khai thực hiện.
Trước tình hình dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, bác sĩ Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh Truyền nhiễm, CDC Đồng Nai khuyến cáo người dân, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh dại do chó, mèo gây ra.
Bệnh dại hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu người bị phát bệnh thì tỉ lệ tử vong 100%. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tùy vào vị trí vết cắn mà thời gian phát bệnh có thể vài tuần, vài tháng, vài năm.
Video đang HOT
Nếu như không may bị chó, mèo cắn thì phải sơ cứu vết thương đúng cách để giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn.
Nhân viên thú y đang tiêm vắc-xin phòng dại cho chó tại tỉnh Đồng Nai.
Các bước sơ cứu có thể thực hiện ngay tại nhà như: Rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng trong 15 phút, sau đó rửa lại vết thương bằng cồn 45 – 70 độ hoặc cồn i- ốt. Sau đó, cần đến ngay cơ sở tiêm chủng gần nhất để được thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp.
Khuyến cáo đặt biệt, tuyệt đối không nên nặn máu, chà xát, tránh gây dập nát, không băng kín vết thương khiến virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể, không tự ý sử dụng các loại thuốc Nam để chữa trị.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành kế hoạch triển khai khẩn cấp các giải pháp phòng chống dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cường công tác giám sát, quản lý cũng như tuyên truyền để người dân hiểu rõ tính chất nguy hiểm của bệnh dại, qua đó hướng dẫn cách phòng, chống bệnh dại.
Lại thêm ca tử vong do bệnh dại, tiêm vắc-xin là cần thiết
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong do bệnh dại.
Nạn nhân là bé T.D.M.C. (6 tuổi, trú làng Al Gôn, xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). Theo thông tin được cung cấp, khoảng 2 tháng trước, 4 người nhà cháu bé bị chó cắn nhưng không tiêm vắc-xin phòng dại.
Ảnh minh họa.
Tại thời điểm cắn cháu bé, con chó chưa được tiêm vắc-xin. Vài ngày sau đó, con chó bị chết. Đến ngày 20/12, cháu bé có biểu hiện sốt và được người nhà đưa đi khám, xét nghiệm tại phòng khám tư ở địa phương rồi lấy thuốc về uống, nhưng không cắt được sốt.
Ngược lại bé C. có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sợ nước, sợ gió và có biểu hiện co giật nhẹ. Nhận thấy bệnh trở nặng, sáng 21/12, người nhà đã đưa bệnh nhi đến Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai kiểm tra sức khỏe.
Bệnh nhi ngay sau đó được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán dại lên cơn và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhi diễn biến nặng dần và tử vong vào chiều cùng ngày.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai thông tin, đây là ca tử vong thứ 4 do bệnh dại tại huyện Đức cơ; cũng là ca tử vong thứ 14 toàn tỉnh tính từ đầu năm 2023 đến nay.
Thực tế hiện nay, nhiều hộ gia đình nuôi chó vẫn có thói quen thả rông chó ra đường mà không đeo rọ mõm, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là trẻ em.
Để phòng tránh nguy cơ chó, mèo cắn, cào, theo các chuyên gia, các gia đình nuôi chó, mèo tại nhà cần phải tiêm phòng cho vật nuôi đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Ngoài ra, không thả rông vật nuôi, thả chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Bên cạnh đó, đối với trường hợp nuôi nhốt chó, cần phải có vùng nuôi chó rõ ràng, cách xa khu dân cư, khu sinh hoạt cộng đồng.
Tại Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành nhiều năm nay ở hầu hết các tỉnh thành. Đây là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong hàng đầu, với tỷ lệ tử vong gần như 100% khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tại Phòng Khám, Tư vấn tiêm chủng của Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ người bị chó mèo cắn đến tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm 2022, với 271 trường hợp phải tiêm huyết thanh kháng dại, trong đó trên 70% trường hợp ở Hà Nội và gần 68% là trẻ dưới 15 tuổi.
Việc tiêm phòng vắc-xin dại được thực hiện cho 326 đối tượng với 679 liều tiêm, trẻ dưới 15 tuổi chiếm chủ yếu (khoảng 60%). Số mũi tiêm vắc-xin phòng dại trong 9 tháng đầu năm 2023 tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, nhiều trẻ được gia đình đưa đến Bệnh viện trong tình trạng đa vết thương toàn thân do chó cắn.
Theo các số liệu thông kê, hàng năm, thế giới ghi nhận khoảng 59.000 trường hợp tử vong do bệnh dại ở người, chủ yếu ở châu Á (59,6%) và châu Phi (36,4%).
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, thời gian qua, cả nước đã ghi nhận nhiều ca tử vong do dại, tăng cao so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh đó, dịch bệnh xuất hiện và tăng cao ở những tỉnh trước đây không phải là khu vực trọng điểm về dại. Đa số các trường hợp tử vong đều chưa được tiêm phòng do tâm lý chủ quan cho rằng chó nhà cắn và tại thời điểm cắn chó bình thường, không hiểu biết về bệnh dại, trẻ bị chó cắn nhưng không nói với gia đình, tâm lý e ngại với vắc-xin phòng dại...
Bệnh dại là bệnh do vi rút lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương nhưng có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.
Khi đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, bệnh dại gần như gây tử vong 100%. Trong 99% trường hợp, chó nhà là nguyên nhân truyền virus dại sang người. Tuy nhiên, bệnh dại cũng có thể ảnh hưởng đến cả động vật nuôi và động vật hoang dã.
Virus dại lây lan sang người và động vật qua nước bọt, thường là qua vết cắn, vết trầy xước hoặc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc (ví dụ như mắt, miệng hoặc vết thương hở).
Trẻ em từ 5 tuổi đến 14 tuổi là nạn nhân thường xuyên của căn bệnh này. Bệnh dại hiện diện ở tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực, và hơn 95% số ca tử vong ở người xảy ra tại châu Á và châu Phi.
Bệnh dại có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Vắc-xin phòng dại không gây hại cho người tiêm.
Vắc-xin phòng dại được sản xuất từ vi rút dại đã bất hoạt do đó không có khả năng gây bệnh, không ảnh hưởng đến trí nhớ và các vấn đề thần kinh khác.
Mọi người đừng lo ngại, hay do dự tiêm vắc-xin phòng dại khi bị chó hoặc động vật cắn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, xử trí kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, người dân nếu có điều kiện có thể tiến hành tiêm vắc-xin dự phòng trước phơi nhiễm dại.
Theo đó, nếu tiêm dự phòng, chỉ cần tiêm 3 mũi, hoàn toàn linh động về mặt thời gian. Khi chẳng may bị chó, mèo cắn, lịch tiêm sẽ đơn giản hơn, chỉ cần tiêm 2 mũi vắc-xin mà không cần phải tiêm huyết thanh kháng dại kể cả khi vết thương nặng, vị trí cắn gần với thần kinh trung ương hoặc nơi tập trung nhiều dây thần kinh.
Trong khi đó, nếu không tiêm phòng dại trước khi bị chó, mèo cắn thì cần phải tiêm 5 mũi với thời gian khắt khe trong một tháng, đặc biệt là trường hợp bị vết thương nặng, vị trí trọng yếu thì cần phải tiêm huyết thanh, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và lịch sinh hoạt cũng như là phải chịu đựng đau đớn hơn và nhiều tác dụng phụ hơn.
Đặc biệt, ở vùng sâu vùng xa, không phải lúc nào huyết thanh kháng dại và vắc-xin cũng luôn sẵn sàng, có những thời điểm khan hiếm khiến do người dân bị động vật cắn rất hoang mang, lo sợ.
Đối với trẻ em, việc tiêm ngừa dại trước phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì trẻ em thường không để ý đến những vết thương do động vật gây ra trong quá trình đùa với thú cưng bị xây sát và có thể trẻ quên mất việc cần thông báo cho bố mẹ biết (trừ trường hợp nặng).
Hơn nữa, trẻ em có cơ thể thấp nên khi bị chó cắn thường sẽ bị ở đầu, mặt, cổ nhiều hơn là người lớn, đó cũng là nguyên nhân khiến virus dại di chuyển nhanh hơn lên hệ thần kinh trung ương và gây bệnh nhanh.
Ngoài ra, trước lo ngại vắc-xin phòng bệnh dại có tác dụng phụ, ảnh hưởng hệ thần kinh, gây mất trí nhớ, bác sĩ Chính cho biết vắc-xin thế hệ cũ tồn tại vấn đề này.
Tuy nhiên, hiện nay vắc-xin phòng dại đã được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, không chứa các tế bào thần kinh nên không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí nhớ của người dùng.
Vắc-xin dại thế hệ mới dùng kỹ thuật ly tâm phân đoạn, đảm bảo tạp chất ở mức thấp và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (thấp hơn 10 nanogram mỗi liều).
Một số loại vắc-xin không sử dụng chất bảo quản thimerosal (thủy ngân), do đó vắc-xin dại thế hệ mới cũng giảm tối đa các tác dụng phụ tại chỗ như sưng, đau, sốt... so với vắc-xin thế hệ cũ đã ngừng sử dụng.
Dịch tay chân miệng 'trở lại': Tăng cường nhận biết dấu hiệu Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước liên tục ghi nhận các ca mắc tay chân miệng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần tăng cường nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có thể phòng tránh. Thời tiết "có lợi" cho dịch bùng phát Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội...