Đồng Nai: Sốt xuất huyết tăng mạnh, diễn biến phức tạp
Hiện tại, số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2018 và diễn biến cũng vô cùng phức tạp.
Liên quan đến các ca bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Đồng Nai, ngày 7/7, lãnh đạo trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai vừa thông tin với báo chí, 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận hơn 5.000 ca bệnh sốt xuất huyết. Với kết quả này thì ca bệnh sốt xuất huyết đã tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Phun thuốc diệt muỗi.
Hầu hết các địa phương trên toàn tỉnh Đồng Nai đều có người mắc sốt xuất huyết, nhưng đặc biệt tại TP.Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom là những nơi có số người mắc sốt xuất huyết nhiều nhất.
Năm nay có rất nhiều ca mắc sốt xuất huyết là người lớn, nguyên nhân là do người dân chủ quan, khi thấy sốt thì tự đi mua thuốc về tự điều trị đến khi bệnh nặng mới nhập viện cấp cứu. Ghi nhận tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có tới 50% bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn cuối.
Video đang HOT
Ngành y tế Đồng Nai khuyến cáo, hiện đang mùa mưa nên bệnh sốt xuất huyết tăng cao vì thế khi bị sốt, nhức mỏi người, ra máu chân răng, mũi thì phải đến cơ sở y tế để kiểm tra để kịp thời can thiệp, tránh để bệnh nặng.
Theo nguoiduatin
TP.HCM: Sốt xuất huyết đang bùng phát, nhiều người đã tử vong
Chỉ trong tháng 6.2019, TP.HCM đã có 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên 5 trường hợp. Trong khi đó, số ca mắc sốt xuất huyết cũng đang tăng mạnh.
Ngành y tế TP kêu gọi các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể và người dân chung tay xử lý triệt để các nguy cơ sốt xuất huyết trong cộng đồng.
Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát ở TP.HCM, nhưng ngành y tế đang lo lắng người dân không chịu hợp tác phòng, chống dịch bệnh này - Ảnh: PV
Sốt xuất huyết đang bước vào mùa dịch
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM trong 6 tháng đầu năm, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP lên đến 24.768 ca, tăng 176% so với số ca bệnh cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói là chỉ trong tháng 6 vừa qua đã có đến 2.329 ca sốt xuất huyết, trong đó có 1.384 ca phải điều trị nội trú, còn lại 945 ca điều trị ngoại trú.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng TP.HCM cho biết, sở dĩ số ca mắc sốt xuất huyết ở 6 tháng đầu năm 2019 rất cao là do đỉnh dịch năm 2018-2019 rơi vào thời điểm tháng 12.2018 đến hết tháng 1.2019. Vào thời điểm đó, mỗi tuần có đến hơn 2.000 ca mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, những tháng sau đó, bắt đầu giảm mạnh, mỗi tuần chỉ có 200 đến 300 ca mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, trong tháng 6 vừa qua sốt xuất huyết bất ngờ tăng mạnh, tăng đến 40% so với tháng trước đó. Đặc biệt, chỉ trong tháng 6 đã ghi nhận đến 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết tử vong, nâng tổ số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên con số 5, trong đó có 3 trường hợp người lớn, 2 trường hợp trẻ em.
"Điều này cho thấy mùa dịch bệnh sốt xuất huyết 2019-2020 đã bắt đầu. Hiện nay mưa liên tục xuất hiện vào các buổi chiều, kết hợp với nắng nóng buổi sáng là điều kiện rất thuận lợi để muỗi sốt xuất huyết sinh sản và phát triển làm lây lan nhanh chóng bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng dân cư. Do đó, chúng ta cần có những giải pháp tích cực hơn nữa để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết", ông Dũng nói.
Trước tình hình trên, Sở Y tế đã chỉ đạo cho Trung tâm y tế dự phòng TP và các trung tâm y tế quận, huyện xác định các trọng điểm nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết để tham mưu cho UBND các cấp có biện pháp kiểm soát dịch cụ thể, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương , có phân công trách nhiệm đến từng tổ chức, cá nhân. Ngành y tế TP tiếp tục phát huy và nâng cấp hoạt động của hệ thống thông tin chỉ dẫn địa lý (WebGis,), chuẩn bị đầy đủ hóa chất, máy móc, thuốc men, dịch truyền và tăng cường giám sát hỗ trợ tuyến dưới.
"Hiện chúng tôi đang đẩy mạnh kiểm soát điểm nguy cơ và truyền thông được triển khai ở tất cả các quận, huyện, phường xã, đặc biệt truyền thông nguy cơ tại từng ổ dịch sốt xuất huyết; đồng thời sẽ quyết liệt trong việc xử phạt những vi phạm trong việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết", ông Dũng cho biết.
Ngành y tế lo lắng người dân không hợp tác
Tuy nhiên, theo ông Dũng, hiện nay công tác phòng, chống sốt xuất huyết ở TP đang gặp rất nhiều khó khăn đến từ người dân, vì người dân chưa chủ động trong việc phòng, chống sốt xuất huyết, thậm chí còn bất hợp tác.
Ông Dũng đưa dẫn chứng về việc kiểm soát điểm nguy cơ sốt xuất huyết. Muốn kiểm soát điểm nguy cơ phải tập trung nguồn lực để tác động vào một địa chỉ có nguy cơ phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, chính quyền và đoàn thể không thể thay thế người dân, người quản lý của điểm đó trong việc loại bỏ các vật chứa, hoặc xử lý ổ lăng quăng trong nhà, trong khuôn viên mình quản lý.
Ngay cả việc tránh muỗi đốt, diệt muỗi để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, người dân cũng không chịu hợp tác. Phun hóa chất để diệt muỗi phải tuân thủ các chỉ định chuyên môn nhất định như: không ăn uống trong thời gian phun hóa chất, mở cửa để cho hóa chất bay vào... nhưng người dân không chịu hợp tác, không mở cửa cho hóa chất bay vào thì làm sao diệt muỗi hiệu quả.
"Như vậy, khó khăn lớn nhất trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại TP là làm sao để mọi người, mọi nhà tự giác và truy tìm diệt lăng quăng trong chính ngôi nhà của mình, và vận động mọi người xung quanh thực hiện", ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Dũng kêu gọi các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể cùng chung tay hành động để xử lý triệt để các nguy cơ sốt xuất huyết trong cộng đồng; tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức không thực hiện diệt lăng quăng theo hướng dẫn của y tế và chính quyền địa phương. Mỗi người, mỗi nhà chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết bằng biện pháp đơn giản như: phòng tránh muỗi đốt, diệt muỗi, diệt lăng quăng trong chính ngôi nhà của mình.
Hồ Quang
Theo Motthegioi.vn
TP Hồ Chí Minh: Bệnh sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa dịch năm 2019 Dù hiện tại chưa phải là mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết nhưng từ đầu tháng 6 đến nay, số ca nhập viện do sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh tăng liên tục, trong đó có nhiều ca nguy kịch, biến chứng nặng, thậm chí tử vong Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các dụng cụ chứa nước...