Đồng Nai quy hoạch thêm gần 11.000 ha đất ở
Theo kế hoạch, đến năm 2030 huyện Long Thành tăng gần 2.400 ha đất ở; huyện Nhơn Trạch tăng 2.050 ha đất ở, huyện Cẩm Mỹ tăng thêm gần 1.500 ha đất ở, TP Long Khánh tăng gần 900 ha và huyện Thống Nhất tăng hơn 700 ha đất ở.
Theo lý giải của các địa phương, việc quy hoạch nhiều đất ở để đón đầu các dự án lớn về hạ tầng giao thông, khu công nghiệp đã và sẽ triển khai trong thời gian tới. Điển hình như huyện Long Thành, Nhơn Trạch quy hoạch nhiều đất ở cho các dự án khu dân cư để chờ dự án cầu Cát Lái, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường vành đai 3… Bởi các dự án trên hoàn thành sẽ thu hút nhiều người dân TP HCM giãn dân về Đồng Nai, đồng thời các khu công nghiệp mở mới, mở rộng thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc và sinh sống.
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở, giai đoạn 2021-2030, Đồng Nai sẽ quy hoạch thêm gần 11.000 ha đất ở
Ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, cho biết trong quy hoạch xây dựng vùng huyện Long Thành đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực xung quanh sân bay Long Thành sẽ hình thành 3 đô thị lớn gồm: Long Thành, Bình Sơn và Phước Thái. Hướng đến xây dựng thành vùng đô thị trung tâm, là cực phía Đông của TP HCM, cửa ngõ giao thương của 3 vùng kinh tế, đầu mối giao thương quốc tế với các thế mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị, dịch vụ thương mại.
Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, kế hoạch của huyện sẽ tập trung phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ để trở thành đô thị loại II vào năm 2025. Do đó, trong giai đoạn 2021-2030, huyện sẽ chuyển đổi hàng ngàn ha đất nông nghiệp để thực hiện kế hoạch trên, trong đó có 2.050 ha được chuyển sang đất ở để đáp ứng nhu cầu thực tế ở địa phương.
Video đang HOT
Còn ở TP Long Khánh, ông Đỗ Chánh Quang, Chủ tịch UBND thành phố này nói từ khi có đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây với thời gian di chuyển từ TP HCM về Long Khánh chỉ còn gần 1 giờ, cộng với không khí trong lành nên đô thị này ngày càng được nhiều người chọn là nơi an cư. Do đó, việc quy hoạch thêm đất ở là điều tất yếu. TP Long Khánh đã kêu gọi các nhà đầu tư vào hàng loạt dự án như khu đô thị tại phường Suối Tre (khoảng 150 ha), khu đô thị dọc trục đường tránh Quốc lộ 1 – Long Khánh (khoảng 300 ha), khu đô thị dọc trục đường Vành đai 1 – Long Khánh tại phường Suối Tre và phường Bàu Sen (khoảng 200 ha)…
Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sai quy định tại dự án FLC ở Kon Tum .
Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm: 'Sẽ tập trung hoàn thành 3 đường vành đai'
Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm chia sẻ như vậy nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày thành lập Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
Khi TP.HCM hoàn thành 3 đường vành đai, tốc độ lưu thông hàng hóa sẽ nhanh hơn - Ảnh: TỰ TRUNG
Theo giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, sau 47 năm với nhiều nỗ lực, giao thông TP.HCM ngày càng được hoàn thiện góp phần phát triển TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, TP đang tập trung triển khai nhiều công trình kết nối liên vùng, các dự án cửa ngõ, trong đó hoàn thiện 3 tuyến đường vành đai.
Đối với vành đai 3 TP.HCM dài hơn 76km đi qua địa bàn 4 địa phương TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, với sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền, dự án đang đảm bảo tiến độ đúng với kế hoạch đề ra.
Con đường mang theo nhiều kỳ vọng để tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội của TP nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung đang được cả hệ thống chính trị vào cuộc để hoàn thành vào năm 2026.
"Hiện 100% cọc mốc ranh giải phóng mặt bằng của dự án trên địa bàn TP đã được bàn giao cho địa phương để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư.
Dự kiến, trong tháng 11-2022, báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phân sẽ được phê duyệt để TP.HCM cùng với các địa phương triển khai và chuẩn bị khởi công vào tháng 6-2023", ông Lâm nói.
Nối tiếp vành đai 3, TP.HCM cùng bốn địa phương Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An cũng đã thảo luận kế hoạch làm đường vành đai 4 dài gần 200km. Các địa phương đang khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đối với từng đoạn tuyến được Thủ tướng giao làm cơ quan có thẩm quyền.
Theo kế hoạch, năm 2023 phải hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; năm 2024 sẽ khởi công và thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào cuối năm 2027.
Với đường vành đai 2 dài 64km hiện còn 3 đoạn dài 11km chưa được đầu tư khép kín. Sở Giao thông vận tải TP đang phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP, đơn vị tư vấn lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, thực hiện đầu tư bằng vốn ngân sách TP.
Đường vành đai 2 dự kiến sẽ khởi công năm 2024 và hoàn thành năm 2026.
Đôi với các tuyên đường sắt đô thị, TP đang tập trung thi công hoàn thành tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) trong năm 2023, triển khai các công việc chuân bị vận hành, khai thác; tâp trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đê phấn đấu khởi công tuyến đường sắt đô thị số 2 trong năm 2023.
Cùng với các dự án đường vành đai, ông Lâm cho hay trong năm qua ngành giao thông TP đã đẩy nhanh các thủ tục để chuẩn bị khởi công như nút giao thông An Phú, quốc lộ 50, đường nôi đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc metro số 1, câu Tân Kỳ Tân Quý và điêu chỉnh chủ trương đầu tư công 11 dự án trọng điêm.
Theo ông Lâm, năm 2023, sở sẽ tâp trung đây nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng như: cao tốc TPHCM - Mộc Bài; câu Cân Giờ, câu Thủ Thiêm 4, câu đường Bình Tiên, câu đường Nguyên Khoái, đường nôi liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - vành đai 3...
Đồng thời, tâp trung tham mưu thực hiên các giải pháp và các công trình, dự án theo đê án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông đã được HĐND TP thông qua.
Sử dụng 'hóa học xanh' để phát triển công nghiệp bền vững Để tham gia vào thị trường thế giới cũng như trách nhiệm phải tuân thủ các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường, thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, Sản xuất và tiêu dùng bền vững mà Chính phủ đã đề ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước đã chủ động chuyển đổi sang hóa học xanh...