Đồng Nai: Phân lô, bán nền để tránh vòng xoáy sốt đất ảo
Để “cò” đất không còn hoạt động rầm rộ, thao túng thị trường khiến đất nền biến dạng, đe dọa quy hoạch lâu dài, tỉnh Đồng Nai đã đề ra nhiều biện pháp nhằm siết chặt cơn sốt đất nền.
Việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung cầu Cát Lái, cầu Cần Giờ vào quy hoạch phát triển khu vực, chấp thuận đầu tư dự án sân bay Long Thành cùng với việc cơ sở hạ tầng phát triển như “vũ bão” khiến thị trường địa ốc khu đông TP.HCM và các huyện thuộc Đồng Nai lân cận TP.HCM “sốt” hơn bao giờ hết.
Dự án trống rỗng
Ăn theo dự án sân bay Long Thành, nhiều dự án bất động sản đang hình thành tại Đồng Nai. Ảnh: N.T
Để giải cứu thị trường bất động sản trên địa bàn thoát khỏi “vòng xoáy ảo”, “cò” đất làm xấu thị trường, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định tạm ngưng giải quyết hồ sơ tách thửa đất trên địa bàn, chờ ban hành quy định mới nhằm hạn chế tách thửa đất, sang nhượng tràn lan khó quản lý trong xây dựng.
Vùng nông thôn vốn chủ yếu trồng cây cao su thì nay được phân lô rao bán. Giao dịch mua bán đất đai ở huyện Nhơn Trạch và Long Thành thời gian qua gần như bị “cò” thao túng, bán buôn theo kiểu “chợ trời” khiến khách hàng nguy cơ rơi vào “bẫy”, tiền mất tật mang.
Các dự án, khu đô thị phần lớn là những bãi đất trống, một số khu đô thị dù đã hình thành nhưng dân cư thì rơi vào tình trạng “vườn không nhà trống”. Ngược lại, gần các khu vực hình thành dự án, khu đô thị lúc nào cũng đông đảo cò “đất” lang thang khắp nơi nhằm chèo kéo khách hàng và hét giá đến chóng mặt.
Dự án đất nền Airlink T. được đội ngũ bán hàng giới thiệu là một dự án trọng điểm trên tuyến đường huyết mạch DT 769, kết nối TP.HCM về thị trấn Long Thành và cũng là trục chính vào sân bay Long Thành. Anh Ngọ – nhân viên bán hàng dự án trên cho biết, mấy chục lô mặt tiền (lô A) đã bán hết, chủ yếu là dành cho cán bộ.
Video đang HOT
Dự án Khu đô thị Long Thọ – Phước An có quy mô 237ha, tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng và dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn, ở xã Phú Thạnh và Long Tân (thuộc huyện Nhơn Trạch) được đầu tư lên đến 6 tỷ USD, với tham vọng sẽ biến vùng đất có diện tích 942ha thành một khu đô thị có quy mô dân số lên đến 150.000 người, nhưng thực tế các “siêu đô thị” này giờ vẫn là vùng đất bạt ngàn.
Hạn chế tách thửa
Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân phân tích, rất nhiều nguyên nhân khiến thị trường địa ốc Đồng Nai bị xáo trộn thời gian qua. Trong đó, từ khi có thông tin xây dựng sân bay Long Thành là cơn “sốt” đất ăn theo dự án sân bay bùng phát.
Trước đó, lãnh đạo tỉnh này đã ban hành quyết định quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất trên địa bàn. Theo đó, tách dưới 9 thửa đất không phải làm dự án, còn trên 9 thửa buộc phải làm dự án (trước đó tách dưới 25 thửa không phải làm dự án). Quyết định này đã siết chặt thêm việc tách thửa đất và buộc khi tách thửa phải lên thổ cư với diện tích tối thiểu tùy theo từng khu vực.
Ông Đặng Minh Đức – Giám đốc Sở TNMT Đồng Nai cho biết, tình trạng tách thửa, phân lô bán nền ở nhiều nơi trên địa bàn thời gian qua khá phổ biến, từ đất nông nghiêp và phi nông nghiệp chuyển thành đất ở. “Người dân có quyền thực hiện việc ấy khi khu vực đó Nhà nước chưa có kế hoạch sử dụng đất. Các địa phương sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm, những nơi nào đã phê duyệt khu dân cư tự cải tạo thì xem xét yêu cầu theo hạn mức cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất” – ông Đức cho biết.
Theo Danviet
Tách dự án sân bay Long Thành mới đẩy nhanh việc "giải cứu" Tân Sơn Nhất
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, quyết định tách riêng dự án giải phóng mặt bằng tái định cư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành lúc này là hợp lý, như vậy mới đẩy nhanh việc xây dựng sân bay để "giải cứu" cho Tân Sơn Nhất.
Chiều ngày 1/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Dù băn khoăn về phương án vốn nhưng đại biểu Nguyễn Hữu Quang (đoàn Thanh Hóa) cũng đồng ý việc tách dự án thành phần này với lưu ý phải có sự gắn kết giữa việc bồi thường GPMB tái định cư với việc triển khai dự án.
"Nếu tách ra rồi, giải phóng mặt bằng xong rồi không làm thì đó là một sự lãng phí lớn. Chúng ta đã có bài học điện hạt nhân Ninh Thuận, hơn 2.000 tỷ đồng chi ra rồi lại dừng. Với dự án này, số tiền là 23.000 tỷ, thiệt hại lớn hơn nhiều nếu phải dừng dự án" - ông Quang cảnh báo.
Thiết kế hoa sen được lựa chọn làm kiến trúc sân bay Long Thành
Ngoài ra, ông Quang cũng cảnh báo, kể cả đến năm 2019, báo cáo khả thi dự án có được Quốc hội thông qua thì yếu tố quyết định để việc sân bay có được xây hay không nằm ở tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế được tính toán tại thời điểm đó.
"Chúng ta cần hơn 16 tỷ USD để đầu tư cho toàn bộ dự án. Bây giờ, nếu Quốc hội đồng ý bỏ ra 23.000 tỷ đồng để làm trước việc giải phóng mặt bằng thì cũng còn 15 tỷ USD vốn cần huy động chưa biết lấy đâu ra. Lúc đó, bài toán phải tính là lưu lượng hành khách, hàng hóa qua cảng sẽ thế nào, giá dịch vụ có thể áp là bao nhiêu... Nếu lúc đó, thấy lưu lượng người và hàng chưa đủ thì dự án có thể không còn khả thi nữa" - ông Quang nói và một lần nữa dẫn chứng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận để so sánh.
Khi Quốc hội thông qua chủ trương làm điện hạt nhân, tổng mức đầu tư xác định là 14 tỷ USD để có 4000MW điện. Sau này, số vốn dự tính lên đến 23 tỷ USD, sản lượng điện vẫn thế, dự án không còn khả thi, hiệu quả nữa.
"Không phải tôi bi quan đâu nhưng tôi nghĩ khó có chuyện giải phóng mặt bằng xong có thể triển khai dự án này được. Có những vấn đề phải lường trước như vậy" - ông Quang thẳng thắn.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi ủng hộ việc tách khâu giải phóng mặt bằng thành một tiểu dự án với lập luận, việc này giúp đẩy mạnh hơn tiến độ làm Long Thành. Ông Lợi than, sân bay Tân Sơn Nhất giờ ách tắc quá lớn, khó tháo gỡ rồi. "Tôi mấy lần ngồi xe của văn phòng Quốc hội ra sân bay mà phải xách ba lô xuống xe chạy bộ vào sân bay cho kịp vì tắc quá, sợ trễ chuyến" - ông Lợi bày tỏ tin tưởng là dự án sân bay Long Thành chắc chắn phải làm, không có đường lùi, không phải lo giải phóng mặt bằng xong rồi lại dừng, bỏ.
Sân bay Tân Sơn Nhất đang bị quá tải cả trên trời lẫn dưới mặt đất
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe về dự án này và cũng rất băn khoăn. Quốc hội khóa XIII đã thông qua chủ trương đầu tư, lúc đó quyết định chia dự án làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn phải có báo cáo khả thi riêng, lúc đó cũng có ý kiến đặt vấn đề nên thu hồi đất một hay nhiều lần. Quốc hội sau đó đã bàn rất kỹ và quyết định là phải thu hồi đất một lần.
Theo kế hoạch, để báo cáo khả thi thông qua được thì sớm nhất cũng phải 2019 mới có thể bắt đầu khởi công dự án. Nếu lúc đó mới bắt đầu giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án còn chậm nữa.
Vậy nên theo Phó Chủ tịch Quốc hội, quyết định tách riêng dự án giải phóng mặt bằng tái định cư lúc này là hợp lý, như vậy mới đẩy nhanh việc xây dựng sân bay để "giải cứu" cho Tân Sơn Nhất được.
Vấn đề vốn thực hiện giải phóng mặt bằng, ông Lưu chỉ rõ, Chính phủ có báo cáo nói trong hơn 5000 ha phải giải tỏa có khu vực thương mại, dịch vụ, thì có thể thu hút các phương thức đầu tư PPP, đấu giá đất. Mặt khác, có thể trích ngân sách, lấy từ nguồn dự phòng 200.000 tỷ của kế hoạch đầu tư công trung hạn. Cũng có thể sẽ phải phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện công trình này. Làm giai đoạn này rõ ràng là có lợi hơn 2 , 3 năm sau, vì giá đất sẽ khác đi.
Tại tổ TP Hà Nội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai băn khoăn với việc "đột ngột phát sinh" việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. "Khi xây dựng dự án thì phải hình dung ra được lộ trình, cách thức thực hiện. Thế nhưng chủ trương dự án đã được thông qua giờ mới tách ra như vậy thì phải rút kinh nghiệm", đại biểu Mai nói.
Liên quan đến tính khả thi khi thực hiện dự án, bà Mai băn khoăn với việc mới được bố trí 5.000 tỷ đồng trong khi tờ trình cần 23.000 tỷ đồng. "Vậy 18.000 tỷ đồng chúng ta lấy từ đâu? Có thể lấy nguồn thu từ đất đai nhưng phải có phương án cụ thể chứ không thể làm đến đâu hay đến đó. Theo quy trình tôi thấy có điểm chưa hợp lý. Bài học là nhà máy điện Ninh Thuận, đã triển khai, giải phóng mặt bằng rồi nhưng lại phải dừng lại", bà Mai băn khoăn.
Đồng quan điểm tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đại biểu Dương Quang Thành (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, về kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, cần tách ra dự án phân kỳ đầu tư, kể cả đối với việc thu hồi đất đảm bảo quản lý sử dụng đất hợp lý và cân đối vốn. Bên cạnh đó, cần ban hành Nghị quyết riêng, đề nghị bổ sung thêm cho phép thu hồi đất trước khi phê duyệt dự án.
Phương Thảo - Quang Phong
Theo Dantri
Cao tốc Bắc - Nam: Áp lực của Quốc hội với những con số khổng lồ! 18.000 tỷ đồng cần "xuống vốn" cho việc giải phóng mặt bằng làm sân bay Long Thành chưa biết tính từ nguồn nào. Nợ công đã chạm trần, khó vay mượn thêm. Dự án cao tốc Bắc - Nam tiếp tục được trình ra với yêu cầu vốn đầu tư tới trên 300.000 tỷ đồng... Thường trực UB Kinh tế Đỗ Văn Sinh...