Đồng Nai: Nông dân tỷ phú làm nên những vườn cây ăn trái bạc tỷ, có vườn mảng cầu quả rất to
Đồng Nai nổi tiếng có những vùng trái cây ngon. Trong đó, không thiếu những vườn trái cây đặc sản ngon nức tiếng xa gần vì được những bàn tay vàng của những lão nông giàu kinh nghiệm chăm sóc
Chất lượng trái ngon được khẳng định qua kết quả nhiều loại trái cây của tỉnh Đồng Nai luôn đoạt giải cao khi tham gia hội thi trái ngon an toàn Nam bộ hoặc do chính người tiêu dùng công nhận và sẵn sàng trả giá cao hơn để mua sản phẩm.
Vườn trái cây kiểu mẫu của nông dân xã Bình Lộc (TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đưa vào khai thác du lịch. Ảnh: B.Nguyên
Những nông dân có vườn trái cây ngon nổi tiếng ở Đồng Nai không chỉ giỏi trong sản xuất mà họ còn rất quan tâm đến việc quảng bá để tiếng thơm về chất lượng của những đặc sản trái cây trong vườn nói riêng, của địa phương nói chung không ngừng lan xa.
Những nông dân có “đôi tay vàng”
Đồng Nai nổi tiếng với nhiều trái cây ngon như: bưởi, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… Chất lượng trái ngon không chỉ do thổ nhưỡng, đặc trưng của vùng đất mà chủ yếu nhờ vào công chăm sóc của những nông dân có “đôi tay vàng”.
Mùa chôm chôm năm nay, nhiều nhà vườn thua trắng vì chôm chôm rộ vụ cùng đợt với nhiều loại trái cây khác nên có giá rẻ, khó tiêu thụ. Riêng vườn chôm chôm nhãn đặc sản của ông Nguyễn Vĩnh Thụy, người đầu tiên trồng vườn chôm chôm nhãn tại xã Xuân Định (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) lại thắng lớn vì mùa trái cây hè gần như kết thúc ông mới bắt đầu thu hoạch.
Theo ông Thụy, năm nào ông cũng xử lý cho vườn chôm chôm thu hoạch trễ vụ để không rơi vào cảnh nhà nhà thu hoạch chôm chôm nên giá bán thì rẻ mà rất vất vả tìm thuê công hái. Vụ này, vườn chôm chôm nhãn rộng hơn 3ha của ông trúng mùa, đạt khoảng 110 tấn trái, hiện ông chỉ mới bán được khoảng 10 tấn nên hơn cả tháng nữa nhà vườn mới thu hoạch xong.
Chôm chôm nhãn rất khó chăm sóc, trái cây này không chỉ ngọt ngon mà còn có mùi thơm nên bị chim chóc ăn nhiều. Thời đó không mấy nông dân trồng chôm chôm nhãn nhưng ông Thụy lại mạnh dạn vay vốn đầu tư vì loại trái cây này có giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với chôm chôm thường.
Vườn chôm chôm của ông Thụy luôn giữ được lòng tin của khách hàng vì chính ông luôn coi trọng, giữ gìn chữ tín về chất lượng. Vào thời nông dân còn quen chăm sóc cây trồng dựa theo kinh nghiệm, ông Thụy đã sẵn sàng bỏ ra vài cây vàng tìm đến Viện Khoa học – kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (TP HCM) để học kỹ thuật và mua các loại phân, thuốc chăm sóc vườn cây cho trái ngon, trái đẹp.
Để đảm bảo an toàn, ông Thụy cũng rất kỹ tính trong chọn lựa và sử dụng phân, thuốc đúng cách, chủ yếu sử dụng phân chuồng để giữ sức cây bền. Ông Thụy còn mất vài năm nghiên cứu kỹ thuật phun sương cho trái chôm chôm ngay sau khi thu hoạch để ướp lạnh một cách tự nhiên và giữ cho trái tươi ngon lâu nhất.
Gần 20 năm qua, vườn chôm chôm nhãn của ông được nhiều người biết tiếng vì trái ngon, mẫu mã đẹp nên nhiều thương lái cạnh tranh nhau, sẵn sàng ứng tiền trước để mua bao vườn suốt cả vụ với giá cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường. Nhiều mối hàng là doanh nghiệp, khách mua lẻ cũng sẵn sàng trả giá cao đặt mua trái chôm chôm đặc sản trong vườn nhà ông.
Video đang HOT
Cũng là nông dân có “đôi tay vàng”, ông Trần Anh Tùng là lớp nông dân tiên phong tại xã Bình Sơn (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) thực hiện trồng sầu riêng theo chuẩn VietGAP. Nhờ luôn đi đầu trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, ông là nông dân tiêu biểu của Đồng Nai được trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016″.
“Kỹ thuật canh tác quyết định rất lớn cho chất lượng trái ngon. Đặc sản trái cây Long Thành nổi tiếng xa gần vì nông dân vùng này rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc và nhất là trồng theo chuẩn VietGAP để tạo ra trái cây ngon, an toàn” – ông Tùng chia sẻ
Tuy Long Thành có nhiều loại đặc sản trái cây ngon nhưng đúc kết lại nông dân vùng này vẫn ví “sầu riêng là vua, măng cụt là hoàng hậu”. Chính vì vậy, 5 anh em trong gia đình ông Tùng hiện đều trồng cây ăn trái như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm… Hiện ông thử nghiệm trồng thêm giống sầu riêng Sukang ruột đỏ, một đặc sản của Malaysia đang đứng đầu về giá trị kinh tế.
Siêng quảng bá trái cây ngon
Trước đây, nông dân chỉ quan tâm trồng ra sản phẩm chất lượng, an toàn còn đầu ra là do thương lái, thị trường quyết định. Ngày nay, nhiều nông dân vốn chỉ quen với ruộng vườn đã mày mò học cách bán hàng, xây dựng thương hiệu cho đặc sản nhà vườn để có đầu ra ổn định hơn.
Bà Nguyễn Thị Kim Mai giới thiệu vườn đặc sản mãng cầu dai hạt lép tại xã Phú Ngọc (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: B.Nguyên
Nhiều năm liền, vườn sầu riêng và các loại đặc sản trái cây khác của ông Tùng đều tham gia hội thi trái ngon an toàn Nam bộ và đạt nhiều giải cao. Ông Tùng chia sẻ: “Tôi tham gia hội thi trái ngon an toàn Nam bộ vì một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trái cây ngon là họ kiểm tra mẫu sản phẩm để đảm bảo đạt chuẩn an toàn. Đây cũng là cách tôi khẳng định kỹ thuật canh tác của bản thân cũng như của những nông dân ở xứ này”.
Để chủ động hơn về khâu tiêu thụ, vài năm trở lại đây, ông Tùng không chỉ đầu tư phát triển vườn cây ăn trái mà còn mở thêm dịch vụ thu mua, đóng gói trái cây tại nhà. Vựa trái cây của ông tập trung vào các loại trái cây đặc sản có tiếng của Long Thành.
“Tôi đại diện cho nông dân trồng sầu riêng tại địa phương đàm phán với siêu thị, các cửa hàng trái cây sạch để đưa sản phẩm trái cây, nhất là sầu riêng VietGAP của địa phương vào các kênh bán hàng hiện đại. Tôi bán hàng rất tốt qua mạng xã hội và dự định sẽ xây dựng một website riêng để tự phát triển thêm các kênh bán lẻ” – ông Tùng nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Mai (ngụ xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) là người tiên phong nhân giống và xây dựng thương hiệu mãng cầu dai hạt lép ở đất Đồng Nai.
Ở tuổi 67, bà chủ trang trại rộng gần 40 hécta trồng nhiều giống trái cây đặc sản như: mãng cầu dai hạt lép, xoài cát Hòa Lộc, xoài Úc, vú sữa Hoàng Kim…vẫn hết lòng với hành trình xây dựng thương hiệu sạch cho đặc sản trái cây.
Bà Mai chia sẻ về hành trình xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản vườn nhà: “Vụ thu hoạch đầu, tôi đem trái mãng cầu giống lạ chào bán tại hầu hết các sạp trái cây ở chợ Bến Thành (TP HCM), ai cũng ngại vì trái quá lớn, sợ mình sử dụng thuốc tăng trưởng. Tôi thuyết phục được một sạp bán trái cây cho trưng bày trái mãng cầu, bên cạnh dán hình ảnh cây mãng cầu đang bao trái để giới thiệu quy trình sản xuất sạch đến người tiêu dùng. Có người mua thử về ăn rồi quay lại vì chất lượng trái ngon, sau đó dần dần có nhiều mối đặt hàng”.
Hiện đặc sản mãng cầu dai hạt lép của bà Mai chủ yếu cung cấp cho các sạp, siêu thị, cửa hàng trái cây cao cấp ở những thành phố lớn như: TP HCM, Hà Nội…
Trang trại trồng cây ăn trái đặc sản của bà Nguyễn Thị Kim Mai đã có nhiều đối tác đặt bao tiêu hàng để xuất khẩu.
Tổ hợp tác Trái cây an toàn Lộc Mai được bà thành lập với mục tiêu liên kết với nhiều nông dân khác nhân rộng diện tích trái cây trồng theo chuẩn an toàn.
Tổ hợp tác xây dựng được thương hiệu bằng uy tín chất lượng để không chỉ tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu.
Đồng Nai: Loài cá có cái mỏ nhọn như cái kim nhưng có cái tên lạ là đặc sản OCOP
Loài cá có cái mỏ nhọn như cái kim, có cái tên lạ-cá kìm được người dân đánh bắt nhiều trên hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai) trở thành đặc sản OCOP của tỉnh này.
Đồng Nai là một địa phương có nhiều thế mạnh về đặc sản như cây ăn trái, thực phẩm, và nhiều loại nông sản khác. Tuy nhiên để khai thác được thế mạnh riêng cũng như đặc điểm nổi bật thì đó là một bài toán khó, cần khá nhiều thời gian.
Hiện nay mặc dù Đồng Nai cũng đã có nhiều động thái, triển khai hình thành những khu vực, vùng đặc sản,... tạo điểm nhấn cho đặc sản địa phương nhưng để có được cái kết cao nhất vẫn là một bài toán khó.
Cá kìm - đặc sản hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai.
Trước mắt, tỉnh Đồng Nai liên tục thực hiện các chuơng trình đánh giá sản phẩm OCOP với đa dạng về chủng loại và mang đặc trưng riêng của từng vùng.
Hiện nay đặc sản tại Đồng Nai khá nổi tiếng như khô cá kìm, gà thảo mộc, trứng gà thảo mộc của huyện Định Quán; chuối chiên giòn, chuối sấy dẻo của huyện Thống Nhất; sản phẩm sầu riêng và chôm chôm của huyện Xuân Lộc,...
Nhiều hộ nông dân nói rằng, thời gian qua cán bộ địa phương khá quan tâm đến cuộc sống, việc làm của bà con nông dân. Đồng thời liên tục có những đóng góp, định hướng phát triển.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, tổ trưởng tổ hợp tác khô cá kìm sông nước Phú Cường nói rằng: Địa phương có lợi thế nằm giáp lòng hồ Trị An, với nghề đánh bắt và chế biến thủy sản rất phát triển. Trong đó, nghề làm khô cá kìm, khô cá lóc... là nghề truyền thống của địa phương; đặc biệt khô cá kìm là đặc sản độc đáo của hồ Trị An vì độ thơm ngon và có nguồn cung đều đặn quanh năm.
Khi đặc sản này được chọn làm sản phẩm OCOP của Định Quán năm 2020, các hộ chế biến đã vào tổ hợp tác, bước đầu có 15 thành viên tham gia chuỗi liên kết để có sản lượng lớn, đăng ký nhãn hàng chung cho khô cá kìm của cả vùng để loại đặc sản bản địa này vươn xa hơn.
Ông Hoàng cũng mong muốn người dân mọi nơi sẽ có cơ hội thưởng thức cá ngon của vùng hồ Trị An. Cũng theo ông Hoàng, chương trình sản phẩm OCOP diễn ra giúp cho người dân có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng, bay cao bay xa hơn, được tiếp cận với nhiều người hơn.
Người dân cố gắng đưa đặc sản địa phương đi xa hơn
"Ngày trước cá kìm rẻ lắm, chủ yếu làm thức ăn cho vật nuôi, nhưng từ khi khô cá kìm trở thành đặc sản của lòng hồ Trị An thì giá cả cũng tăng theo. Hơn nữa, ít người đánh bắt, biết làm khô cá kìm bán rất chạy.
Nếu đến hồ Trị An mà chưa thưởng thức món ăn làm từ khô kìm là một thiếu sót đáng tiếc cho chuyến đi của du khách. Đặc biệt cá kìm ở hồ Trị An con nào cũng béo tròn, to bằng ngón tay người lớn", ngư dân Nguyễn Văn Út đánh bắt cá tại lòng hồ Trị An chia sẻ.
Bà Hoàng Thị Kim Anh, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp An Hòa Hưng (phường An Hòa, TP.Biên Hòa) cho biết: Chương trình OCOP của Đồng Nai, khi triển khai đã phát huy tốt tinh thần OCOP - là tinh thần cộng đồng, khuyến khích, quảng bá cho những sản phẩm, đặc sản địa phương.
Chính vì vậy dù hợp tác xã có nhiều dòng sản phẩm nhưng chỉ chọn sản phẩm đặc trưng, đươc thi trương ưa chuông là Cao An xoa để làm sản phẩm OCOP. Từ khi đăng ký làm sản phẩm OCOP, đơn vị được tỉnh hỗ trợ tham gia nhiều chương trình kết nối, quảng bá cho sản phẩm. Đến đâu, người tiêu dùng đều biết đây là sản phẩm độc đáo của riêng Đồng Nai.
Thương hiệu gà thảo mộc Cao Ten của Đồng Nai đang được người tiêu dùng săn đón
Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, ông Ngô Tấn Tài cho hay: Thế mạnh sản phẩm OCOP của địa phương là các loại đặc sản, nông sản chế biến. Cụ thể năm 2019, huyện có 6 sản phẩm OCOP đều là sản phẩm chế biến như: bột ca cao nguyên chất, rượu vang ca cao, mít sấy, chuối sấy, khoai lang sấy, khoai tây sấy.
Trong đợt 1-2020, huyện có 7 sản phẩm OCOP chủ yếu cũng tập trung cho dòng sản phẩm chế biến như: xoài sấy dẻo, chuối sấy dẻo, khô cá kìm, sô cô la đắng.
Các loại đặc sản này được sản xuất từ những nông sản chủ lực của địa phương. Trong đó, có nhiều sản phẩm chế biến sâu không chỉ tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa mà còn xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Động lực mới cho hồ tiêu Đồng Nai xuất khẩu mạnh sang châu Âu Với Hiệp định thương mại tự do EVFTA, nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh của Đồng Nai sẽ được hưởng thuế suất 0% như cà phê, hạt tiêu, mật ong... khi vào thị trường châu Âu. Trong đó, hồ tiêu sạch đã có những bước đi vững vàng để đón chờ cơ hội. Tự tin nhờ chất lượng Năm 2014, HTX...