Đồng Nai: Nguồn nước nuôi thủy sản ở đoạn sông nào bị ô nhiễm nhất, nguyên nhân do đâu?
Theo kết quả quan trắc thì đa số nguồn nước khu vực nuôi thủy sản tại tỉnh Đồng Nai đều bị ô nhiễm.
Ngày 3/4 ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TNMT Đồng Nai) cho biết kết quả quan trắc chất lượng nước mặt mới đây của Sở TNMT cho thấy, hầu hết khu vực nuôi thủy sản trên sông, hồ ở địa bàn tỉnh Đồng Nai đều bị ô nhiễm.
Nhiều khu vực nuôi thủy sản ở Đồng Nai bị ô nhiễm. Ảnh: Tuệ Mẫn
Trong đó, khu vực làng nuôi cá bè trên sông La Ngà (huyện Định Quán) có mức độ ô nhiễm cao nhất. Tại thời điểm quan trắc vị trí cầu số 1 trên sông La Ngà có 6/17 thông số vượt quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt của Bộ TN-MT.
Cụ thể, các thông số: COD vượt 2,3 lần; BOD5 vượt 1,5 lần; Amoni vượt 4,6 lần; Nitrit vượt 1,9 lần; E.Coli vượt 4,6 lần; Fe vượt 2,3 lần.
Khu vực làng cá bè Ba Xê (phường Long Bình Tân, TP.Biên Hoà) vào thời điểm quan trắc có 6/17 thông số vượt so với quy chuẩn từ 1,1-1,4 lần là: Fe, Amoni, Nitrit, COD, Coliform, đặc biệt có vi sinh E.Coli vượt đến 34 lần.
Làng cá bè Tân Mai (phường Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa) có 4/17 thông số vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1-4,6 lần. Khu vực nuôi hàu trên sông Bà Hào (huyện Nhơn Trạch) có 4 thông số vượt quy chuẩn; khu vực dự án nuôi tôm tại Rạch Tràm (huyện Trạch) có 6 thông số vượt quy chuẩn…
Thức ăn chăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: Tuệ Mẫn
Cũng theo ông Bình, kết quả quan trắc chất lượng nước mặt đầu mùa mưa (các đợt 1, 2, 3, 4 năm 2022) cho thấy, chất lượng nước mặt tại các sông, suối ( không có nuôi thủy sản), nước mặt tại khu vực cấp nước sinh hoạt cơ bản đạt, chỉ 1-2 thông số chưa đạt.
Riêng chất lượng nước mặt tại các khu vực nuôi thủy sản đều có các thông số vượt quy chuẩn. Nguyên nhân do trong quá trình nuôi thủy sản phát sinh nhiều thức ăn dư thừa, mật độ lồng bè quá dày vượt khả năng tự làm sạch nguồn nước.
Video đang HOT
Ngay cạnh sông La Ngà, nhiều vườn cây đang "chết khát", nông dân phải hái bỏ trái non, nghịch cảnh ở Đồng Nai
Dù nằm cạnh dòng sông La Ngà, nhiều vườn cây ăn trái ở xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) đang thiếu nước tưới trầm trọng.
Nông dân phải hái bỏ trái xanh để cứu lấy cây trồng.
Hái bỏ trái xanh vì thiếu nước tưới dù nằm cạnh sông La Ngà
Những ngày vừa qua, nắng hạn gay gắt xảy ra trên địa bàn xã Xuân Bắc. Tình trạng này khiến vườn cây ăn trái hơn 1,5ha của ông Võ Văn Chiều đang queo quắt từng ngày vì thiếu nước tưới.
Trước đó, ông Chiều đã khoan 2 giếng nước sâu cả trăm mét. Đến nay, cả 2 giếng đều trơ đáy. Để cứu vườn cây khỏi chết khô, ông Chiều phải hái bỏ quả xanh, cắt tỉa cành cây già.
Ông Chiều cho biết, vườn cây ăn trái của mình ở cách xa dòng sông La Ngà. Đến mùa nắng nóng, đất trong vườn trở nên khô cằn. Ông buộc phải chọn cách hái bỏ trái non để dưỡng sức cho cây, đợi vụ thu hoạch năm sau.
"Chúng tôi mong chính quyền sớm mở kênh mương thủy lợi tới các vùng xa để nông dân ở có nước tưới cho cây trồng", ông Chiều nói.
Thiếu nước tưới, nông dân xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) phải hái bỏ trái non cứu vườn cây. Ảnh: Trần Khánh
Trong khi đó, vườn mít Thái 17ha của ông Phùng Minh Phú, ngụ cùng xã, cũng đang phải gồng mình trong nắng hạn.
Để cứu vườn mít, ông Phú mua máy bơm và ống nhựa để dẫn nước từ sông La Ngà về.
Đường ống đưa nước về vườn dài 6km. Mỗi ngày, ông Phú bơm nước khoảng 10 tiếng đồng hồ mới đủ nước tưới cho vườn mít Thái.
Hiện, giá xăng dầu tăng rất cao nhưng ông Phú vẫn phải tìm mọi cánh để cứu vườn cây. Tính ra, chi phí hàng ngày tốn từ 1-1,5 triệu đồng.
Theo ông Phú, từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa khô hạn. Nguồn nước trữ trong vườn không đủ tưới. Các giếng khoan thì đã cạn kiệt. "Tốn kém hàng trăm triệu đồng nhưng đầu tư máy bơm là giải pháp duy nhất trong tình cảnh hiện nay", ông Phú rầu rĩ nói.
Chưa có nguồn nước thủy lợi, nông dân xã Xuân Bắc phải bơm nước từ sông La Ngà vào tưới vườn trái cây và hoa màu. Ảnh: Trần Khánh
Xã Xuân Bắc hiện có gần 5.000ha đất canh tác nông nghiệp. Các loại cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp, cây ăn trái và rau màu.
Mặc dù nằm kế bên sông La Ngà, nhưng xã Xuân Bắc vẫn chưa có nguồn nước thủy lợi. Nhiều năm nay, nông dân nơi đây vẫn khai thác nguồn nước ngầm để tưới cây.
Đến mùa hạn lại thiếu nước tưới
Theo UBND huyện Xuân Lộc, địa bàn huyện có mật độ sông suối tương đối dày. Tuy nhiên, phần lớn sông suối ngắn và dốc nên khả năng giữ nước kém.
Sông La Ngà có chiều dài khoảng 290km. Đoạn chảy qua huyện Xuân Lộc dài 18 km, với diện tích lưu vực khoảng 262km2.
Các nhánh suối của sông La Ngà trên địa bàn huyện gồm có: suối Gia Huynh, Suối Cao, Suối Rết, Suối Gia Ray. Tuy nhiên, chỉ có suối Gia Huynh, suối Rết là có nước quanh năm.
Sông La Ngà, đoạn qua địa bàn xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc. Ảnh: GoogleMap
Ngoài ra, các nhánh sông suối thuộc hệ thống sông Dinh có lưu vực hẹp. Mùa khô kéo dài khiến các suối này thường bị kiệt.
Địa bàn huyện Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo mạch nước ngầm. Trên vùng đất đỏ vàng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30m. Còn ở các khu vực khác, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-102m.
Vì thế, việc xây dựng các hồ chứa, kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết. Đây là điều kiện thúc đẩy cho phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp.
Được biết, từ năm 2014, Bộ NNPTNT đã có chủ trương giải quyết nước tưới cho huyện Xuân Lộc.
Theo đó, một trạm bơm sẽ được đầu tư, đưa nước từ sông La Ngà về cung cấp cho 3 xã Xuân Bắc, Xuân Thọ và Xuân Cao.
Tuy nhiên, nhiều năm đã trôi qua, song dự án vẫn chưa được triển khai. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị. Nông dân thì canh cánh nỗi lo khi mùa khô đến.
Một vườn bưởi của nông dân xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) khô héo trong mùa khô hạn. Ảnh: Xuân Lượng
Năm 2022, xã Xuân Bắc đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Giai đoạn 2024-2025, xã Xuân Bắc sẽ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thế nhưng hiện nay, giải pháp nguồn nước thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được giải quyết. Nông dân chưa thể mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ.
Ông Phạm Văn Hòa, cán bộ nông nghiệp xã Xuân Bắc cho biết, vào mùa khô, mực nước ngầm thiếu hụt. Nông dân phải cắt tỉa cành cây, cắt bỏ trái để dưỡng sức cho vườn cây. Thậm chí, một số vườn cây chết khô do thiếu nước.
Thêm 9.373 ca Covid-19 Trong 9.373 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 18/9 có 9.360 ca ở 33 tỉnh thành, giảm 2.146 ca so với hôm qua; 14.903 người khỏi bệnh; 220 ca tử vong. 24 giờ qua, số ca cộng đồng là 4.827 (giảm 1.829 ca), 4.533 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 317 ca)....