Đồng Nai: Người đến từ TPHCM, Bình Dương phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính
Từ 0h ngày 5/7, toàn bộ người đi, về, đến Đồng Nai từ TPHCM và Bình Dương phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày.
Ảnh minh họa
Chiều 29/6, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, đối với tất cả công nhân lao động làm việc tại các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đang thường trú tại TPHCM, Bình Dương và ngược lại đối với công nhân lao động thường trú tại Đồng Nai làm việc tại các công ty, doanh nghiệp tại TPHCM, Bình Dương, UBND tỉnh khuyến khích công nhân lao động sắp xếp thuê nhà trọ hoặc lưu trú tại các cơ sở lưu trú gần nơi làm việc, không đi/về hằng ngày giữa các địa phương đang có dịch.
Các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nếu đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có thể bố trí cho công nhân, người lao động tạm lưu trú tại công ty để phòng dịch.
Video đang HOT
Đồng NaiYêu cầu tất cả công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh thành lập các Tổ an toàn Covid-19 trong doanh nghiệp và ở từng phân xưởng sản xuất; xây dựng kế hoạch và cam kết với địa phương bảo đảm an toàn phòng chống dịch trong công ty, cơ sở sản xuất; yêu cầu người lao động đăng ký cam kết tuân thủ nghiêm việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Đối với những người không sắp xếp ở lại gần nơi làm việc phải đi, về/đến Đồng Nai hằng ngày từ TP.HCM, Bình Dương yêu cầu phải có giấy kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày từ ngày có kết quả xét nghiệm. Thời gian thực hiện từ 0 giờ ngày 5/7/2021 cho đến khi có văn bản mới.
Đối với người và phương tiện vận chuyển từ TP.HCM, Bình Dương đến các tỉnh, thành khác có hành trình đi ngang qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, yêu cầu phải khai báo y tế, hành trình nơi đi/đến và cam kết không được dừng đỗ, ăn uống, tập trung đông người dọc đường tại các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đối với phương tiện vận tải hàng hóa và người đi cùng với phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh, thành thực hiện đúng theo nội dung quy định của Tổng cục đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh Đồng Nai.
UBND tỉnh giao Sở Y tế chỉ đạo bố trí lực lượng xét nghiệm cho công nhân và người dân trên địa bàn tỉnh (đối tượng tự trả phí) để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng dịch.
Yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các công ty, doanh nghiệp và người dân nghiêm túc thực hiện. Các chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định.
TPHCM cần chia nhỏ các điểm tiêm theo giờ
Trước tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại TPHCM còn chậm so với yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, do đây là lần đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm chủng trên quy mô lớn nên chắc chắn chưa thể thuận lợi ngay được.
Hiện, TPHCM đã có những thay đổi trong cách thức thực hiện, quy trình và tổ chức điểm tiêm.
TPHCM phải chia nhỏ các điểm tiêm, tiêm theo giờ, không để tụ tập quá đông người trong một thời điểm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo, TPHCM phải chia nhỏ các điểm tiêm, tiêm theo giờ, không để tụ tập quá đông người trong một thời điểm. Việc tụ tập sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm tại điểm tiêm đó.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương khác khi tổ chức chiến dịch phải chia khung giờ để tiêm, đồng thời phải chia nhỏ điểm tiêm để bảo đảm giãn cách xã hội và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, tránh lây nhiễm dịch bệnh tại khu vực này.
Với sự thay đổi này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long hy vọng trong thời gian ngắn nữa, TPHCM sẽ bảo đảm tốc độ tiêm theo yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhận định, thời gian qua tình hình dịch COVID-19 tại phía Nam, đặc biệt tại các địa phương như TPHCM, Bình Dương và một số tỉnh khác khiến Bộ Y tế rất lo ngại.
Đối với TPHCM, có thể tiếp tục xuất hiện những ca lây nhiễm tại cộng đồng nhưng không phát hiện được nguồn lây vì dịch đã đi qua một số chu kỳ lây nhiễm nên việc việc tìm ra nguồn lây rất khó khăn.
Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm vào các khu công nghiệp rất lớn. TPHCM và Bình Dương có mật độ công nhân lao động lớn, trong khi điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt tại nơi lưu trú rất chật hẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm COVID-19 tại khu vực này. Vì vậy, Bộ Y tế đã đặt trọng tâm trong phòng chống dịch tại khu vực này, nhất là ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận có khu công nghiệp, tăng cường tất cả các biện pháp phòng, chống dịch tại khu công nghiệp.
"Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã ban hành những hướng dẫn chi tiết về phòng chống lây nhiễm tại khu vực này. Các địa phương phải áp dụng theo hướng dẫn này ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đồng thời, các địa phương phải triển khai quyết liệt hơn các biện pháp về xét nghiệm và phải xét nghiệm trên từng quy mô phù hợp. Bộ Y tế đã có hướng dẫn khu vực nào cần xét nghiệm toàn dân, khu vực nào chỉ xét nghiệm những đối tượng nguy cơ... Đây là mấu chốt quan trọng để kiểm soát dịch nhanh hay chậm.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý, TPHCM và các địa phương phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, tình trạng giao lưu đi lại giữa các khu vực. Điều đó sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Riêng TPHCM cần phải tăng cường tầm soát tất cả những người đến các cơ sở y tế.
Từ 0h ngày 5-7, ngưòi từ TP.HCM, Bình Dương qua Đồng Nai phải có xét nghiệm âm tính Từ 0h ngày 5-7, toàn bộ người đi, về, đến Đồng Nai từ TP.HCM và Bình Dương phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày. Từ 0h ngày 5-7, ngưòi từ TP.HCM, Bình Dương qua Đồng Nai phải có xét nghiêm âm tính - Ảnh: A LỘC Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng tình hình dịch...