Đồng Nai miễn, giảm gần 12.000 tỷ đồng lãi vay
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai, để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đến cuối tháng 6 này, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Đồng Nai đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay cho khoảng 27.000 doanh nghiệp, hộ kinh tế gia đình với tổng giá trị nợ lũy kế là gần 12.000 tỷ đồng.
Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục cần thiết để khẩn trương giải ngân vốn vay. Ảnh tư liệu: Nguyễn Văn Việt/TTXVN
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng triển khai cho vay mới với lãi suất thấp hơn trước dịch với doanh số lũy kế đạt khoảng 318.000 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng thương mại còn hỗ trợ khó khăn cho khách hàng thông qua các gói sản phẩm cho vay với lãi suất ưu đãi theo đối tượng khách hàng, chủ động cân đối nguồn vốn để giảm lãi, phí cho người vay.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai đánh giá, do dịch COVID-19, từ giữa năm 2020 đến năm 2021, hàng loạt doanh nghiệp ở Đồng Nai phải tạm ngưng sản xuất, đứng trước nguy cơ phá sản, không có khả năng trả các khoản vay. Trước tình hình này, các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã kịp thời triển khai việc miễn, giảm lãi vay, cho vay với lãi suất thấp, điều này giúp doanh nghiệp, hộ gia đình ổn định, duy trì sản xuất, từ đó tiếp tục phát triển, có cơ hội trả nợ ngân hàng.
Sự hỗ trợ về vốn giúp kinh tế Đồng Nai phát triển, tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022. Hiện các tổ chức tín dụng trong tỉnh vẫn đang theo dõi sát diễn biến tình hình, triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu thiệt hại do tác động của dịch COVID-19, thực hiện nhiệm vụ phục hồi kinh tế, ổn định xã hội.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, bên cạnh thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, những tháng đầu năm 2022, các tổ chức tín dụng ở Đồng Nai cũng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường cho vay đối với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Hiện dư nợ cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn đến cuối tháng 6/2022 đạt 89.500 tỷ đồng, cho vay xuất nhập khẩu đạt hơn 42.000 tỷ đồng, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt gần 62.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay các lĩnh vực này tăng từ 4 – 13% so với cuối năm 2021.
Video đang HOT
Vì sao chung cư nhà ở xã hội ở Khu dân cư Bình Đa, Đồng Nai ách tắc ?
Sau hơn 2 năm triển khai, dự án Khu dân cư Bình Đa bị tạm dừng để làm thủ tục chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Hiện quy hoạch chi tiết 1/500 nhà ở xã hội đã có, tuy nhiên đang chờ phê duyệt.
Chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội
Dự án Khu dân cư Bình Đa có diện tích gần 2,3 ha, được xem là khu "đất vàng" tại mặt tiền đường Vũ Hồng Phô (P.Bình Đa, TP.Biên Hòa) được UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi từ Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico), sau đó giao cho Công ty cổ phần phát triển nhà Bình Đa (Bidaco) thực hiện dự án (quyết định 3802 ngày 14.11.2016).
Hai khu nhà với 39 căn đã xây dựng tại Khu dân dư Bình Đa. Ảnh LÊ LÂM
Trước đó, ngày 29.6.2016, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Bình Đa với số lượng 235 căn nhà, tổng diện tích sàn khoảng 44.762 m 2 gồm căn hộ chung cư 144 căn, nhà liền kế 77 căn, biệt thự 14 căn. Tổng mức đầu tư khoảng 403 tỉ đồng, thời hạn thực hiện là 5 năm. Đến 10.2017, UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định điều chỉnh tăng từ 235 căn lên 325 căn nhà với tổng diện tích xây dựng hơn 54.000 m 2. Vốn đầu tư hơn 717 tỉ đồng.
Trước khi UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định giao đất, ngày 4.11.2016, Sở TN-MT Đồng Nai có tờ trình đề xuất quyết định trên. Đáng chú ý, trong tờ trình này Sở TN-MT cho rằng theo luật Đất đai 2013 thì khu đất trên phải thực hiện giao đất theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp xây dựng nhà tái định cư, nhà ở xã hội và nhà công vụ. Tuy nhiên, Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai viện dẫn nhiều lý do, nhiều điều luật rồi kết luận "Trường hợp Bidaco sử dụng đất để xây dựng khu thương mại và nhà ở cao tầng theo quy hoạch là đúng quy trình".
Thế nhưng ngày 10.12.2019, UBND tỉnh Đồng Nai lại ra quyết định dừng dự án để thực hiện các thủ tục đảm bảo cho việc chuyển đổi mục tiêu từ "nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội theo đúng quy định pháp luật". Tại thời điểm tạm dừng, dự án Khu dân cư Bình Đa đã xây dựng gần như hoàn thiện 2 dãy nhà phố (39 căn).
Cũng tại thời điểm này, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra dấu hiệu sai phạm. Đến tháng 9.2020, Thanh tra tỉnh Đồng Nai có quyết định thanh tra toàn diện đối với dự án này.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Thắng, Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai cho biết vẫn hiện vẫn chưa có kết luận thanh tra.
Lý do chưa phê duyệt
Sau khi dự án bị tạm dừng, cuối năm 2019, Sở Xây dựng Đồng Nai chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, UBND TP.Biên Hòa và Bidaco bàn hướng giải quyết. Theo đó, thống nhất chuyển đổi toàn bộ dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Tháng 3.2020, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản chấp thuận đề xuất này.
Đến nay dự án đã bị tạm dừng được 2 năm. Ảnh LÊ LÂM
Từ cơ sở trên, Sở Xây dựng cùng UBND TP.Biên Hòa, chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu nhà ở xã hội tại dự án trên.
Theo đó, dự án gồm 3 chung cư nhà ở xã hội với quy mô 13 tầng cùng 1 tầng hầm (dự kiến 616 căn) và nhà phố liền kề (39 căn đã xây dựng). "Khu dân cư được quy hoạch theo tiêu chuẩn độ thị loại 1, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân và các gia đình có thu nhập thấp tại khu vực", đồ án quy hoạch nêu.
Tháng 12.2020, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai Lê Mạnh Dũng trình đồ án quy hoạch này lên UBND tỉnh phê duyệt, trong đó Bidaco được chọn làm chủ đầu tư, nhưng đến nay UBND tỉnh vẫn chưa phê duyệt.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Bidaco cho biết việc dự án bị tạm ngừng rồi chậm phê duyệt đồ án quy hoạch chuyển qua nhà ở xã hội đã gây nhiều tổn thất cho công ty.
"Chúng tôi tuân thủ đúng pháp luật, từ xin chấp thuận địa điểm, chủ trương đầu tư, xin giao đất, giấy phép xây dựng từ khi thực hiện dự án thương mại cũng như khi được chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Việc chậm phê duyệt Quyết định đồ án quy hoạch chi tiết dự án nhà ở xã hội gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho công ty", ông Chương nói.
Cũng theo ông Chương, số tiền mà công ty bỏ ra để đầu tư xây dựng 2 block nhà với 39 căn đã gần hoàn thiện, cùng với các chi phí kèm theo đã hơn 100 tỉ đồng.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, lý do UBND tỉnh Đồng Nai chưa phê duyệt vì có ý kiến của Ủy viên UBND tỉnh Đồng Nai, cho rằng cần đợi có kết luận thanh tra, và "Đây là dự án Khu dân cư nhà ở xã hội được xây dựng mới nên phải chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật".
Giá tiêu hôm nay 21/12, ổn định, 'ông lớn hồ tiêu' tiết lộ bí kíp vượt bão Covid-19 Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 79.500 - 82.000 đ/kg. Giá tiêu hôm nay 21/12, ổn định, cao nhất 82.000 đ/kg. (Nguồn: Shuterstock) Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 79.500 - 82.000 đ/kg. Cụ thể, giá tiêu...