Đồng Nai: Loài cá có cái mỏ nhọn như cái kim nhưng có cái tên lạ là đặc sản OCOP
Loài cá có cái mỏ nhọn như cái kim, có cái tên lạ-cá kìm được người dân đánh bắt nhiều trên hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai) trở thành đặc sản OCOP của tỉnh này.
Đồng Nai là một địa phương có nhiều thế mạnh về đặc sản như cây ăn trái, thực phẩm, và nhiều loại nông sản khác. Tuy nhiên để khai thác được thế mạnh riêng cũng như đặc điểm nổi bật thì đó là một bài toán khó, cần khá nhiều thời gian.
Hiện nay mặc dù Đồng Nai cũng đã có nhiều động thái, triển khai hình thành những khu vực, vùng đặc sản,… tạo điểm nhấn cho đặc sản địa phương nhưng để có được cái kết cao nhất vẫn là một bài toán khó.
Cá kìm – đặc sản hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai.
Trước mắt, tỉnh Đồng Nai liên tục thực hiện các chuơng trình đánh giá sản phẩm OCOP với đa dạng về chủng loại và mang đặc trưng riêng của từng vùng.
Hiện nay đặc sản tại Đồng Nai khá nổi tiếng như khô cá kìm, gà thảo mộc, trứng gà thảo mộc của huyện Định Quán; chuối chiên giòn, chuối sấy dẻo của huyện Thống Nhất; sản phẩm sầu riêng và chôm chôm của huyện Xuân Lộc,…
Nhiều hộ nông dân nói rằng, thời gian qua cán bộ địa phương khá quan tâm đến cuộc sống, việc làm của bà con nông dân. Đồng thời liên tục có những đóng góp, định hướng phát triển.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, tổ trưởng tổ hợp tác khô cá kìm sông nước Phú Cường nói rằng: Địa phương có lợi thế nằm giáp lòng hồ Trị An, với nghề đánh bắt và chế biến thủy sản rất phát triển. Trong đó, nghề làm khô cá kìm, khô cá lóc… là nghề truyền thống của địa phương; đặc biệt khô cá kìm là đặc sản độc đáo của hồ Trị An vì độ thơm ngon và có nguồn cung đều đặn quanh năm.
Khi đặc sản này được chọn làm sản phẩm OCOP của Định Quán năm 2020, các hộ chế biến đã vào tổ hợp tác, bước đầu có 15 thành viên tham gia chuỗi liên kết để có sản lượng lớn, đăng ký nhãn hàng chung cho khô cá kìm của cả vùng để loại đặc sản bản địa này vươn xa hơn.
Video đang HOT
Ông Hoàng cũng mong muốn người dân mọi nơi sẽ có cơ hội thưởng thức cá ngon của vùng hồ Trị An. Cũng theo ông Hoàng, chương trình sản phẩm OCOP diễn ra giúp cho người dân có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng, bay cao bay xa hơn, được tiếp cận với nhiều người hơn.
Người dân cố gắng đưa đặc sản địa phương đi xa hơn
“Ngày trước cá kìm rẻ lắm, chủ yếu làm thức ăn cho vật nuôi, nhưng từ khi khô cá kìm trở thành đặc sản của lòng hồ Trị An thì giá cả cũng tăng theo. Hơn nữa, ít người đánh bắt, biết làm khô cá kìm bán rất chạy.
Nếu đến hồ Trị An mà chưa thưởng thức món ăn làm từ khô kìm là một thiếu sót đáng tiếc cho chuyến đi của du khách. Đặc biệt cá kìm ở hồ Trị An con nào cũng béo tròn, to bằng ngón tay người lớn”, ngư dân Nguyễn Văn Út đánh bắt cá tại lòng hồ Trị An chia sẻ.
Bà Hoàng Thị Kim Anh, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp An Hòa Hưng (phường An Hòa, TP.Biên Hòa) cho biết: Chương trình OCOP của Đồng Nai, khi triển khai đã phát huy tốt tinh thần OCOP – là tinh thần cộng đồng, khuyến khích, quảng bá cho những sản phẩm, đặc sản địa phương.
Chính vì vậy dù hợp tác xã có nhiều dòng sản phẩm nhưng chỉ chọn sản phẩm đặc trưng, đươc thi trương ưa chuông là Cao An xoa để làm sản phẩm OCOP. Từ khi đăng ký làm sản phẩm OCOP, đơn vị được tỉnh hỗ trợ tham gia nhiều chương trình kết nối, quảng bá cho sản phẩm. Đến đâu, người tiêu dùng đều biết đây là sản phẩm độc đáo của riêng Đồng Nai.
Thương hiệu gà thảo mộc Cao Ten của Đồng Nai đang được người tiêu dùng săn đón
Phó chủ tịch UBND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, ông Ngô Tấn Tài cho hay: Thế mạnh sản phẩm OCOP của địa phương là các loại đặc sản, nông sản chế biến. Cụ thể năm 2019, huyện có 6 sản phẩm OCOP đều là sản phẩm chế biến như: bột ca cao nguyên chất, rượu vang ca cao, mít sấy, chuối sấy, khoai lang sấy, khoai tây sấy.
Trong đợt 1-2020, huyện có 7 sản phẩm OCOP chủ yếu cũng tập trung cho dòng sản phẩm chế biến như: xoài sấy dẻo, chuối sấy dẻo, khô cá kìm, sô cô la đắng.
Các loại đặc sản này được sản xuất từ những nông sản chủ lực của địa phương. Trong đó, có nhiều sản phẩm chế biến sâu không chỉ tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa mà còn xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vay vốn của Hội, tự quyết nơi mua con giống, thức ăn
Nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Đồng Nai những năm qua đã tiếp sức cho 1.828 hộ dân thực hiện 187 dự án phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
Ứng dụng cơ giới hóa trồng rau an toàn
Hội ND TP.Biên Hoà là 1 trong những đơn vị Hội cơ sở quản lý tốt hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ HTND. Từ đầu năm 2019 đến nay, Hội ND TP.Biên Hòa đã thực hiện 5 đợt giải ngân nguồn vốn Quỹ HTND với tổng số tiền trên 2,5 tỷ đồng cho các dự án của các phường Hiệp Hòa, Trảng Dài, Tân Phong, Tân Hạnh...
Đối tượng được vay có thể là các hộ gia đình hoặc vay theo các dự án do Hội ND các địa phương làm đại diện cho các hộ dân. Bình quân, mỗi hộ dân được vay từ 20 - 50 triệu đồng, thời gian tham gia thực hiện dự án là 18 tháng với mức phí vay 0,55%/tháng, thời điểm thu phí 3 tháng/lần.
Nông dân xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, Đồng Nai đầu tư trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Hoàng Hải
Ông Nguyễn Trường Sơn (ở phường Trảng Dài) là 1 trong hàng trăm hộ nông dân trên địa bàn TP.Biên Hòa vay vốn Quỹ HTND. Ông Sơn cho biết: Lần đầu tiên được vay vốn từ Quỹ HTND, ông cảm thấy hài lòng vì vốn được giải ngân nhanh chóng. Với số tiền 20 triệu đồng được vay, ông Sơn lập tức đổi chiếc máy cày nhỏ sang đời mới hơn để phục vụ cho việc trồng rau.
Ông dự định năm nay sẽ thay lưới cho nhà trồng rau an toàn rộng 2 sào đất, hiện đang canh tác các loại rau của gia đình. Bên cạnh đó, tiền bán rau sẽ được ông Sơn sẽ trích lại để dành mỗi ngày, sau 18 tháng, khi tới kỳ ông Sơn sẽ thực hiện trả vốn theo đúng quy định.
Còn tại phường Hiệp Hoà, Hội ND TP. Biên Hòa đầu tư 500 triệu đồng Quỹ HTND để hỗ trợ hội viên thực hiện dự án nuôi cá chép giống. Ông Châu Văn Hiệp - Chủ tịch Hội ND phường Hiệp Hòa chia sẻ: Trước đây do không có vốn ban đầu nên nông dân nơi đây phải lấy con giống và thức ăn nuôi cá từ một đầu mối, do đó lợi nhuận của nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào người cung cấp và thu mua sản phẩm.
Được vay vốn từ Quỹ HTND, người dân đã tự quyết định nơi mua con giống và thức ăn cho cá theo ý mình, nên qua vài vụ thu hoạch lợi nhuận đã cao hơn.
Quản lý vốn vay hiệu quả
Được vay vốn từ Quỹ HTND, nông dân đã tự quyết định nơi mua con giống và thức ăn cho cá theo ý mình, nên qua vài vụ thu hoạch lợi nhuận đã cao hơn".
Ông Châu Văn Hiệp - Chủ tịch Hội ND phường Hiệp Hòa, TP.Biên HÒA
Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của nguồn vốn vay Quỹ HTND, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Đồng Nai đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội tổ chức triển khai thực hiện tốt chỉ tiêu được giao về xây dựng, phát triển và quản lý nguồn vốn Quỹ HTND.
Song song với việc kiện toàn, hoàn thiện tổ chức Quỹ HTND các cấp theo hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ tỉnh Hội cũng quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, các cấp Hội tích cực tham mưu với UBND tỉnh và huyện để cấp bổ sung vốn từ nguồn ngân sách sang.
Tính đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách đã cấp cho Quỹ HTND đạt trên 32 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh cấp 25 tỷ đồng, ngân sách huyện cấp trên 5 tỷ đồng. Đồng thời, thành lập Ban vận động xây dựng Quỹ HTND ở tất cả các cấp. Đến nay, có 157/157 Hội ND cấp xã tổ chức vận động Quỹ HTND, số tiền chuyển lên cho Quỹ HTND huyện quản lý là 11,7 tỷ đồng.
Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh Đồng Nai hiện trên 47 tỷ đồng. Nguồn vốn Quỹ HTND được Hội ND tỉnh triển khai cho vay tại 187 dự án với 1.828 hộ vay. Trong đó, có 111 dự án trồng trọt (chiếm 59%), 61 dự án chăn nuôi (chiếm 33%), 9 dự án thủy sản (chiếm 5%) và 6 dự án khác (chiếm 3%).
Để quản lý nguồn vốn hiệu quả, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động quỹ và chương trình phối hợp với các ngân hàng tại các xã. Bên cạnh đó, Hội còn tập trung tuyên truyền về các mô hình, gương điển hình làm ăn có hiệu quả từ nguồn vốn Quỹ HTND trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử... Qua đó, nhận được sự đóng góp và ủng hộ mạnh mẽ của các ngành, các cấp, các Mạnh Thường Quân và nhất là cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn.
Thủ tướng chỉ đạo giải quyết 3 vấn đề về giải ngân vốn đầu tư công Sáng 16-7 đã diễn ra Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương về đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020. Toàn cảnh hội nghị. Chủ trì đầu cầu Chính phủ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng lãnh đạo các bộ, ngành. Tại đầu cầu Hà Nội, dự...