Đồng Nai lên kế hoạch mua hơn 500 xe buýt ’sạch’
Dự kiến kinh phí đầu tư 555 xe buýt chạy bằng khí thiên nhiên nén (CNG) là hơn 600 tỷ đồng, được vay vốn từ nguồn ODA.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa giao Sở Giao thông vận tải và một công ty cổ phần vận tải lên kế hoạch mua 555 xe buýt chạy bằng khí CNG thay cho các xe đang chạy bằng dầu diesel để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dự kiến kinh phí đầu tư là hơn 600 tỷ đồng, được vay vốn từ nguồn ODA.
Xe buýt chạy bằng khí CNG tại TP HCM. Ảnh: Hữu Công
Theo chủ đầu tư dự án, giai đoạn một từ nay đến năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng 162 xe (loại 60 chỗ và 80 chỗ), thay thế các tuyến xe đưa rước công nhân và tuyến xe hoạt động của công ty.
Video đang HOT
Giai đoạn hai (2020-2030) sẽ đưa vào sử dụng 393 xe nhằm triển khai sử dụng toàn mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Hiện, TP HCM đã đưa vào sử dụng loại xe buýt chạy bằng loại khí thiên nhiên. Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, xe chạy bằng khí CNG có nhiều ưu điểm như: động cơ vận hành êm, các khí thải độc hại giảm 53-63%, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính giảm 20%, không có bụi và khói đen, nhiên liệu được đốt cháy triệt để và đặc biệt là tiết kiệm 30-40% nhiên liệu.
Hoàng Trường
Theo VNE
Hạn chế quy hoạch dự án quanh sân bay Long Thành
Chính quyền tỉnh Đồng Nai chỉ đạo không được quy hoạch dự án, khu dân cư mới giáp với sân bay Long Thành để sau này khi cần, cảng hàng không có thể mở rộng.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa chỉ đạo Sở Xây dựng và UBND huyện Long Thành cần quan tâm việc quy hoạch quanh sân bay quốc tế Long Thành. Trong đó phải chú ý khu vực máy bay lên xuống, hạn chế cấp phép đầu tư khu dân cư, chỉ phát triển nông nghiệp, dịch vụ thấp tầng. Không quy hoạch dự án, khu dân cư mới giáp với sân bay để sau này nếu muốn mở rộng thì có đất thực hiện.
Bản đồ quy hoạch không gian xung quanh sân bay Long Thành.
Với những dự án đã cấp phép quanh khu vực này vẫn được thực hiện nhưng phải có giới hạn thời gian và quy mô, cần quản lý chặt chẽ không để xảy ra chuyện "đầu cơ", phân lô bán nền.
Theo Sở Xây dựng, khu vực phụ cận xung quanh sân bay Long Thành rộng khoảng 21.000 hecta, bao gồm: khu dân cư, dịch vụ phía Bắc; khu dân cư hiện hữu hai bên, sản xuất nông nghiệp; khu dân cư phía Nam gắn với dịch vụ logistic; khu xung quanh hồ Cầu Mới gắn với du lịch sinh thái.
Ngoài quy hoạch dự án, ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu quan tâm cả mạng lưới giao thông, hệ thống điện, nước. "Cần chú trọng giao thông kết nối sân bay với đường cao tốc để hạn chế việc ùn tắc quốc lộ 51 trong tương lai", ông Thái nói.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng trên diện tích 5.000 hecta, là cảng hàng không đạt cấp 4F. Long Thành có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn vào năm 2050. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2018.
Hoàng Trường
Theo VNE
Biên Hòa loay hoay với dự án chống ngập 8.400 tỷ đồng Dù đã phê duyệt từ nhiều năm nhưng dự án chống ngập ở Đồng Nai vẫn chưa thể tiến hành do phía tỉnh và JICA Nhật Bản có nhiều điểm chưa thống nhất. Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Trần Văn Vĩnh hôm 6/10 chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp thành phố Biên Hòa gấp rút hoàn thiện, điều chỉnh hồ...