Đồng Nai lại “vỡ” trận vì đầu lợn tăng chóng mặt do giá lợn tăng
Hiện giá bán lợn đang tạm ổn định ở mức cao nhưng tổng đàn ở Đồng Nai cũng tăng lên gần 2,5 triệu con. Nếu không có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ổn định, nghề chăn nuôi vẫn chưa hết nỗi lo thừa nguồn cung.
Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai chia sẻ như thế tại Hội thảo kết nỗi chuỗi sản phẩm thịt lợn VietGahp trên địa bàn tỉnh, sáng ngày 28.9.
Tổng đàn lợn Đồng Nai vẫn tăng cao. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo ông Vinh, ngành chăn nuôi trong tỉnh đã thể hiện nỗ lực lớn từ sự phối hợp của sở ngành, địa phương tới bà con nông dân. Tình hình chăn nuôi vẫn phát triển với tổng đàn lợn lớn nhất nước; tổng đàn gà chỉ đứng thứ 2 sau Hà Nội.
Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường được đảm bảo tốt hơn. Qua kiểm tra hàng ngàn mẫu vẫn không phát hiện chất cấm trong chăn nuôi. Điều này thể hiện sự chuyển biến mạnh trong nhận thức, người chăn nuôi đã quan tâm nhiều hơn đến an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Tuy nhiên, nỗi lo với người chăn nuôi lợn thực tế vẫn chưa hết. Đợt khủng hoảng thừa năm 2017, tổng đàn lợn Đồng Nai khoảng 2 triệu con; đàn lợn nái khoảng 290.000 con.
Sau khủng hoảng giá, tổng đàn của cả hiện đã gần 2,5 triệu con; đàn nái khoảng 324.000 con. Tính toán mặt an ninh tiêu thụ kể cả trong, ngoài tỉnh và xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, rõ ràng tổng đàn hiện đang có mức thừa lớn.
Ông Huỳnh Thành Vinh đánh giá ngành chăn nuôi vẫn chưa hết khó khăn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Video đang HOT
“Các địa phương khác có giảm đàn nhưng Đồng Nai không giảm. Cùng với với lo ngại dịch tả lợn châu Phi đang đe dọa, nếu không có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ tốt, nghề chăn nuôi vẫn chưa hết nỗi lo thừa nguồn cung”, ông Vinh nhận định.
Đại diện Sở NN&PTNT đánh giá, chương trình chăn nuôi lợn VietGahp theo dự ánh cạnh tranh Lifsap mà tỉnh thực hiện thời gian qua cần phải tiếp tục phát huy để duy trì lợi thế cho người chăn nuôi nhỏ, nông hộ.
Theo Ban quản lý dự án Lifsap tỉnh, đến nay Đồng Nai đã thiết lập được 3 vùng Gahp (huyện Thống Nhất, Xuân Lộc và thị xã Long Khánh) với 67 THT, 863 hộ áp dụng. Số THT được chứng nhận VietGahp đến nay là 47 trên tổng số 67 tổ.
Chăn nuôi lợn VietGahp là hướng đi mà tỉnh Đồng Nai lựa chọn ổn định nghề chăn nuôi nông hộ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Giám đốc Ban quản lý dự án, chương trình đã góp phần tích cực tác động nâng cao nhận thức, kỹ năng chăn nuôi. Việc thực hiện mô hình VietGahp còn giúp người chăn nuôi nhỏ biết phân tích hiệu quả thu nhập thực tế trong chăn nuôi.
Tạo mối liên kết cung cấp các sản phẩm thịt đảm bảo ATVSTP từ trang trại đến bàn ăn. Các sản phẩm VietGAHP được kết nối trong chuỗi cung cấp ổn định cho các chợ, siêu thị. Giá công ty thường thu mua ổn định theo công bố của công ty chăn nuôi C.P chứ không thấp hơn để đảm bảo cạnh tranh cho người nuôi lợn sạch.
Do sản lượng tiêu thụ của các chuỗi còn ít nên vẫn chưa tiêu thụ hết sản phẩm của bà con chăn nuôi. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình đem lại hiệu quả đáng mừng, nhiều hộ trong THT vẫn duy trì được nghề chăn nuôi trong khi nhiều hộ, trại khác phải phá sản.
Lễ ký kết tiêu thụ sản phẩm lợn VietGahp trên địa bàn tỉnh Đông Nai. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Việc tham gia được vào các chuỗi kết nối đã khẳng định phần nào giá trị, chất lượng của sản phẩm VietGahp so với sản phẩm thông thường. Người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm sạch và ATVSTP cho gia đình”, bà Hoài nhấn mạnh
Theo dự kiến, dự án Lifsap sẽ kết thúc vào giữa năm 2019. Ông Huỳnh Thành Vinh đề nghị, dù dự án còn hay không còn, các sở ngành và người chăn nuôi trong tỉnh vẫn tiếp tục cố gắng duy trì chương trình VietGahp để cung cấp sản phẩm an toàn cho xã hội.
Theo Danviet
Cán bộ huyện bị tố cáo 'vòi' doanh nghiệp 100 triệu cho dự án thầu
Giám đốc Ban quản lý dự án cấp huyện ở Thanh Hóa thừa nhận gọi điện cho doanh nghiệp trao đổi về tiền bạc nhưng không nhận tiền.
Ngày 1/8, ông Hoàng Chí Minh, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Mạnh Phú (xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa), cho biết vừa gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo ông Lê Văn Tuyên, Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Hà Trung, đòi và nhận 100 triệu đồng để ưu ái cho trúng thầu dự án.
Theo ông Minh, tháng 5 vừa qua, ông nhận được thông tin về dự án xây dựng Hội trường nhà văn hóa xã Hà Thái (huyện Hà Trung) và làm thủ tục dự thầu.
Trụ sở Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Hà Trung, nơi ông Tuyên bị tố cáo nhận tiền của doanh nghiệp.
Ngày 1/6, ông Lê Văn Tuyên, Giám đốc Ban quản lý dự án Hà Trung, gọi điện thông báo cho ông Minh về dự án và đề nghị ông Minh đưa 100 triệu đồng, đổi lại sẽ để cho Công ty Mạnh Phú trúng thầu. Những ngày sau đó, ông Tuyên liên tiếp gọi điện giục ông Minh đưa tiền.
Sáng 4/6, ông Minh cho nhân viên mang 100 triệu đồng đến đưa trực tiếp cho ông Tuyên tại trụ sở làm việc.
"Hành vi của ông Tuyên rõ ràng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", ông Minh nói và cho hay đã gửi đơn tố cáo tới tỉnh uỷ Thanh Hoá, Công an tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan liên quan.
"Công an tỉnh Thanh Hóa đã làm việc với tôi theo nội dung đơn. Tôi cũng cung cấp toàn bộ tài liệu chứng minh việc ông Tuyên vòi tiền", ông Minh nói.
Theo ông Minh, từ hôm gửi đơn, trước trụ sở công ty thường xuyên xuất hiện nhiều người lạ và có các số điện thoại lạ gọi điện đe dọa ông. Công ty của ông đã tham gia đấu thầu dự án Hội trường nhà văn hóa xã Hà Thái nhưng đang chờ thẩm định, chưa có kết quả.
Trả lời báo chí, ông Lê Văn Tuyên phủ nhận việc nhận 100 triệu đồng của ông Minh, cho rằng nội dung tố cáo là sai sự thật.
"Công an tỉnh đã mời tôi lên làm việc ba lần và cho nghe các file ghi âm đối chất nhưng giọng nói không phải của tôi", ông Tuyên khẳng định.
Ông này thừa nhận có gọi điện cho lãnh đạo doanh nghiệp Mạnh Phú trao đổi vấn đề tiền bạc.
"Do mới thành lập, đang khó khăn nên Ban cũng có đề nghị một số doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ xe cộ, ăn cơm dọc đường khi đi kêu gọi các dự án", ông Tuyên nói, cho biết thêm Công ty Mạnh Phú của ông Minh có năng lực nhất trên địa bàn nên "có đặt vấn đề".
Đại tá Khương Duy Oanh, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, thông tin cơ quan này đã nhận được đơn tố cáo của ông Hoàng Chí Minh và đang xác minh theo quy định.
Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng chỉ đạo Ban Nội chính và các ngành liên quan làm rõ vụ việc. Ông Lê Văn Tuyên là huyện ủy viên, trước khi chuyển về làm Giám đốc Ban quản lý dự án Hà Trung. Ông này từng là Phó chánh văn phòng Huyện ủy Hà Trung, Bí thư Đảng ủy xã Hà Giang.
Lam Sơn
Theo Ngoisao
Đã có người nhập viện vì ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh, chuyên gia cảnh báo thói quen ăn uống này vô cùng đáng sợ Nhiều người cho rằng thịt lợn sạch cứ để trong tủ lạnh ở bên làm đông là có thể ăn dần, kéo dài từ ngày này sang tháng khác. Tuy nhiên, thói quen ăn uống này đang giết chết sức khỏe mà bạn không hay biết. Ham thịt lợn sạch, nhiều người tích thịt để đông lạnh ăn dần từ ngày này sang...