Đồng Nai hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu phòng, chống dịch COVID-19
Sáng 23/10, Đoàn công tác của UBND tỉnh Đồng Nai do ông Cao Tiến Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đến thăm, tặng quà hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai trao tặng tỉnh Bạc Liêu 2 tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thông tin, ngay sau phát sinh ca lây nhiễm cộng đồng vào ngày 28/5/2021, tỉnh Bạc Liêu đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như kích hoạt các tổ phản ứng nhanh khoanh vùng, truy vết, dập dịch theo kế hoạch; thành lập các chốt chặn trực 24/24h; quản lý chặt người về từ vùng có dịch và đưa đi cách ly theo quy định.
Cùng với đó, tỉnh thực hiện quản lý người và phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa phương đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời không làm gián đoạn các hoạt động kinh tế- xã hội; tăng cường quản lý khu cách ly tập trung, áp dụng mở rộng dần đối với diện cách ly tại nhà và tại khách sạn đối với F1 và người về từ vùng dịch…
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của UBND tỉnh Đồng Nai đã chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có việc điều trị, xét nghiệm, sàng lọc F0 trong cộng đồng…
Video đang HOT
Ông Cao Tiến Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, công tác giãn cách được xem là quan trọng nhất và nâng cao ý thức để người dân chấp hành nghiêm theo giãn cách; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho tất cả người dân, trong đó ưu tiên tiêm cho vùng đỏ (đối với tỉnh Đồng Nai khi tiêm đạt tỉ lệ khoảng 80% phủ vaccine thì số ca nhiễm bệnh giảm nhanh); đẩy mạnh công tác an sinh xã hội bằng hình thức vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng để yên tâm cách ly và phòng, chống dịch COVID-19.
Thời gian qua, một số địa phương ở tỉnh Đồng Nai cũng đã thí điểm cách ly F1 tại nhà và đạt được kết quả tích cực. Đây là tiền đề để áp dụng cách ly F1 tại nhà trên toàn tỉnh, góp phần giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly…
Được biết, hiện nay tỉnh Bạc Liêu rà soát, bổ sung các phương án, kịch bản chống dịch bệnh; bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nhân lực để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh và xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung các trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất để phòng chống COVID-19; đồng thời, có phương án huy động lực lượng y tế, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện… phục vụ cho công tác giám sát và điều trị người bệnh kịp thời; chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện thích ứng an toàn với COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh đã tiêm ngừa cho hơn 423 nghìn người, trong đó, tiêm 1 mũi được trên 360 nghìn người (chiếm tỷ lệ trên 53% so với tỷ lệ dân số 18 tuổi trở lên) và mũi 2 là hơn 63 nghìn người (chiếm tỷ lệ trên 9% so với dân số trên 18 tuổi trở lên).
Theo ông Phạm Văn Thiều, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu sau khi phát hiện ca đầu tiên trong công đồng đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã ghi nhận 1.184 ca dương tính, đã chữa khỏi xuất viện 465 ca, có 7 ca tử vong. Hiện tỉnh đang cách ly tập trung hơn 9.000 người, trong đó có 1.244 F1 về từ vùng dịch.
Riêng từ ngày 1/10 đến nay đã có hơn 25.700 công dân của tỉnh về từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…Việc công dân trở về với số lượng lớn, tập trung trong thời gian ngắn đã gây áp lực rất lớn cho tỉnh, nhất là cho các lực lượng tuyến đầu và các địa phương. Với sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Công dân về đông nhưng việc quản lý vẫn cơ bản đảm bảo trật tự…
Dịp này, Đoàn công tác của tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ Bạc Liêu 2 tỷ đồng thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án '3 tại chỗ'
Ngày 11/10, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 12419/UBND-KGVX, hướng dẫn việc thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Tại văn bản này, tỉnh cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án "3 tại chỗ".
Khu nghỉ ngơi tạm thời của người lao động trong Công ty TNHH Daikan Việt Nam ở Khu công nghiệp Amata (TP.Biên Hòa) để thực hiện " 3 tại chỗ". Ảnh minh họa: baodongnai.com.vn
Theo đó, các doanh nghiệp đang thực hiện phương án "3 tại chỗ" được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này. Nếu tiếp tục thực hiện "3 tại chỗ", doanh nghiệp được hoán đổi, bổ sung lao động hoặc tổ chức cho người lao động đi, về hàng ngày. Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt "3 tại chỗ" và chuyển sang phương án để người lao động đi về hàng ngày thì doanh nghiệp cần sắp xếp lực lượng lao động phù hợp, đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Tỉnh Đồng Nai yêu cầu, người lao động đang tham gia "3 tại chỗ" trở về địa phương phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời gian 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu.
Tại văn bản này, Đồng Nai cũng quy định điều kiện sử dụng lao động, di chuyển, xét nghiệm. Người lao động được đi làm khi không ở vùng phong tỏa, cách ly y tế và đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19 (sau 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng.
Trong nội tỉnh, người lao động được di chuyển đến nơi làm việc bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện đưa đón tập trung do doanh nghiệp bố trí. Khi di chuyển liên tỉnh, người lao động chỉ được đi, về bằng phương tiện đưa đón tập trung. Doanh nghiệp phải tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho người lao động trước khi vào làm việc, chi phí xét nghiệm do doanh nghiệp chi trả.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp với ngành chức năng xử lý tình huống dịch bệnh phát sinh. Các ngành chức năng của Đồng Nai có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh.
Để duy trì chuỗi sản xuất trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cuối tháng 7/2021, Đồng Nai đề ra quy định chỉ cho phép doanh nghiệp hoạt động nếu thực hiện phương án "3 tại chỗ". Đến nay, gần 1.200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện phương án này với khoảng 160.000 lao động lưu trú tại công ty. Việc thực hiện 3 tại chỗ khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân không đảm bảo.
Đồng Nai đối thoại với các doanh nghiệp FDI Ngày 18/9, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các hiệp hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để ghi nhận, giải quyết những khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp. Qua đối thoại, tỉnh sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi...