Đồng Nai gửi kiến nghị lên Thủ tướng xin cho Vedan được nhập than
UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xem xét chấp thuận cho Vedan Việt Nam được nhập khẩu than trực tiếp để cung cấp cho sản xuất điện nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và tạo việc làm ổn định cho công nhân tại Đồng Nai.
(Ảnh minh hoạ).
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương – Tài chính về kiến nghị nhập khẩu than của công ty TNHH Vedan Việt Nam. UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, qua xem xét, UBND tỉnh thấy rằng Vedan Việt Nam là doanh nghiệp lớn tại Đồng Nai và đã được Tổng cục Hải quan xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.
Do đó, để tạo kiều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xem xét chấp thuận cho Vedan Việt Nam được nhập khẩu than trực tiếp để cung cấp cho sản xuất điện nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và tạo việc làm ổn định cho công nhân tại Đồng Nai.
Theo yêu cầu, các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu than trực tiếp để cung cấp cho sản xuất điện phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Vedan cũng đã có công văn gửi lên Thủ tướng và các Bộ ngành xin nhập khẩu than để vận hành lò hơi đốt than phun 60 MW, công suất 307 tấn hơi/giờ, cung cấp điện năng và hơi nóng phụ vụ toàn bộ hoạt động của công ty trong sản xuất.
Vì công ty đã ký kết với đối tác, theo kế hoạch vào cuối tháng 10/2016, sẽ nhập khẩu 1 chuyến tàu than số lượng 31.500 tấn và sau đó còn có 6 chuyến tàu than đã ký kết hợp đồng cũng sẽ nhập khẩu để kịp chạy nhà máy điện phục vụ sản xuất.
Video đang HOT
Ông Yang Kun Hsiang, Tổng Giám đốc Vedan Việt Nam cho hay, để vận hành nhà máy điện ổn định, công ty này phải sử dụng công nghệ đốt than phun với công nghệ cao. Do đó, đòi hỏi chất lượng than phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của thiết bị, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị và hiệu suất sử dụng.
Trong quá trình đầu tư và sản xuất, hàng tháng công ty này đều nhập than từ nước ngoài để sử dụng, trung bình mỗi tháng, công ty này nhập khoảng 31.500 tấn. Hiện Vedan Việt Nam đã thông qua chi nhánh Vedan tại Đài Loan ký hợp đồng dài hạn với Mitsui Group (Nhật Bản) để mua than đến hết tháng 3/2017.
Tuy nhiên, cuối tháng 9/2016, Vedan đã làm việc với Chi cục Hải quan Long Thành, Đồng Nai và được hướng dẫn muốn nhập khẩu than trực tiếp phải được sự cho phép của Thủ tướng theo quy định. Đồng thời cần ký hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) hoặc Tổng Công ty Đông Bắc.
Trên thực tế ngày 26/8/2014 Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 346/TB-VPCP về kết luận về việc nhập khẩu than theo quy định phải qua hai đầu mối chính. Đây là điều này phù hợp với thông lệ quốc tế vừa bảo đảm các doanh nghiệp đầu mối tìm nguồn cung cấp ổn định, với chất lượng và giá cả phù hợp. Văn bản này có hiệu lực ngay từ thời điểm ban hành. Tuy nhiên, điều này không khả thi với nhiều doanh nghiệp cần nhập than.
Theo lý giải của Vedan, việc thay đổi trên là sự bất ngờ đối với công ty bởi từ năm 2015 công ty này mới bắt đầu sử dụng than để phát điện. Đại diện Vedan Việt Nam giải thích: “Công ty chúng tôi nghĩ rằng Thông báo trên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước mà không ý thức được rằng doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải tuân thủ. Do mới biết đến Thông báo này và do thời gian quá cấp bách, chúng tôi chưa có thời gian tìm hiểu và làm việc với TKV và Công ty Đông Bắc vì liên quan đến nhiều yếu tố như chủng loại than, chất lượng, giá cả và vận chuyển…. do đó xin Thủ tướng xem xét cho nhập khẩu than trực tiếp, thực hiện hết hợp đồng đã ký với đối tác”.
Vedan cho hay, nếu không được nhập khẩu trực tiếp, phải thông qua một trong hai công ty của Việt Nam, công ty sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại. Ngoài ra, còn phải chịu tổn thất vì hủy bỏ hợp đồng, phạt hợp đồng đối với đối tác Nhật và bồi thường cho hãng vận chuyển…
Trước đó, một công ty khác là Công ty Formosa cũng gửi kiến nghị đến Tổng cục Hải quan đề nghị cho tự nhập khẩu than về sử dụng cho nhà máy nhiệt điện tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3 tại Đồng Nai. Lý do được Formosa đưa ra là than trong nước có chất bốc thấp, không phù hợp với thiết bị công nghệ nhà máy phát điện của Formosa tại Đồng Nai. Về quy định nhập qua hai đầu mối trên, Formosa khẳng định, họ đã có nhiều năm kinh nghiệm nhập khẩu, nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và giá cả phù hợp rồi, Formosa không cần thiết phải ký kết với hai doanh nghiệp nói trên.
Đại diện phía Bộ Công Thương thừa nhận, việc nhập khẩu than là tất yếu. Có đến 80% lượng than nhập về là để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện. Số than ngoại này bù cho phần than trong nước không đáp ứng được, chứ không phải để thay thế than sản xuất trong nước.
Theo dự báo, năm 2017, Việt Nam sẽ phải nhập 4 triệu tấn than cho điện và tăng dần qua các năm. Đến năm 2030 dự kiến sẽ nhập 7 triệu tấn than.
Phương Dung
Theo Dantri
Chưa thi công, dự án sân bay Long Thành đã chậm tiến độ 8 tháng
Thừa ủy quyền Thủ tướng báo cáo về tình hình triển khai Nghị quyết của Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa cho biết, đến thời điểm hiện tại, so với kế hoạch ban đầu, tiến độ lập báo cáo nghiên cứu khả thi bị chậm khoảng 8 tháng.
Nguyên nhân được cho biết, do tiến độ dự kiến ban đầu của chủ đầu tư lập có đề xuất áp dụng một số cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai dự án như tuyển chọn phương án kiến trúc Nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành và thực hiện song song việc giải phóng mặt bằng từ năm 2016.
Tuy nhiên, đến nay do đặc thù công trình nhà ga hành khách, dự án vẫn tiến hành thi tuyển kiến trúc theo quy định của pháp luật, việc này dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện khoảng 9 tháng.
Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư chưa được tách thành tiểu dự án riêng. Quy hoạch khu tái định cư và dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư được nghiên cứu đồng thời và sẽ được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được phê duyệt.
Giai đoạn 1 của dự án Cảng HKQT Long Thành chậm nhất phải hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nghĩa, nếu đối chiếu với quy định tại Nghị quyết Quốc hội, giai đoạn 1 của dự án chậm nhất phải hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025, tiến độ triển khai dự án về cơ bản vẫn được đáp ứng.
Dự án Cảng HKQT Long Thành do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, tiêu tốn quỹ đất 5.000 ha, nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (cách Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất 43 km).
Công suất thiết kế của dự án này đạt 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất đến năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT và UBND tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng đã giao UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì xây dựng cơ chế đặc thù về công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư của dự án. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức thẩm định cơ chế đặc thù về thu hồi đất và tái định cư.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh Đồng Nai và chủ đầu tư dự án tập trung nghiên cứu, phấn đấu hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình Quốc hội vào cuối năm 2018. Sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai các bước của dự án theo quy định của pháp luật.
Bích Diệp
Theo Dantri
Bộ Công Thương "thúc" Hải quan cho Formosa được trực tiếp nhập than Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện của Nhà máy Nhiệt điện Formosa, Bộ Công Thương vừa có đề nghị Tổng cục Hải quan sớm hoàn thiện các thủ tục hải quan theo quy định để thông quan đối với mặt hàng than do Formosa nhập khẩu. Đơn đề nghị này vừa được...